Đại Minh
Một ngày nọ, quan chức Khmer Đỏ bảo mọi người tập trung xếp hàng. Thì ra có quan chức của chính quyền ĐCSTQ đến thăm và chỉ đạo công tác. Những Hoa Kiều vui mừng hết đỗi: “Đó là người thân, người Tổ quốc chúng ta đấy, lần này được cứu rồi”.
Trên chuyến xe đi sân bay Kennedy ở New York, tôi quen biết ông Lâm. Ông là người đôn hậu thành thực, tuổi ngoài 50. Sau khi chào hỏi, rất tự nhiên tôi hỏi ông: “Nghe giọng ông là người Quảng Đông phải không?”.
Ông Lâm nói cho tôi biết rằng, quê cha đất tổ của ông là ở Triều Sán (thuộc Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc), nhưng ông sinh ra ở Campuchia. Tôi đã đến Phnom Penh và Angkor ở Campuchia, sự diệt chủng tàn nhẫn và đẫm máu của Khmer Đỏ được lưu lại trong nhà kỷ niệm diệt chủng khiến tôi cả đời không thể nào quên. Thế là tôi trò chuyện với ông Lâm về sự tà ác của chính quyền ĐCSTQ, và những sự tình đã diễn ra ở Trung Quốc. Ông Lâm có chút chấn động và nói: “Tôi biết Khmer Đỏ và ĐCSTQ xấu xa như thế nào”.
Khi được tôi hỏi, ông Lâm đã kể lại những trải nghiệm trong cuộc đời ông.
Khoảng năm 1949, cha mẹ ông Lâm từ Triều Sán đến Phnom Penh mưu sinh. Phnom Penh khi đó là thuộc địa của Pháp. Bởi vì cha mẹ ông cần cù chịu khó, nên cả nhà đã rất nhanh chóng đã có được cuộc sống yên ổn giàu có. Trong những năm niên đại 70 thế kỷ 20, khi ông Lâm 18, 19 tuổi, dưới sự ra sức giúp đỡ dẫn dắt của ĐCSTQ, Khmer Đỏ (Đảng Cộng sản Campuchia) đã thống trị Campuchia. Người dân Campuchia bắt đầu những ngày khổ nạn chưa từng có.
Giống như rất nhiều Hoa Kiều khác, tài sản nhà ông Lâm bị tịch thu. Gia đình ông Lâm có 6 người, gồm cha mẹ, và anh em ông, bị đưa đến nông trường ở vùng nông thôn để cải tạo lao động. Rất nhiều người do không thích nghi được với việc lao động cường độ cao, và cuộc sống gian khổ thiếu ăn thiếu mặc mà sinh bệnh. Những người thân thể hư nhược vô dụng, và những người oán thán phản kháng, đều bị hành quyết. Khi đó ngày ngày đều nghe thấy, nhìn thấy những người bị chết bệnh, chết đói, bị chặt đầu, bị bắn chết… Mọi người sống trong nỗi hoảng sợ cực độ.
Một ngày nọ, quan chức Khmer Đỏ bảo mọi người tập trung xếp hàng. Thì ra có quan chức của chính quyền ĐCSTQ đến thăm và chỉ đạo công tác. Những Hoa Kiều vui mừng hết đỗi: “Đó là người thân, người Tổ quốc chúng ta đấy, lần này được cứu rồi”.
Mặc kệ quan chức Khmer đỏ quát nạt ngăn cản, những Hoa Kiều xông lên phía trước, vui mừng vây xung quanh viên quan từ Trung Quốc đến, kể lể với ông về những khổ nạn của họ, và việc họ bị ngược đãi phi nhân tính, thỉnh cầu chính phủ ĐCSTQ giải cứu, giúp đỡ.
Viên quan chức chính phủ Trung Quốc ngăn quan chức Khmer Đỏ, không được ngăn cản người dân, đồng thời nói với các Hoa Kiều rằng, có tình hình gì, có bất mãn gì thì cứ nói. Viên quan ĐCSTQ còn đăng ký họ tên, tình hình gia đình của mọi người, và bảo họ về nhà chờ đợi. Những người Hoa Kiều tràn trề hy vọng, chờ đợi chính quyền Trung Quốc giải cứu.
Mấy ngày sau, ông Lâm và em trai lên núi lao động, được mấy người chạy trốn thoát ra kéo lại và bảo anh em ông hãy chạy trốn nhanh lên, viên quan chức chính quyền ĐCSTQ đã bán đứng Hoa Kiều, đã giao danh sách đăng ký đó cho Khmer Đỏ rồi. Quân đội Khmer Đỏ đang bắt người theo danh sách, và hành quyết trước đám đông. Anh trai của ông Lâm cũng đã bị sát hại rồi.
