Đại Minh
Dưới chính sách phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt của chính quyền Trung Quốc, các công ty sản vắc-xin và xét nghiệm đã làm ăn phát đạt. Báo cáo thường niên của Sinovac cho thấy đã lãi lớn 95,5 tỷ tệ (14,5 tỷ đô la) vào năm ngoái. Với chính sách xét nghiệm covid-19 bắt buộc quy mô lớn của chính quyền, báo cáo quý 1 của các công ty có liên quan cho thấy mức tăng trưởng cao chưa từng thấy, lợi nhuận ròng vượt quá 3.000%.
Sinovac lời khủng 14,5 tỷ đô la
Sinovac công bố báo cáo thường niên năm 2021 vào ngày 30 tháng 4. Với việc tiêm chủng rộng rãi vắc-xin covid-19, Sinovac đã đạt doanh thu 19,375 tỷ đô la Mỹ vào năm 2021, tương đương khoảng 128,033 tỷ nhân dân tệ và lợi nhuận ròng là 14,458 tỷ đô la Mỹ, tương đương khoảng 95,541 tỷ nhân dân tệ. Lợi nhuận ròng thuộc về công ty mẹ là 8,46 tỷ USD, tương đương khoảng 56 tỷ nhân dân tệ.
Doanh số bán hàng của Sinovac Biotech (Kexing Bio) năm ngoái đã tăng gấp 37 lần so với năm trước; lợi nhuận ròng của công ty đạt gần 14,5 tỷ đô la Mỹ, tương đương với lợi nhuận ròng hàng ngày là 350 triệu nhân dân tệ. Phần lớn doanh thu đến từ vắc xin bất hoạt “Corona Vac” do công ty con Kexing Zhongwei phát triển”.
Truyền thông Hồng Kông thân Bắc Kinh “Sing Tao Daily” dẫn lời Kim Đông Nhạn, giáo sư Khoa Hóa sinh của Trường Y Li Ka Shing thuộc Đại học Hồng Kông, nói rằng, việc bán vắc-xin của Sinovac được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ, và chi phí rất thấp, có thể nói là “một vốn vạn lợi”. Ông cho biết vắc xin Sinovac “(giá nguyên liệu thô cho mỗi liều) về cơ bản chỉ bằng một vài nhân dân tệ”
Quy mô Sinovac còn nhỏ trước đại dịch, với doanh thu chỉ 224 triệu USD vào năm 2019.
Báo cáo tài chính của Sinovac Biotech năm ngoái cho thấy, chi phí nghiên cứu và phát triển chỉ là 150 triệu đô la Mỹ, chiếm khoảng 0,8% doanh thu hàng năm; chi phí sản xuất khoảng 1 tỷ đô la Mỹ, và tỷ suất lợi nhuận ròng là 74%, xa vượt quá rượu Mao Đài Quý Châu. Các lọ vaccine CoronaVac, do Công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc phát triển, được trưng bày tại Bangkok, Thái Lan vào ngày 24/2/2021. (Lillian Suwanrumpha / AFP qua Getty Images)
Nhà bình luận thời sự Trần Tư Mẫn đã viết một bài báo trên tờ The Epoch Times vào ngày 20 tháng 9 năm 2021, “Thế lực tư bản đằng sau vắc xin sản xuất trong nước của Sinovac Biotech”. Bài báo chỉ ra rằng vắc xin Sinovac trong nước không phải do các doanh nghiệp 100% vốn Trung Quốc sản xuất. Tập đoàn Vị Danh của Đại học Bắc Kinh (thông qua công ty con chiếm cổ phần chi phối) giữ cổ phần chưa tới 30%, công ty Kexing niêm yết thị trường chứng khoán Mỹ giữ khoảng 70% cổ phần.
