Sự bành trướng quân sự của Trung Quốc có ‘ảnh hướng đến toàn bộ NATO’

Andrew Thornebrooke

Một hạm đội hải quân Trung Quốc, trong đó có hàng không mẫu hạm Liêu Ninh (chính giữa), trong cuộc tập trận quân sự ở Biển Đông, trong một bức ảnh trên không được chụp vào ngày 02/01/2017. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)

Theo một quan chức hàng đầu của NATO, việc bành trướng và hiện đại hóa quân đội mau lẹ của Trung Quốc đặt ra một thách thức đối với môi trường an ninh toàn cầu, và cần phải thực hiện nhiều công việc quan trọng nhằm bảo đảm duy trì lối sống dân chủ mà liên minh này muốn bảo vệ.

Phó Tổng An ninh NATO Mircea Geoana cho biết: “Trung Quốc không phải là địch thủ của NATO. Tuy nhiên, việc hiện đại hóa quân đội, đầu tư mạnh vào hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân và hỏa tiễn siêu thanh, cộng với chính sách ngoại giao cưỡng bách của họ đang tạo thành những ảnh hưởng an ninh cho toàn bộ các nước đồng minh NATO”.

“Chúng ta phải đứng lên và mạnh mẽ để gìn giữ giá trị và lối sống của mình”.

Ông Geoana đã đưa ra các bình luận trong một cuộc thảo luận rộng rãi tại Viện Hudson, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn hôm 11/05, trong đó ông nói về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc, Afghanistan, và Nga.

Đáng chú ý, ông nói rằng “các nền dân chủ cùng chí hướng trên thế giới,” và đặc biệt là “các nền dân chủ ở khu vực Á Châu-Thái Bình Dương,” sẽ cần phải hợp tác cùng nhau để giải quyết những ảnh hưởng an ninh do ĐCSTQ và đối tác chiến lược của họ là Nga đặt ra.

Vì vậy, ông Geoana cho rằng Úc, Nhật Bản, New Zealand và Nam Hàn, “bốn đối tác được đánh giá cao của NATO”, sẽ đóng một vai trò vô giá trong việc giúp liên minh duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Các bình luận này xuất hiện trước khi bắt tay vào thực hiện một Khái niệm Chiến lược mới, dự kiến ​​sẽ được công bố vào tháng Sáu này tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid. Khái niệm Chiến lược này có tầm quan trọng thứ hai chỉ sau điều lệ thành lập của liên minh và sẽ vạch ra con đường chiến lược mà NATO sẽ đi trong thập niên tới.

Về căn bản, khái niệm chiến lược mới đương đầu với với “sự trỗi dậy của Trung Quốc” này sẽ là một biện pháp chưa từng có trong lịch sử, thể hiện sự thay đổi sâu sắc so với chiến lược được công bố vào năm 2010 trước đó, vốn không lưu tâm đến Trung Quốc và thậm chí còn liệt kê Nga là đối tác chiến lược của liên minh.

Ông Geoana nói: “Khái niệm chiến lược cũ của NATO hoàn toàn không đề cập đến Trung Quốc.”

“Nghe như thể [họ] đến từ một thế giới khác.”

“Thế giới này đang biến hóa không ngừng và khái niệm chiến lược tiếp theo phải phản ánh thực tế an ninh mới và nguy hiểm hơn này.”

Với thực tế của một nước Nga theo chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa độc tài đang len lỏi, và chuỗi cung ứng toàn cầu bị tổn hại, ông Geoana cảnh báo rằng những năm tới an ninh quốc tế việc bảo vệ các nền dân chủ sẽ đương đầu với đầy rẫy hiểm nguy. Hơn nữa, ông nói, thế giới này phải xác định là mối quan hệ đối tác giữa các chế độ độc tài sẽ trở nên ngày càng sâu sắc, chẳng hạn như của Moscow và Bắc Kinh.

Ông Geoana nói: “Chúng tôi có cảm giác rằng mọi chuyện vẫn chưa rõ ràng, nhưng không cho là liên kết đối tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc sẽ yếu đi.”

“Họ có mối quan tâm chung là làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới và đạt được một trật tự thế giới phù hợp với tầm nhìn xã hội chuyên quyền độc đoán của họ.”

Ông Andrew Thornebrooke là phóng viên của The Epoch Times đưa tin về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc, chuyên về các vấn đề quốc phòng, quân sự và an ninh quốc gia. Ông có bằng thạc sĩ lịch sử quân sự tại Đại học Norwich.

Vân Du biên dịch

Related posts