Sự hình thành và ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh – (Luật Minh Khuê)

Sự hình thành và ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh – Luật Minh Khuê

Những triết gia của thế kỉ 19 như là Søren Kierkegaard và Friedrich Nietzsche được xem là cha đẻ của thuyết hiện sinh. Tuy nhiên ảnh hưởng của họ đã mở rộng ra hơn là tư tưởng về chủ nghĩa hiện sinh. Những tác phẩm của Kiekegaard nhắm vào hệ thống triết học lý tưởng của Georg Wilhelm Friedrich Hegel mà ông nghĩ rằng đã mặc kệ hoặc loại trừ đời sống chủ quan bên trong nội tâm của con người. Kierkegaard, ngược lại, cho rằng “sự thật là chủ quan”, biện luận rằng điều quan trọng nhất đối với một người thực sự là những câu hỏi liên quan đến những mối quan hệ cá nhân bên trong người đó với sự tồn tại. Đặc biệt là, Kierkegaard, một người theo Công giáo, tin rằng sự thật của niềm tin tôn giáo là một câu hỏi mang tính khách quan, và người ta phải vật lộn với nó một cách nhiệt tình.

Nhiều triết gia ảnh hưởng bởi Kierkegaard cũng là những triết gia tôn giáo. Danh sách của những triết gia theo chủ nghĩa hiện sinh theo Kitô giáo bao gồm Gabriel Marcel, Nicholas Berdyaev, Miguel de Unamuno và Karl Jaspers (mặc dù ông thích nói về điều ông gọi là “niềm tin có tính triết học”). Nhà văn người Do Thái Martin Buber và Lev Shestov cũng được cho là có liên hệ với chủ nghĩa hiện sinh. Đến mức độ nào Martin Heidegger nên được xem là một người theo chủ nghĩa hiện sinh là một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi[19], như chiến thuật của ông, trong cuốn sách Tồn tại và thời gian, về những giải thích về sự tồn tại của loài người (Dasein), phải được phân tích theo các thể loại của chủ nghĩa hiện sinh (existentiale), đã làm nhiều bình luận viên xem ông như là một nhân vật quan trọng trong phong trào chủ nghĩa hiện sinh.

Chắc chắn là ông đã ảnh hưởng lên Jean-Paul Sartre người mà, cùng với Albert Camus và Simone de Beauvoir, có lẽ đã trở thành những người ủng hộ nổi tiếng nhất cho chủ nghĩa hiện sinh, khai phá nó không chỉ trong những tác phẩm mang tính lý thuyết như magnum opus của ông Tồn tại và sự trống rỗng (L’Être et le Néant), mà còn trong các vở kịch và các cuốn tiểu thuyết. Sartre, Camus và de Beauvoir tất cả đều đại diện cho một nhánh vô thần của chủ nghĩa hiện sinh, mà bây giờ có liên hệ gần hơn với những ý tưởng của họ về nausea, contingency, niềm tin xấu và lố bịch hơn là những ý tưởng mang tính tôn giáo angst của Kierkegaard. Tuy nhiên, sự tập trung vào cá nhân con người, chịu trách nhiệm trước vũ trụ cho sự chân thực của sự tồn tại của anh/cô ta, là điểm chung của tất cả các triết gia.2. Nội dung hiện sinh có trước bản chất

Sở dĩ được gọi là chủ nghĩa hiện sinh là vì chủ nghĩa này nhấn mạnh rằng đời sống nhân loại chỉ có thể hiểu được thông qua sự hiện sinh của cá nhân, tức là thông qua kinh nghiệm riêng biệt của anh ta về cuộc đời.

Người ta sống, chứ không phải tồn tại, trong mỗi phút giây, và kinh nghiệm về cuộc sống của mỗi người luôn có tính chất độc đáo, khác biệt hoàn toàn với kinh nghiệm của mọi người, và chỉ có thể được hiểu đúng thông qua sự dấn thân của anh ta vào cuộc sống. Chủ nghĩa hiện sinh chối bỏ quan điểm về khuôn mẫu lý tưởng của Con Người viết hoa, hoặc của nhân loại, trong đó mỗi người chỉ là một hình ảnh của con người phổ quát. Nó cũng khước từ câu hỏi của triết học Hy-lạp “Nhân loại là gì?”, một câu hỏi hàm ý rằng con người có thể được định nghĩa, nếu như anh ta được đặt vào một vị trí thích hợp trong trật tự vạn vật; thay vào đó, nó hỏi cái câu hỏi của Job và thánh Augustine “Tôi là ai?” với sự gợi ý về tính độc đáo và kỳ bí của mỗi thân phận và sự nhấn mạnh đến chủ thể tính, tức nhân vị, hơn là đến khách thể tính, tức sự vật. Nhìn bên ngoài, con người chỉ là một sinh linh như mọi sinh linh khác; nhưng nhìn từ bên trong, anh ta là cả một vũ trụ, là trung tâm của cái vô cùng. Các nhà hiện sinh đề cao quan điểm chủ thể tính, và tất cả những đặc tính còn lại của chủ nghĩa hiện sinh đều phát triển từ quan điểm này.

