Truyền thông Hàn Quốc: ĐCSTQ dụ các nhà nghiên cứu Hàn Quốc ăn cắp công nghệ tiên tiến

An Liên

Ảnh minh hoạ (Ảnh: Pixabay).

ĐCSTQ luôn dùng lợi nhuận làm mồi nhử để đánh cắp công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển. Gần đây, truyền thông Hàn Quốc tiết lộ rằng thiết bị tiên tiến của Samsung và LG đã bị bán lại bất hợp pháp cho ĐCSTQ.

Tờ JoongAng Ilbo của Hàn Quốc đưa tin, các công tố viên Hàn Quốc ngày 5/5 tiết lộ họ đang điều tra việc chuyển giao bất hợp pháp thiết bị cần thiết cho việc sản xuất chất bán dẫn của Samsung Electronics và màn hình đi-ốt phát quang hữu cơ (OLED) của LG cho Trung Quốc. Cả hai đều là ngành công nghiệp cốt lõi ở Hàn Quốc, và những người liên quan đã bị bắt giữ và buộc tội.

Theo các công tố viên, A và những người khác bị cáo buộc bán thiết bị bán dẫn của Samsung cho ĐCSTQ, A đã thành lập công ty sản xuất thiết bị bán dẫn sau khi nghỉ việc tại công ty con Semes của Samsung Electronics. Công ty đã trao công nghệ sản xuất và bản vẽ thiết bị làm sạch bán dẫn của Samsung cho ĐCSTQ, đổi lại phía Trung Quốc đầu tư hàng chục tỷ won (tương đương hàng chục triệu USD).

Ông B, người bị tình nghi làm rò rỉ thiết bị màn hình LG cho ĐCSTQ, đã thành lập một công ty pháp nhân ở Trung Quốc vào năm 2016. Ông đã làm rò rỉ bản vẽ thiết kế của thiết bị vệ sinh màn hình LG cho các công ty Trung Quốc, đồng thời chuyển giao thiết bị vốn chỉ có thể cung cấp cho các công ty nội địa ở Hàn Quốc. Kết quả là, doanh số bán hàng của công ty ông B đã tăng gấp ba lần trong vòng 5 năm.

Theo báo cáo trên tờ JoongAng Ilbo, ngành công nghiệp Hàn Quốc đang chú ý đến đến vụ việc trong trường hợp này, phương thức đánh cắp công nghệ lần này của các công ty Trung Quốc khác với những phương thức trong quá khứ. Trước đây, Trung Quốc ăn cắp công nghệ nguồn của chính sản phẩm hoặc săn nhân tài, thì bây giờ họ đang mua lại bất hợp pháp thiết bị được sản xuất bằng công nghệ đó. Điều này là do Hàn Quốc đã tăng cường bảo mật và quản lý công nghệ của họ, so với việc săn nhân tài và đánh cắp công nghệ nguồn, việc giới thiệu thiết bị liên quan tương đối dễ dàng hơn. Hơn nữa, không chỉ có thể sản xuất ngay một sản phẩm cụ thể mà còn có thể xem các thành phần chính và bản vẽ thiết kế để hiểu được công nghệ và nguyên lý sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm đó.

Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NSI) hồi đầu tháng 4 đã tiết lộ rằng từ năm 2017 đến tháng 2 năm nay, có tổng cộng 99 vụ rò rỉ công nghệ công nghiệp ra nước ngoài đã được tiết lộ ở Hàn Quốc. Trong số đó, 34 công nghệ là “công nghệ cốt lõi quốc gia” có ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế quốc gia của Hàn Quốc, phần lớn là màn hình, chất bán dẫn và thiết bị điện. Dữ liệu trước đây của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc tiết lộ rằng 2/3 số vụ rò rỉ công nghệ công nghiệp được báo cáo ở Hàn Quốc đều hướng về phía Trung Quốc. Do phương thức phạm tội cực kỳ bí mật và xảo quyệt, con số thực tế được dự đoán sẽ cao hơn nhiều so với con số được tiết lộ.

Cơ quan Tình báo Quốc gia cho biết, các phương thức mà các quốc gia hoặc công ty đối thủ đánh cắp công nghệ của Hàn Quốc ngày càng trở nên đa dạng và tinh vi, đặc biệt là khi ĐCSTQ đang huy động quyền lực nhà nước để làm điều đó, với mục tiêu vượt qua Hàn Quốc trong vòng vài năm bằng mọi giá. Khoảng cách về công nghệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc đã thu hẹp trong những năm gần đây.

Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc cũng cho biết, phương thức đánh cắp công nghệ phổ biến nhất là săn nhân tài và đánh cắp công nghệ song song. Mặc dù Hàn Quốc có hệ thống cấm nhảy việc trong cùng ngành, nhưng nhiều công ty từ các quốc gia là đối thủ cạnh tranh với Hàn Quốc lại ngụy trang thành những công ty có vẻ ngoài không liên quan đến ngành để săn người nhằm trốn tránh các lệnh trừng phạt.

Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc phân chia các phương thức ăn cắp công nghệ Hàn Quốc thành 5 loại. Ngoài các phương thức đã nói ở trên, còn bao gồm việc cài người vào trong các công ty Hàn Quốc để đánh cắp công nghệ; tiếp cận các công ty đối tác của các công ty Hàn Quốc và yêu cầu họ cung cấp hàng mẫu cung ứng; thu thập thông tin bán công khai về các công ty Hàn Quốc thông qua các công ty khảo sát; yêu cầu các công ty Hàn Quốc cung cấp thông tin dưới danh nghĩa hợp tác giữa các ngành công nghiệp – đại học.

Ví dụ cụ thể về các phương thức này là:

Năm 2019, cảnh sát Hàn Quốc đã bắt giữ một kẻ môi giới rò rỉ công nghệ. Cảnh sát cho biết 43 nhà nghiên cứu từ các công ty Hàn Quốc như Samsung và LG đã chuyển sang các công ty Trung Quốc thông qua trung gian. Hầu hết họ đều tránh tai mắt của mọi người bằng cách đầu tiên chuyển sang các công ty vỏ bọc ở nước ngoài và sau đó chuyển việc.

Ngoài ra, một công ty Trung Quốc đã phái các điệp viên giả dạng các nhà nghiên cứu đến các trường đại học Hàn Quốc tham gia hợp tác giữa các ngành công nghiệp và học viện để yêu cầu các tài liệu kỹ thuật tiên tiến nhân danh nghiên cứu chung.

Ngoài ra, một công ty Trung Quốc đã từng trả một khoản phí tư vấn khổng lồ để ủy thác cho một công ty khảo sát Hàn Quốc thu thập kinh nghiệm về quy trình sản xuất sản phẩm cốt lõi của các công ty lớn của Hàn Quốc. Công ty khảo sát đã sử dụng hàng chục năm kinh nghiệm và mạng lưới quan hệ của mình trong các lĩnh vực liên quan ở Hàn Quốc để thu thập thông tin không công khai của các công ty Hàn Quốc và cung cấp cho các công ty Trung Quốc.

Theo The Epoch Times

Related posts