Hiện tại, Doãn Vệ Đông, trưởng bộ phận tiếp tân của Khoa Kexing. Khoa Kexing đã trở thành con gà mái vàng của Sinovac, chẳng hạn như Kexing Zhongwei. Cơ cấu cổ phần cho thấy Kexing Holdings (Hồng Kông), trong đó Doãn Vệ Đông là đại diện pháp lý, nắm giữ 59,24% cổ phần.
Ngoài ra, có hai công ty vào năm 2020 đã đầu tư cổ phần ‘kịp thờ’, tức là trước khi vắc xin Sinovac được đưa vào sản xuất. Một là Keding Investment (Hồng Kông) nắm 12,69% cổ phần. Người kiểm soát thực tế là Doãn Vệ Đông. Tên của “Keding” thì “Ke” là Kexing, và “Ding” là Dinghui, mà tiền thân của nó là Phòng đầu tư trực tiếp của Công ty Tài chính quốc tế Trung Quốc. Thứ hai là công ty niêm yết Sino Biopharmaceuticals của Hồng Kông (thông qua Hong Kong Junling Capital) nắm giữ 15,03% cổ phần, và cá nhân Chủ tịch hội đồng quản trị hiện tại của Sino Bio, Tạ Kỳ Nhuận nắm giữ 0,35% cổ phần. Người sáng lập China Biotech, người giàu nhất Thái Lan, là thế hệ đầu tiên của CP Group, và Tạ Kỳ Nhuận là thế hệ thứ tư của CP Group.
Tập đoàn CP đã mua Bảo hiểm Nhân thọ Bình An vào năm 2012, và Caixin Media đã đăng một bài báo có tiêu đề “Ai mua Bình An?”, lần đầu tiên tiết lộ mối quan hệ sâu sắc giữa Tiêu Kiện Hoa và CP Group, Tiêu Kiện Hoa là người đứng sau các nhà đầu tư lớn. Và Tiêu Kiện Hoa từ lâu đã bị cáo buộc có liên quan đến Thái tử đảng và các gia tộc quyền lực của ĐCSTQ, bao gồm Tăng Khánh Hồng, một lãnh đạo của phe Giang.
Trần Tư Mẫn tin rằng cấu trúc vốn chủ sở hữu của các nhà sản xuất vắc-xin trong nước của Kexing là liên doanh với nước ngoài, điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Điều khiến người ta kinh ngạc là năm 2020 các ‘nhà đầu tư’ đã ‘đột kích đầu tư chính xác’ vào Sinovac Biotech (Kexing Bio). Theo lẽ thông thường hoặc kinh nghiệm, thì người hưởng lợi chắc chắn không chỉ là một vài cổ đông trên sổ sách. Họ kết hôn với ai? Ai đang “âm thầm làm giàu” đằng sau họ?
Đài Á Châu Tự Do dẫn lời nhà kinh tế Trung Quốc Bành Định Đỉnh nói rằng, Trung Quốc áp dụng biện pháp tiêm phòng bắt buộc khiến các công ty vác-xin phát đại tài, “họ kiếm rất nhiều tiền, thực tế là kiếm tiền từ Bảo hiểm y tế, nhà nước phải bỏ tiền ra, trên thực tế là toàn dân phải bỏ tiền ra”.
Hiệu quả của vắc-xin Trung Quốc đã nhiều lần bị đặt câu hỏi. Vào tháng 1 năm nay, dữ liệu từ Singapore cho thấy, tỷ lệ tử vong do vắc xin Sinovac của Trung Quốc cao hơn so với các nhãn hiệu khác, tiếp theo là Sinopharm.
Trong một bài báo trên The Epoch Times, nhà bình luận Nhan Đan nói rằng, nhân danh phòng chống dịch bệnh và cứu trợ thiên tai để phát tài khủng, đó là sở trường của ĐCSTQ. Vắc xin vẫn tiếp tục được tiêm, nhưng dịch bệnh vẫn tiếp tục bùng phát ở nhiều nơi, điều này đủ cho thấy vắc xin mà ĐCSTQ cưỡng chế tiêm là không có hiệu quả, để kiếm tiền, ĐCSTQ luôn làm mọi cách, thậm chí giết người.