2. Khái niệm chủ nghĩa hiện sinh

Chủ nghĩa hiện sinh (existentialism), hay thuyết hiện sinh, là một chủ nghĩa triết học bắt nguồn từ một nhóm triết gia thế kỷ 19, trong đó có các cái tên rất quen thuộc như Søren Kierkegaard, Jean-Paul Sartre, Friedrich Nietzsche và Albert Camus. Chủ nghĩa hiện sinh nhấn mạnh trải nghiệm, hành động, cách sống của cá nhân mỗi người. Điều đó có nghĩa là gì? Hiểu nôm na mà nói, chủ nghĩa hiện sinh cho rằng thế giới này chỉ có thể tồn tại nếu như mỗi cá nhân đều sống, đều trải nghiệm và đều tư duy. Thế giới của một người chỉ có thể tồn tại nếu anh ta tồn tại, và chính bản thân suy nghĩ, tính cách và việc anh ta nhìn nhận thế giới ra sao làm nên tính chất thế giới của anh ta.

Ở điểm này, chủ nghĩa hiện sinh tôn trọng sự riêng biệt của mỗi cá nhân, và đề cao sự thật rằng không có một “nhân loại” chung chung nào, mà chỉ có những người có cuộc sống vô cùng khác nhau và là những “vũ trụ thu nhỏ” bao la rộng lớn.

Bên cạnh việc đề cao trải nghiệm cá nhân, chủ nghĩa hiện sinh cũng thường hay bị nhầm lẫn với chủ nghĩa hư vô (nihilism). Mặc dù đều chia sẻ một quan điểm chung là mọi thứ, bao gồm cả “cuộc sống” nói chung đều vô nghĩa, hai chủ nghĩa này hoàn toàn khác nhau. Trong khi chủ nghĩa hư vô nhìn vào sự tuyệt vọng, đoạn diệt và không có ý nghĩa của cuộc sống, chủ nghĩa hiện sinh nhấn mạnh cuộc sống của mỗi cá nhân. Nếu hỏi cả hai nhà triết học theo hai chủ nghĩa này câu “Cuộc sống có ý nghĩa gì?” họ đều sẽ trả lời là Không có ý nghĩa, nhưng nếu hỏi “Cuộc sống CỦA ANH có ý nghĩa gì”, trong khi nhà Hư vô vẫn trả lời không, câu trả lời của nhà Hiện sinh lại đầy đam mê với cuộc sống. Tất cả những tác phẩm của nhà hiện sinh, điển hình như Albert Camus, đều lấy con người làm trọng tâm của mọi vật, và chính con người, tình yêu của con người với nhau sẽ làm cho cuộc sống bớt hoang mang.

Sự khác nhau to lớn ở đây chính là, chủ nghĩa hiện sinh cho rằng không hề có “cuộc đời” nói chung, chỉ có “cuộc đời mỗi cá nhân”. Khi ta nhắc đến “cuộc đời”, ta vô tình gom chung tất cả cá nhân vào một chủ thể, nhưng làm như thế là vô nghĩa, vì cuộc đời của mỗi người khác nhau, nên không thể nào kết luận một quan điểm chung về mục đích của nó. Câu hỏi “Cuộc sống có ý nghĩa gì?” gần như thừa thãi, mà phải là “Cuộc sống của tôi có ý nghĩa gì?”. Câu hỏi đó không nên hướng về sự cao cả, vĩ đại của vũ trụ, mà chỉ nên là câu hỏi cá nhân.

3. Hình thành chủ nghĩa hiện sinh như thế nào?

Có thuật ngữ “Existentialism”(Chủ nghĩa hiện sinh), có gốc từ “Existence”có nghĩa là sự tồn tại hay hiện hữu, nhưng không phải là sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng vật lý hay sự tồn tại của sinh vật mà là sự tồn tại của con người.

