Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine và các lệnh trừng phạt quốc tế theo đó đã gây ra lo sợ về khả năng vỡ nợ của Moscow, điều mà nhà kinh tế William Jackson nói là khó có thể xảy ra.
Ông Jackson, nhà kinh tế trưởng về các thị trường mới nổi tại Capital Economics, từng
cho biết trong một lưu ý rằng, một vụ vỡ nợ của Nga có thể sẽ mang tính “tượng trưng” thôi và không gây ra bất kỳ hậu quả đáng kể nào ở Nga hoặc nơi khác.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã “định giá” phần lớn [rủi ro của] một vụ vỡ nợ tiềm năng của Nga. Các tổ chức cá nhân nước ngoài chỉ nắm giữ khoảng 20 tỷ USD nợ mà chính phủ Nga vay bằng ngoại tệ, quy mô ông Jackson coi là “tương đối nhỏ.”
Ông Jackson đã từng nói: “Ngay cả khi chính phủ Nga ngừng thanh toán tất cả các khoản nợ của họ cho các nhà đầu tư ngoại quốc (trong và ngoài nước), thì con số tổng cộng khoảng 70 tỷ USD này cũng không lớn hơn khoản nợ mà Argentina đã vỡ nợ vào năm 2020 mà không gây ra chấn động trên thị trường toàn cầu (mặc dù trong trường hợp của Argentina, giá trái phiếu đã không giảm nhiều).
Tuy nhiên, nhà kinh tế này thấy trước hai rủi ro. Đầu tiên là khả năng một tổ chức quan trọng đối với hệ thống phải gánh chịu khoản nợ của chính phủ Nga. Nếu tổ chức này bị ảnh hưởng, nó có thể gây ra “sự lây lan rộng hơn về tài chính.”
Thứ hai, một vụ vỡ nợ của chính phủ có thể chỉ là khúc dạo đầu cho các vụ vỡ nợ của công ty. Các khoản nợ ngoại quốc của các doanh nghiệp Nga lớn hơn nợ của chính phủ Nga. Với việc thương mại của Nga bị gián đoạn do các lệnh trừng phạt và nền kinh tế có khả năng rơi vào suy thoái, khả năng các doanh nghiệp vỡ nợ ngày càng tăng.
Trước đó, bà Kristalina Georgieva, giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã tuyên bố rằng việc Nga vỡ nợ không còn có thể được coi là một “sự kiện không thể xảy ra”. Nhưng dù cho lĩnh vực ngân hàng của Nga có liên quan đến nước ngoài với khoản tiền 120 tỷ USD, bà Georgieva không coi mối quan hệ này là “có liên quan một cách có hệ thống.”
Một số chuyên gia lại có quan điểm ngược lại và tin rằng một vụ vỡ nợ của Nga có thể trở nên khá thảm khốc.
Kể từ khi nợ của Nga được xếp hạng đầu tư chỉ vài tuần trước, các chứng khoán này được nắm giữ trong các danh mục đầu tư theo tiêu chuẩn và chứng khoán có thu nhập cố định khác nhau. Do đó, tác động của một vụ vỡ nợ của Nga có thể gây ra những chấn động khắp tới các quỹ tài trợ, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư, và hơn thế nữa, những khoản đầu tư vào chứng khoán này.
Ông Jonathan Prin, một nhà quản lý danh mục đầu tư tại Greylock Capital Associates, cho biết: “Đây sẽ là một vụ vỡ nợ lớn. Tính theo đồng USD, đây sẽ là vụ vỡ nợ ở thị trường mới nổi có tác động lớn nhất kể từ vụ vỡ nợ của Argentina. Về tác động của thị trường rộng lớn hơn, đây có lẽ là vụ vỡ nợ ở thị trường mới nổi được cảm nhận rộng rãi nhất kể từ khi chính nước Nga vào năm 1998.”
Quay trở lại tháng 08/1998, Nga phá giá tiền tệ của mình và vỡ nợ một số khoản nợ bằng đồng rúp, gây kinh ngạc cho thị trường toàn cầu. LTCM, một quỹ đầu cơ nổi tiếng vào thời điểm đó, đã bị ảnh hưởng nặng nề và Fed phải cứu trợ. Đồng USD đã giảm hơn 10% so với đồng yên vào tháng 10 năm đó trong khoảng thời gian hai ngày.
Ông Willem Buiter, một thành viên bên ngoài của Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh vào thời điểm đó, lưu ý rằng mặc dù có những khác biệt giữa tình hình năm 1998 và tình hình hiện tại, nhưng vẫn có thể có tổn thất trong trường hợp Nga vỡ nợ của chính phủ.
Ông nói với Reuters: “Chúng ta luôn có hiệu ứng con bướm. Tin xấu là chúng ta không biết nhiều về mạng lưới các tổ chức tài chính và phi tài chính có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến thị trường tài sản và hàng hóa đang có rất nhiều xáo trộn hiện nay.”
Nga sẽ phải trả khoảng 117 triệu USD tiền lãi cho hai trái phiếu [phát hành] bằng USD hôm 16/03.
Mặc dù Moscow đã tuyên bố rằng họ có thể thực hiện việc thanh toán này, nhưng họ thừa nhận rằng việc thanh toán có thể phải được thực hiện bằng đồng rúp nếu các lệnh trừng phạt ngăn các ngân hàng Nga xử lý các khoản nợ bằng đồng tiền phát hành nợ (USD). Được biết, cả hai trái phiếu là không cho phép thanh toán nợ bằng các loại tiền tệ khác với USD.
Ông Naveen Athrappully là một ký giả tin tức đưa tin về các sự kiện kinh doanh và thế giới tại The Epoch Times.
Nhật Thăng biên dịch