Chiến lược của Trung Quốc nhằm thách thức trật tự quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo được tiến hành theo hai bước. Đầu tiên, Bắc Kinh liệt kê những thất bại trong chính sách đối ngoại của Washington, và sau đó nêu ra một ‘giải pháp thay thế ưu việt’: mô hình quản trị kiểu Trung Quốc. Bắc Kinh có thể không gây áp lực rõ ràng lên các quốc gia khác như cái cách mà Liên Xô hoặc Hoa Kỳ đã thực thi trong nửa cuối thế kỷ 20. Tuy nhiên, nó chắc chắn sẽ tìm cách đưa họ vào một hệ thống ổn định và có thể đoán trước được – chủ nghĩa độc tài.
Chiến lược của Trung Quốc nhằm thách thức trật tự quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo được tiến hành theo hai bước:
- Đầu tiên, Bắc Kinh giải thích về những thất bại trong chính sách đối ngoại của Washington, chỉ ra hậu quả của nó và đưa ra các nguyên tắc can thiệp của nước này.
- Thứ hai, Bắc Kinh đồng thời trình bày mô hình quản trị của Trung Quốc như một sự thay thế ưu việt cho chế độ dân chủ tự do, làm nổi bật các thước đo kinh tế có chọn lọc và tán thành các nguyên tắc của chủ nghĩa tập thể Marxist “tốt đẹp hơn” so với chủ nghĩa cá nhân vô nhân đạo của phương Tây.
Cả hai phương diện này gần đây đều đã được phô bày.
Trên phạm vi quốc tế, Bắc Kinh tiếp tục tập trung vào cuộc chiến Nga-Ukraine, cáo buộc đây là hậu quả trực tiếp của chính sách đối ngoại thất bại của Hoa Kỳ. Trong suốt cuộc xung đột, ĐCS Trung Quốc không ngừng đổ lỗi cho sự bùng nổ do Hoa Kỳ can thiệp và sự bành trướng của NATO. Vào ngày 26/4, các cơ quan tuyên truyền của ĐCS Trung Quốc đã đăng tải nhiều câu chuyện về Hoa Kỳ như một mối đe dọa đối với cộng đồng toàn cầu.
Đây không phải là trường hợp riêng biệt. Trong suốt gần hai tháng kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự lần đầu tiên, đã có một loạt các bài báo với tựa đề như “Vai trò của NATO sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh: Con đường thuận tiện cho Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm bá quyền” của tờ People’s Daily, hay “NATO – một tàn tích quái dị từ thời Chiến tranh Lạnh” của Tân Hoa xã.
Như vậy, có thể hiểu tóm tắt tâm lý chung mà các tuyên truyền của ĐCS Trung Quốc đang cố gắng nhấn mạnh đó là: “Cuộc khủng hoảng Ukraine một lần nữa minh chứng rằng, quyền bá chủ của Hoa Kỳ là ngòi nổ cho bất ổn toàn cầu. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng là nguyên nhân của tình trạng hỗn loạn trên thế giới”.
Đánh giá này cũng được chia sẻ bởi những người ra quyết định của Điện Kremlin.
Nga đã đưa ra nhiều lý do để biện minh cho hoạt động quân sự của mình ở Ukraine: phi hạt nhân hóa, đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia ở khu vực Biển Đen, đảm bảo sự trung lập của Ukraine và ngăn chặn sự mở rộng về phía đông của NATO. Ngày 25/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhắc lại sự phản đối của Điện Kremlin đối với liên minh xuyên Đại Tây Dương.
“Về cơ bản, NATO sẽ gây chiến với Nga thông qua một bên ủy nhiệm và trang bị cho bên ủy nhiệm đó”, Ngoại trưởng Lavrov nói trong một đoạn tin tức được phát trên truyền hình Nga.
Tuy nhiên, tất cả những lời biện minh nhằm mục đích can thiệp đều dẫn đến một tiền đề – giống như những gì đã đề cập ở trên: thời kỳ đơn cực của Hoa Kỳ đã trôi qua và các cuộc thập tự chinh vì nền dân chủ tự do quốc tế – được hậu thuẫn cả về mặt kinh tế và quân sự của Washington – nay không còn khả thi nữa.
Nga đã liên tục đổ lỗi về cuộc đổ máu hiện nay ở Ukraine là do một cơ sở quân sự đối đầu của Hoa Kỳ. Điện Kremlin lập luận rằng, họ đã bị ép buộc bởi một Hoa Kỳ từ chối chấp nhận các cân nhắc về an ninh của quốc gia khác.
Về điểm này, Trung Quốc và Nga rõ ràng có chung quan điểm. Do đó, cả hai đều nhận thức sự suy yếu tương đối của Hoa Kỳ là điều kiện cần thiết cho sự xuất hiện của một thế giới đa cực. Mũi nhọn thứ hai được xác định bởi một cán cân quyền lực quốc tế, chẳng hạn như Trung Quốc ở Đông Nam Á và Nga thời hậu Xô Viết.