Chủ nghĩa hiện sinh ra đời ở Đức cuối chiến tranh thế giới thứ nhất với hai đại biểu lớn là Martin Heidegger (1889-1976) và Karl Jasper (1883 – 1969), sau đó lan nhanh sang Pháp tạo nên các tên tuổi như Jean Paul Sartre (1905-1980), Garbie Marcel (1889 -1978), Albert Camus (1913-1960), Merleau  Ponty (1908-1961). Ban đầu, chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu văn học phản ánh triết lý sống tự nhiên, tự tại, tự do bằng các hình thức tiểu thuyết, truyện, kịch, thi ca, nhật ký, tiểu luận,… Theo dòng thời gian, triết lý sống đó được đa số người chấp nhận và lý luận hóa, trừu tượng hóa trở thành một trường phái triết học, một phong trào xã hội, ảnh hưởng sâu rộng trong lối sống giới trẻ.

Sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh là hiện tượng xã hội tất yếu phù hợp với xu hướng phát triển tâm lý thời đại chống lại bản thể luận và nhận thức luận trong siêu hình học truyền thống, theo đó các triết gia mải mê tìm kiếm nguồn gốc vũ trụ, lý giải quá trình nhận thức mà bỏ quên thân phận và kiếp sống con người, không lý giải mối quan hệ phụ thuộc giữa cá nhân và xã hội, giữa tự do và tất yếu. Tuy khoa học kỹ thuật có mặt để giảm nhẹ sức lao động, nhưng rồi chẳng mấy chốc máy móc đã ép con người theo guồng quay và trở thành nô lệ của nó. Trong cuộc sống hiện đại, để tồn tại con người nhiều lúc phải tự đánh mất mình, bị đổi ngôi từ “nhân vị” thành “đại từ”, từ “chủ thể” thành “đối tượng”, từ “tôi” thành “nó”. Chung quy là buộc phải tha hóa đúng như nhận định của triết gia Nitschez: “Con người đã chết”.

Chủ nghĩa hiện sinh đồng thời là sự đáp trả tư tưởng tư biện trừu tượng triết học Hegel trong quá trình đi tìm các khái niệm phổ biến mà không quan tâm đến đời sống hiện thực của con người và chủ nghĩa lãng mạn trong văn học cổ điển đã lý tưởng hóa tình yêu và cuộc sống, dẫn dắt con người ngày càng xa rời hiện thực. Triết học truyền thống quá lý thuyết, chủ nghĩa lãng mạn văn học cổ điển lún sâu miêu tả những chuyện tình lâm ly bi tráng, trong khi đó con người sống càng ngày càng tự do và  thực dụng, giao tiếp giữa người và người trở nên cởi mở, thẳng thắn, đời sống con người đòi hỏi mọi vấn đề phải cụ thể hơn, sát thực hơn, dấn thân hay “hiện sinh hơn”.

4. Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh đến đời sống xã hội và văn học như thế nào?

Với mục đích muốn làm thay đổi quan niệm sống và lối sống con người hiện đại, ngôn ngữ phức tạp và luận chứng của chủ nghĩa hiện sinh hoàn toàn hướng vào tầng lớp trí thức có nhiệm vụ làm lay chuyển các định hướng duy khoa học và các ảo tưởng kỹ trị. Về phương diện này có thể nói chủ nghĩa hiện sinh đã đạt được những thành tựu nhất định, và mặc dù hiện nay nó hoàn toàn vô hiệu trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học, song những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh  đã đi vào tâm tính hiện đại. Điều đó trước hết có liên quan tới việc vạch ra tính giả dối của ý thức thỏa hiệp, tính kiên định của sự lựa chọn với tư cách là điều kiện để hình thành cá tính đích thực và khắc phục niềm tin thơ ngây của nhân loại vào tiến bộ khoa học – kỹ thuật.

Là một trào lưu chuyển tải tư tưởng bằng tác phẩm văn học, chủ nghĩa hiện sinh lan nhanh và ảnh hưởng sâu rộng đến giới trẻ phương Tây, tạo nên những phong trào rộng rãi trong cuộc sống phương Tây vào những năm 60 – 70 thế kỷ XX như “Hippy”, “Anti-State”, “Anti-Modern”, “Sexual Liberation”. Các phong trào này đã tạo nên một cuộc sống sôi động trong giới trẻ, góp phần khẳng định tiến bộ xã hội trong vấn đề bảo vệ nhân quyền, đề cao các quyền tự do, nhất là tự do ngôn luận.

Khi nói về sự ảnh hưởng chủ nghĩa hiện sinh ở Việt Nam nó là một cách tự phát, chủ nghĩa hiện sinh đã manh nha trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều khi ông miêu tả thân phận của những thiếu nữ được tuyển vào cung Vua phủ chúa chờ ngày ân ái.

