Tin thế giới tối Chủ Nhật

BOJ: khủng hoảng ở Ukraine có thể gây tổn hại cho nền kinh tế Nhật Bản do giá nhiên liệu tăng

Một người đàn ông đi ngang qua trụ sở của Ngân hàng Nhật Bản trong bối cảnh COVID-19 bùng phát ở Tokyo, hôm 22/05/2020. (Ảnh: Kim Kyung-Hoon/Reuters)

Một nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương cho biết hôm 02/03, cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể làm tổn hại nền kinh tế Nhật Bản bằng cách đẩy giá cả nhiên liệu và hàng hóa mà các gia đình và công ty phải trả.

Bà Junko Nakagawa, thành viên hội đồng quản trị của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), cho biết lạm phát tiêu dùng của Nhật Bản có thể nhanh chóng đạt đến mục tiêu 2% khó khăn của ngân hàng trung ương một phần do chi phí năng lượng tăng mạnh do cuộc khủng hoảng ở Ukriane gây ra.

Bà Nakagawa cho biết, nhưng chỉ riêng sự gia tăng lạm phát như vậy sẽ không phải là lý do để rút lại các biện pháp kích thích, đồng thời cho biết thêm rằng nền kinh tế Nhật Bản vẫn đang trong giai đoạn phục hồi sau những tổn thương do đại dịch.

Bà nói: “Cần thêm thời gian để đánh giá tác động của chiến tranh Ukraine đối với nền kinh tế Nhật Bản, có thể ảnh hưởng không chỉ thông qua thương mại mà còn do sự biến động của thị trường và chi phí nguyên liệu thô tăng”.

Bà Nakagawa nói trong một cuộc họp, “Trong khi giá năng lượng và thực phẩm có thể tăng, những hành động như vậy có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật Bản nếu chúng làm tổn hại đến lợi nhuận doanh nghiệp và thu nhập hộ gia đình.”

Bà Nakagawa, nhà hoạch định chính sách đầu tiên của BOJ cho biết: “Chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng các diễn biến [ở Ukraine] hơn để xác định liệu chúng có bảo đảm một sự thay đổi lớn trong chính sách tiền tệ hay không .

Trong khi chi phí nguyên vật liệu tăng cao đã đẩy giá bán buôn ở Nhật Bản lên cao, lạm phát tiêu dùng cốt lõi ở mức 0.2% trong tháng Một [đặt] lên chi tiêu gia đình và tăng trưởng tiền lương yếu.

Tuy nhiên, các nhà phân tích kỳ vọng lạm phát tiêu dùng cốt lõi sẽ tăng lên đến mục tiêu 2% của BOJ từ tháng tới, khi lực cản từ việc cắt giảm phí điện thoại di động tiêu tan và chi phí dầu tăng cao sẽ thúc đẩy hóa đơn xăng và điện.

Bà Nakagawa cho biết trong một bài phát biểu trước cuộc họp, “Trong thời điểm hiện tại, áp lực lạm phát sẽ vẫn còn mạnh mẽ, chủ yếu đối với năng lượng, thực phẩm, và hàng công nghiệp,” nói thêm rằng sự tăng trưởng hàng năm của giá tiêu dùng cốt lõi có thể “tăng nhanh tới gần 2%.”

Bà nói: “Ngay cả khi điều đó xảy ra, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng các yếu tố [thúc đẩy giá lên] và liệu các nền tảng kinh tế căn bản của Nhật Bản có đủ mạnh để làm cho mức tăng giá đó bền vững hay không.

Nhận xét này làm tăng cơ hội BOJ sẽ nâng cấp dự báo lạm phát của mình trong một bản đánh giá hàng quý về các dự báo của mình vào tháng Tư. Trong các dự báo hiện tại, họ kỳ vọng lạm phát tiêu dùng cốt lõi sẽ đạt 1.1% trong năm tài chính bắt đầu vào tháng Tư.

Việc Nhật Bản phụ thuộc vào nhiên liệu và nhập cảng lương thực khiến nền kinh tế nước này dễ bị tổn thương do giá hàng hóa cao hơn, gây thêm khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách lo lắng về tác động đối với tăng trưởng từ đại dịch.

Trước tình hình lạm phát thấp và sự phục hồi mong manh của Nhật Bản, Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda đã nhiều lần cho biết ngân hàng không có ý định đi theo bước chân của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ trong việc thắt chặt chính sách.

Do Leika Kihara của Reuters thực hiện
Chánh Tín biên dịch

Tòa Bạch Ốc ra tín hiệu thận trọng trước lệnh cấm dầu của Nga

Nick Ciolino

Tham vụ báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki tổ chức một cuộc họp báo tại Phòng họp báo Brady của Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn, hôm 25/02/2022. (Ảnh: Paul Loeb/AFP/Getty Images)

Tòa Bạch Ốc đang ra dấu hiệu kiềm chế trong việc áp đặt lệnh cấm dầu của Nga như một phần bổ sung vào danh sách các biện pháp trừng phạt nhằm trừng phạt Tổng thống Vladimir Putin vì hành động xâm lược Ukraine.