Xét nghiệm axit nucleic là một ngành trục lợi khác với mức tăng lợi nhuận ròng cao nhất trên 3000%
Vào ngày 16 tháng 4,Lý Kim Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm Lâm sàng của Ủy ban Y tế Quốc gia Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết, khoảng 11,5 tỷ cuộc xét nghiệm axit nucleic đã được hoàn thành ở Trung Quốc, nghĩa là mỗi người trung bình đã xét nghiệm 8 lần.
Lợi nhuận của một số công ty xét nghiệm axit nucleic như KingMed Medicine, Dean Diagnostics, BGI và Anxu Bio đã tăng vọt. Theo thống kê từ Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc, tính đến ngày 27 tháng 4, 29 trong số 35 công ty trong lĩnh vực xét nghiệm COVID-19 đã công bố báo cáo quý 1, và 21 trong số đó có lợi nhuận ròng tăng so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm hơn 70%, trong đó có 11 công ty có lợi nhuận sau thuế cả năm, mức tăng vượt quá 100%, mức tăng cao nhất vượt quá 3.000%.
KingMed Medicine chiếm hơn một nửa thị trường xét nghiệm axit nucleic trong nước. Theo báo cáo tài chính, doanh thu năm 2021 của KingMed vượt 11,9 tỷ nhân dân tệ (1,9 tỷ đô la), tăng 44,88% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận ròng của công ty sẽ vượt 2,2 tỷ nhân dân tệ (330 triệu đô la), tăng 47,03% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vào ngày 9 tháng 5, các nhà chức trách của ĐCSTQ yêu cầu việc xét nghiệm axit nucleic phải được bình thường hóa, và các thành phố lớn đã thành lập “vòng tròn lấy mẫu” axit nucleic trong vòng 15 phút đi bộ, điều đó có nghĩa là các cơ sở kiểm tra axit nucleic đã nhận được đơn đặt hàng rất lớn. Ảnh chụp ngày 3/8/2021 cho thấy cảnh một đứa trẻ được xét nghiệm axit nucleic để xác định virus Corona Vũ Hán – COVID-19 ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc. (STR / AFP qua Getty Images)
Đào Xuyên, trưởng nhóm phân tích vĩ mô của Soochow Securities, gần đây đã công bố một báo cáo nghiên cứu. Dựa trên đơn giá xét nghiệm axit nucleic ở Trung Quốc, người ta ước tính rằng, nếu tất cả các thành phố cấp một và cấp hai ở Trung Quốc thực hiện xét nghiệm axit nucleic bình thường, chi phí xét nghiệm axit nucleic hàng tháng có thể lên tới 143,6 tỷ nhân dân tệ (21,5 tỷ đô la), tương đương khoảng 1,72 nghìn tỷ nhân dân tệ (270 tỷ đô la) mỗi năm, chiếm 1,5% GDP danh nghĩa của Trung Quốc vào năm 2021 và 8,7% doanh thu công, cao hơn mức chi tiêu quân sự 1,37 nghìn tỷ nhân dân tệ (210 tỷ đô la) vào năm 2021.
Kênh truyền thông xã hội “Thế giới kinh doanh tài chính” cho biết, tiền để xét nghiệm axit nucleic đến từ hai nơi, tài chính và bảo hiểm y tế. Tài chính của chính phủ đến từ thuế, và bảo hiểm y tế cũng là tiền bảo hiểm mà cá nhân mua. Khi chính phủ hết tiền, chính phủ sẽ thu thêm thuế theo kiểu biến tướng như phát hành trái phiếu, hoặc in thêm tiền, người bỏ tiền thực sự vẫn là người dân.
Đại Minh
Theo Epochtimes