Để đạt được mục tiêu này, Bắc Kinh sẽ thể hiện tấm gương vừa là một mô hình quản trị hiệu quả, vừa là một phương tiện để đe dọa các đối thủ cạnh tranh ở vị trí gần gũi về mặt địa lý, cũng như đưa ra một giải pháp thay thế khả thi cho hệ thống dân chủ tự do được Hoa Kỳ tán thành.
Khi ngọn lửa chiến tranh tiếp tục bùng lên khắp Ukraine, sự hỗ trợ ngấm ngầm của Trung Quốc dành cho Nga không chỉ là những thỏa thuận thương mại có lợi hoặc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường. Thay vào đó, nó làm nổi bật chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và khiến cho cuộc leo thang phản ánh chính hệ thống chính trị của Hoa Kỳ.
Trung Quốc có mối quan tâm rõ ràng đến vấn đề thứ hai. Ban lãnh đạo ĐCS Trung Quốc coi mọi sự kém cỏi của nền dân chủ tự do là điềm lành đối với Bắc Kinh.
Báo cáo gần đây của tờ The Wall Street Journal cho biết, lãnh đạo ĐCS Trung Quốc Tập Cận Bình ưu tiên tăng trưởng kinh tế nhất quán đạt trên 5% và quản trị ổn định là thách thức trực tiếp đối với hệ thống do Hoa Kỳ lãnh đạo. Nó cho thấy “hệ thống độc đảng của Trung Quốc là giải pháp thay thế ưu việt cho nền dân chủ tự do của phương Tây, và rằng Hoa Kỳ đang suy giảm cả về chính trị và kinh tế”. Do đó, việc tăng sản lượng và đạt được các mục tiêu tăng trưởng là yêu cầu cấp thiết của cạnh tranh địa chính trị, cũng như đối với sự thịnh vượng trong nước.
Có nhiều yếu tố tác động đến việc ra quyết định của một ‘diễn viên quốc tế’. ĐCS Trung Quốc có lẽ rất mong muốn phổ biến chủ nghĩa của mình sang các quốc gia khác, dựa trên lòng nhiệt thành cách mạng và triết lý xã hội Marxist. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nguyên tắc xã hội chủ nghĩa chuẩn tắc không loại trừ thực tế là, Bắc Kinh cũng coi các cân nhắc an ninh của mình như một quốc gia-dân tộc (nation-state).
Quốc gia dân tộc (tiếng Anh: Nation-state) là một quốc gia tồn tại để đại diện chủ quyền cho một dân tộc. Quốc gia dân tộc không chỉ là một thực thể chính trị và địa lý; nó còn là một thực thể về văn hóa và dân tộc; bản thân thuật ngữ quốc gia dân tộc đã hàm ý hai yêu tố này phải đồng thời có mặt cùng với nhau và chính điều đó làm nên điểm khác biệt rõ rệt giữa một quốc gia dân tộc với những quốc gia tiền dân tộc và phi dân tộc trước nó. Và, tất cả những công dân trong một quốc gia dân tộc đúng nghĩa phải có chung ngôn ngữ, văn hóa và nhiều giá trị khác, trên thực tế là điều này khó xảy ra do nhiều biến động của lịch sử. Một thế giới của các quốc gia dân tộc cũng có nghĩa là trong đó, mỗi dân tộc đều có quyền tự quyết và quyền tự trị, hai điều đó chính hạt nhân cơ bản của hệ tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc.
Càng có nhiều người tham gia hệ thống quốc tế áp dụng phong cách quản trị chuyên chế từ trên xuống tương tự như của Trung Quốc (cho dù trên danh nghĩa họ có tuân theo chủ nghĩa Marxist hay không) thì càng có lợi cho Bắc Kinh.
Thật mỉa mai khi ĐCS Trung Quốc liên tục mô tả NATO là tàn tích của Chiến tranh Lạnh và cáo buộc Hoa Kỳ có chính sách đối ngoại lạc hậu. Khuyến khích các quốc gia khác áp dụng một mô hình chính trị tương tự là mục tiêu chính được cân nhắc trong cuộc cạnh tranh địa chính trị của Chiến tranh Lạnh, ở đó Hoa Kỳ và Liên Xô đều cố gắng cạnh tranh về hệ thống chính trị, các vấn đề an ninh quốc gia và cạnh tranh về ý thức hệ.
Bắc Kinh có thể không gây áp lực rõ ràng lên các quốc gia khác như cái cách mà Liên Xô hoặc Hoa Kỳ đã thực thi trong nửa cuối thế kỷ 20. Tuy nhiên, nó chắc chắn sẽ tìm cách đưa họ vào hệ thống ổn định và có thể đoán trước được – chủ nghĩa độc tài.
Không có gì bí mật khi Bắc Kinh diễn giải xung đột Nga-Ukraine qua lăng kính cạnh tranh Trung-Mỹ. Tuy nhiên, quan trọng là chúng ta phải nhận ra rằng điều này vượt ra ngoài phạm vi của những cân nhắc kinh tế giản đơn hay những lợi ích quân sự cạnh tranh — đó là một trạn chiến vì các đặc tính chính trị của cộng đồng toàn cầu.
Tác giả Dominick Sansone là người thường xuyên đóng góp cho tờ The Epoch Times. Ông tập trung vào quan hệ Nga-Trung và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Huyền Anh
Theo The Epoch Times