Một số thành viên Quốc hội thuộc cả 2 bên [đảng phái] đã chỉ trích việc thiết lập các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ với sự miễn trừ khí đốt và dầu mỏ, cho rằng sự miễn trừ này đang giúp tài trợ cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine với hàng tỷ USD từ Âu Châu, Vương quốc Anh, và Hoa Kỳ.

Nhưng vào hôm 03/03, Tham vụ báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki đã cảnh báo về tác động mà lệnh cấm khí đốt của Nga có thể gây ra đối với mức giá vốn đã cao ngất ngưởng mà người Mỹ đang phải trả tại trạm xăng.

Bà Psaki nói: “Mục tiêu và trọng tâm của chúng tôi là bảo đảm rằng bất kỳ bước nào chúng tôi thực hiện đều tối đa hóa tác động đến Tổng thống Putin và giảm thiểu nó đến người dân Mỹ. Và, bất cứ ai đang kêu gọi chấm dứt [sự kiềm chế trong việc áp đặt lệnh cấm dầu của Nga] nên rõ ràng rằng như thế sẽ làm tăng giá [tại các trạm xăng].”

Nga cung cấp 10% nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên và dầu của Hoa Kỳ, và khoảng 40% của Liên minh Âu Châu.

Hôm 03/03, TNS. Joe Manchin (Dân Chủ-West Virginia), chủ tịch của Ủy ban Tài nguyên Thiên nhiên và Năng lượng, đã giới thiệu một dự luật nhằm cấm nhập cảng dầu thô và các sản phẩm dầu lửa của Nga vào Hoa Kỳ.

Cùng ngày, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Dân Chủ-California) đã tham gia danh sách các thành viên quốc hội lên tiếng ủng hộ lệnh cấm dầu của Nga. Sau khi nói với các phóng viên rằng bà ấy không muốn giá xăng tăng cao hơn nữa, bà Pelosi tiếp tục tán thành lệnh cấm dầu của Nga và nói: “Tôi hoàn toàn ủng hộ – hãy cấm. Cấm dầu nhập cảng từ Nga.”

Dân biểu Mike McCaul (Cộng Hòa -Texas) phát biểu tại cuộc họp của Ủy ban Đối ngoại hôm 02/03: “Tổng thống Biden phải ngăn chặn tài trợ dollar cho cỗ máy chiến tranh của ông Putin bằng cách cắt đứt, cấm nhập cảng dầu của Nga vào Hoa Kỳ. Xuất cảng năng lượng là mạch máu cho Kinh tế Nga. Và chúng ta không nên cho phép ông Putin sử dụng mạch máu đó để khiến đổ máu ở Ukraine.”

Giá dầu thô đã tăng vọt trong những ngày gần đây, đạt hơn 110 USD/thùng hôm 02/03 – mức cao nhất ít nhất là kể từ năm 2014. Và giá khí đốt tiếp tục tăng ở Hoa Kỳ với mức trung bình trên toàn quốc là hơn 3.72 USD/gallon hôm thứ Năm.

Ông Manchin, cùng với một số thành viên Đảng Cộng Hòa, đã kêu gọi Hoa Kỳ tăng sản lượng dầu trong nước như một biện pháp ổn định giá khí đốt, mặc dù biện pháp này sẽ trái ngược với nỗ lực của chính phủ của ông Biden nhằm đưa Hoa Kỳ rời khỏi tiêu thụ khí đốt tự nhiên. 

Bà Psaki cho biết: “Theo quan điểm của [Tổng thống Joe Biden], tình huống hiện nay là một lời nhắc nhở chúng ta cần giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Người Âu Châu cần phải làm điều đó. Chúng ta cần phải làm điều đó. Nếu chúng ta đầu tư nhiều hơn vào năng lượng sạch, đầu tư nhiều hơn vào các nguồn năng lượng khác, thì đó chính xác là những gì chúng ta cần để ngăn chặn điều này xảy ra trong tương lai.”

Hôm 01/03, ông Biden đã ủy quyền cho Bộ Năng lượng (DOE) xuất ra 30 triệu thùng dầu từ kho dự trữ dầu mỏ chiến lược của Hoa Kỳ, chiếm một nửa trong tổng số 60 triệu thùng do các quốc gia thành viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) phối hợp cung cấp ra.

Theo thông cáo báo chí của IEA, 60 triệu thùng chiếm 4% trong tổng số 1.5 tỷ thùng dự trữ khẩn cấp do các thành viên IEA nắm giữ, và tương đương với 2 triệu thùng/ngày trong 30 ngày. Hoa Kỳ tiêu thụ trung bình khoảng 20 triệu thùng mỗi ngày.

Ông Nick Ciolino đưa tin về Tòa Bạch Ốc.
Vân Du biên dịch

Related posts