Thông qua đó, tác giả đã nói lên thân phận “bèo dạt mây trôi” của kiếp làm người nói chung: “Thảo nào khi mới chôn nhau / Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra/ Khóc vì nỗi thiết tha sự thế/ Ai bày trò bãi bể nương dâu/ Trắng răng đến thuở bạc đầu…Trăm năm còn có gì đâu – Chẳng qua một nấm cổ khâu xanh rì”.

Tiếp theo Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng là một thi phẩm phản ánh đời sống “hồng nhan bạc phận” của nàng Kiều với những tiếng kêu xé lòng đứt ruột: “Trăm năm trong cõi người ta/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng…Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Mười lăm năm sống lưu lạc của nàng Kiều là một bản cáo trạng lên án chế độ phong kiến đương thời, một chế độ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, coi thường thân phận của người phụ nữ, xem họ thân phận họ như những hạt mưa rơi.

Từ phương Tây, chủ nghĩa hiện sinh theo gót chân quân xâm lược Pháp  đến Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX, hiện diện trên thi đàn như thơ say của Vũ Hồng Chương, thơ mới, phản ánh tình yêu hiện đại của các thi sĩ tiền chiến, đặc biệt là thơ Xuân Diệu. Ở miền Nam, dưới thời tạm chiếm, chủ nghĩa hiện sinh đã trở thành mốt sống của thanh niên đô thị. Tư tưởng hiện sinh phản ánh trong hàng loạt các tác phẩm văn học, điển hình là các tác phẩm của Duyên Anh, Nguyễn Thị Hoàng, Thanh Tâm Tuyền,… đã nói lên tinh thần lo âu, tuyệt vọng, nổi loạn, phản kháng của tầng lớp thanh niên “sống giữa hai làn đạn”.Trên một khía cạnh nào đó có thể nói chủ nghĩa hiện sinh ở miền nam Việt Nam trước giải phóng đã góp tiếng nói phản kháng sự xâm lược của Mỹ như phong trào “dậy mà đi” phản ánh sự dấn thân của tuổi trẻ trong công cuộc giải phóng đất nước.

Sau công cuộc đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng, với phương châm “cởi trói cho văn học nghệ thuật”, chủ nghĩa hiện sinh có cơ hội thể hiện nguyên hình trên diễn đàn văn học với các gương mặt tiêu biểu như: Nguyễn Quang Lập (Một nửa đời đen – trắng, Đời cát), Nguyễn Minh Châu (Phiên chợ Giát), Phạm Thị Hoài (Thiên sứ, Mê lộ, Man nương), Dương Thu Hương (Bên kia bờ ảo vọng, Những thiên đường mù), Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Nguyễn Huy Thiệp (Phẩm tiết, Vàng lửa, Tướng về hưu, Thương nhớ đồng ơi…), Chu Lai (Ăn mày dĩ vãng), Dương Hướng (Bến không chồng), Nguyễn Thị Ngọc Tư (Cánh đồng bất tận), Đỗ Hoàng Diệu (Bóng đè, Vu quy…),… Các tác phẩm văn học này đã góp thêm tiếng nói đa dạng cho việc đổi mới của văn học nước nhà, phản ánh  một góc buồn tủi, cô đơn của cuộc sống, phơi bày thế giới nội tâm giằng xé của con người trong một thời đại đầy lo âu, mâu thuẫn và biến động từng ngày của khoa học công nghệ. Thực ra chủ nghĩa hiện sinh trong văn học là sự nối tiếp của chủ nghĩa hiện thực phê phán nhưng với tinh thần tự nhiên, “vô tư”, thẳng thắn và cay nhiệt hơn, nếu không nói là đôi khi có ác ý muốn “hạ bệ những thần tượng”, đưa thần tượng (Idol) và những lý tưởng chính trị – xã hội trở về cuộc sống đời thường, đúng như nghĩa câu cách ngôn mà Karl Marx yêu thích “Không có gì thuộc về con người mà xa lạ đối với tôi”.

5.Kết thúc vấn đề

Như vậy, sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh như một liệu pháp tâm lý giải tỏa những ức chế của đời sống xã hội đã bị giam hãm một thời gian dài, bị cầm tù bởi những cấm kỵ của chế độ phong kiến, lên án thói đạo đức giả và sự tha hóa con người trong xã hội biến động về khoa học công nghệ, mong ước cứu vớt con người trước thảm họa chiến tranh, đưa con người trở về ngôi vị làm người chân chính.

Nguồn: Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập).

Related posts