Thường thường mình hay chê mấy người ‘nghèo thất học’ không “biết” văn phạm. Thật ra họ biết đấy, Chomsky gọi là “implicit” knowledge.Hồi mới qua Úc làm nghiên cứu viên về English linguistics, tôi có đọc một bài với tựa đề “Ai là quan toà trong ngôn ngữ?” Dù bây giờ cũng đã nửa thế kỷ rồi, nhưng vấn đề nêu ra trong bài này vẫn còn tiếp diễn. Hồi xưa khi học văn phạm Anh, ‘It’s me’ được phán là sai, và ‘It’s I’ mới đúng. Tương tự như vậy, ‘Who did you see yesterday?’ là sai, và ‘Whom did you see yesterday?’ là đúng (dựa theo traditional grammar). Trong một lớp cao học với toàn sinh viên người Úc với tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh, tôi có đưa ra hỏi ý kiến họ ‘phán’ xem câu nào ‘đúng sai’, thì tôi rất ngạc nhiên phần lớn, khoảng 80% phán r
Thường thường mình hay chê mấy người ‘nghèo thất học’ không “biết” ăn phạm. Thật ra họ biết đấy, Chomsky gọi là “implicit” knowledge.
Hồi mới qua Úc làm nghiên cứu viên về English linguistics, tôi có đọc một bài với tựa đề “Ai là quan toà trong ngôn ngữ?” Dù bây giờ cũng đã nửa thế kỷ rồi, nhưng vấn đề nêu ra trong bài này vẫn còn tiếp diễn.
Hồi xưa khi học văn phạm Anh, ‘It’s me’ được phán là sai, và ‘It’s I’ mới đúng. Tương tự như vậy, ‘Who did you see yesterday?’ là sai, và ‘Whom did you see yesterday?’ là đúng (dựa theo traditional grammar).
Trong một lớp cao học với toàn sinh viên người Úc với tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh, tôi có đưa ra hỏi ý kiến họ ‘phán’ xem câu nào ‘đúng sai’, thì tôi rất ngạc nhiên phần lớn, khoảng 80% phán rằng ‘It’s me’ và ‘Who did you see yesterday?’ là chấp nhận được (acceptable) và phổ thông trong quần chúng.
Lúc đầu tôi rất ‘bực mình’ với quyết đoán này, nhưng sau đó tôi mới hiểu được tại sao khi tôi đọc nhiều bài nghiên cứu về sự biến hóa phát triển trong ngôn ngữ loài người. Xã hội và ngôn ngữ rất gắn bó, nếu có sự thay đổi trong xã hội, thì ngôn ngữ cũng vậy thôi, cũng như dòng sông trên cuộc đời, nếu không tin, cứ thử đọc các bài tiếng Anh mấy thế kỷ trước.
Văn phạm từ đâu đến vậy? Lẽ tất nhiên là không phải trên trời rớt xuống, mà do các nhà ngữ học đưa ra sau khi phân tích một cách khoa học dữ liệu ngôn ngữ từ quần chúng. Đây là ‘ngữ pháp mô tả’ (descriptive grammar), khác với ‘ngữ pháp sư phạm (prescriptive grammar, hay traditional grammar) thường phản ánh truyền thống ‘giáo dục cổ truyền’ từ ‘xưa’ để lại. Điều này cũng giống như trong nhân chủng học, và xã hội học, các nhà xã hội học phân tích và mô tả cơ cấu và hiện tượng xã hội, họ tránh phán đoán ‘xã hội nên thế này này hay nên thế kia’, trừ khi họ theo chủ trương ‘political correctness’ (chuẩn mực chính trị).
Written grammar thì thường dựa theo câu văn còn spoken grammar thì dựa theo câu nói. Có người quen diễn thuyết, ăn nói lưu loát nên cái lưu loa8t phát hiện trong spoken và formal speech. Thật ra không thể so sách sự hiệu nghiệm của spoken grammar và written grammar tùy theo hoàn cảnh và mục đích. E.g. “Please pay your attention” và “ shut up”.(Grammar and pragmatics)
“Nhiều thay đổi xảy ra trong ngôn ngữ bắt đầu từ thanh thiếu niên và thanh niên. Khi những người trẻ tuổi tương tác với những người khác ở độ tuổi của họ, ngôn ngữ của họ phát triển để bao gồm các từ, cụm từ và cấu trúc khác với ngôn ngữ của thế hệ cũ” (Linguistic Society of America)
“Many of the changes that occur in language begin with teens and young adults. As young people interact with others their own age, their language grows to include words, phrases, and constructions that are different from those of the older generation” (Linguistic Society o America)”