Hai anh em ông đang lo lắng cho sự an nguy của cha mẹ, thì cha mẹ ông cũng đã mang theo chút thức ăn và mấy bộ quần áo, chạy trốn đến tìm hai anh em ông Lâm. Như thế, cả nhà ông Lâm 5 người, cùng với mấy người Hoa Kiều khác chạy trốn đến đây, men theo con đường núi, chạy trốn theo hướng biên giới Campuchia. Dọc đường, họ gặp ngày càng nhiều người chạy trốn. Đi được khoảng 10 ngày thì đến Thái Lan.
Ở Thái Lan, họ trú trong trại tỵ nạn, và cứ thể ở liền mấy năm. Trong thời gian này, vẫn có khá nhiều Hoa Kiều tìm đến Đại sứ quán Trung Quốc, thỉnh cầu giúp đỡ, nhưng Đại sứ quán Trung Quốc hoàn toàn bỏ mặc, không hỏi đến những nạn dân Hoa Kiều, chứ nói gì đến bảo vệ họ.
Sau này, các nước Âu, Mỹ quyết định tiếp nhận nạn dân Campuchia, thì quan chức sứ quán Trung Quốc bỗng xuất hiện trước mặt các nạn dân, nói rằng tổ quốc quan tâm đến họ như thế nào, rằng chính quyền ĐCSTQ sẽ giúp đỡ họ trở về Trung Quốc an cư lạc nghiệp. Có một số Hoa Kiều tin theo những lời miệng lưỡi này và đi theo ĐCSTQ. Cả nhà ông Lâm mãi mãi không thể nào quên cái chết của người anh cả do ĐCSTQ bán đứng họ, thế nên họ nói với những Hoa Kiều khác rằng, chớ tin chính phủ ĐCSTQ. Do đó đại đa số các nạn nhân Hoa Kiều ở xung quanh họ đều không đi theo ĐCSTQ.
Một ngày nọ, mấy người Thái quản lý nạn dân bỗng nhiên đến sắp xếp cho các nạn dân Hoa Kiều lên hai chiếc xe buýt lớn, không nói rõ sẽ đưa các nạn dân Hoa Kiều đi đâu. Rất nhiều nạn dân đã lên xe. Cả nhà ông Lâm đã quyết định, trừ phi thấy nhân viên Liên Hợp Quốc, bằng không thì không đi đâu cả.
Mấy ngày sau, mấy nạn dân đã lên xe đó, quần áo lam lũ quay trở về, họ vừa khóc vừa kể lại cảnh ngộ sinh tử của họ: “Sau khi lên xe buýt lớn, bị đưa đến biên giới Thái Lan Campuchia, cách đường biên ba, bốn trăm mét, họ đuổi chúng tôi xuống. Các cảnh sát giơ súng bắn xuống đất, ép chúng tôi phải chạy về hướng Campuchia. Đến khu vực địa giới Campuchia, bộ đội Khmer Đỏ dùng súng máy quét, rất nhiều người gục xuống tại chỗ. Những người chạy trở về được là nhờ chui vào bụi cây, nằm yên bất động mới thoát được thảm sát”.
Các nạn dân không biết tại sao lại xảy ra sự kiện này. Một hôm, họ gặp một trong số những người đã đưa các nạn dân lên xe buýt. Họ liền bắt lấy người này, và muốn đánh anh ta. Người này sợ quá mới nói ra chân tướng, đó là chính quyền ĐCSTQ trả tiền để họ làm việc này. ĐCSTQ không muốn để Hoa Kiều đến các nước khác, nói là sẽ làm mất mặt ĐCSTQ.
Ông Lâm phẫn nộ nói: “Chính quyền ĐCSTQ quá xấu xa. Tôi luôn luôn nói với các con tôi rằng, nhất định không được tin những lời ĐCSTQ nói. Tôi biết chính quyền ĐCSTQ tà ác, nhưng vẫn bị chấn động bởi những câu chuyện chân thực này. Khmer Đỏ năm xưa được ĐCSTQ dìu dắt nâng đỡ, ĐCSTQ nói gì thì họ cũng nghe theo. Nếu ĐCSTQ muốn giải cứu Hoa Kiều ở Campuchia thì đó là việc dễ như trở bàn tay, nhưng họ lại ra tay hạ sát đồng bào của mình, khiến những nạn dân Hoa Kiều ở vào tuyệt cảnh rất bi thảm, thật không còn chút nhân tính nào. Bản tính tà ác tàn nhẫn của ĐCSTQ thì xưa nay vẫn như thế, đằng sau những lời nói đường đường chính chính, những hình tượng đạo mạo đàng hoàng kia, là những hành vi tàn bạo vô sỉ”.
Tôi cười và nói với ông Lâm rằng: “May mà cả nhà ông đã sớm ngộ ra, thì chúng ta mới có duyên gặp nhau hôm nay”.
Đại Minh