Các biện pháp phong tỏa cực đoan của Trung Quốc đã gây ra những dấu hiệu về nguồn cung lương thực bị thắt chặt. Đài phát thanh quốc tế Pháp RFI đưa tin cũng có nhiều vấn đề với việc thu hoạch rau ở nông thôn.
Trong báo cáo của Stéphane Lagarde – phóng viên của Tổng công ty phát thanh truyền hình quốc tế Pháp RFI tại Bắc Kinh, cho biết: một nông dân trồng rau 78 tuổi cho biết rau xà lách chỉ để nuôi gà và vịt, một số nơi ở phía nam cũng đang chịu cảnh tương tự, họ không thể thu lại được đồng nào từ những ruộng rau thối từng ngày trên ruộng, ai là nông dân trồng rau đều gặp phải vấn nạn này.
Ông Trương nói, dù nông dân muốn bán rau thì “ở trên” cũng không cho bán, các nơi đều bị phong toả, các thương lái sẽ không đến lấy rau của họ, ở trang trại có xe tải chở hàng có thể chuyển hàng nhưng cũng vô ích vì các chợ đầu mối đều từ chối nhận hàng của họ.
Lagarde cho biết: “chúng tôi thấy các trạm dịch vụ trên đường cao tốc vẫn đóng cửa, ở Bắc Kinh nhà hàng và trường học chưa mở trở lại, dù sao thì đã quá muộn. Trên thực tế, những loại rau này đáng lẽ phải được giao từ hai tuần trước”.
Thượng Hải cũng gặp tình trạng tương tự . Một nông dân trồng dưa ở Phố Đông cho biết 200 tấn dưa hấu đã bị mất trắng.
Hiện tại, một số người đã so sánh tác động của chính sách đóng phong toả với chuỗi cung ứng thực phẩm và rau quả của Trung Quốc với nạn đói lớn vào những năm 1960.
Sau khi Mao Trạch Đông phát động bứt phá lớn, lực lượng lao động nông thôn được cử đến khai thác các mỏ than và luyện gang thép, dẫn đến tình trạng thiếu người ở nông thôn vào vụ thu hoạch mùa thu, ngoài đồng không có người gặt, kết quả “năng suất cao nhưng không được mùa”, nhưng chính quyền vẫn thu lương thực của người dân, dẫn đến nạn đói kéo dài 03 năm.
Chiến dịch “zero covid” của chính quyền Trung Quốc tiếp tục gây hại cho nền kinh tế cũng như kế sinh nhai của người dân, nông thôn cũng không lối thoát. Theo NTDTV ngày 3/6/2022, sau sự trì hoãn của thu hoạch vụ xuân miền Đông Bắc Trung Quốc, đến nay thu hoạch vụ hè của miền bắc Trung Quốc cũng đang bị ảnh hưởng. Nhiều nơi lao động nhập cư bị hạn chế đi lại về quê thu hoạch lúa mì, xuống ruộng cũng cần chứng nhận axit nucleic.
Các vùng sản xuất lúa mì chính của Trung Quốc đang bước vào vụ thu hoạch, nhưng chính sách phong toả của chính quyền Trung Quốc đã gây trở ngại cho việc thu hoạch lúa mì.
Một đoạn video được đăng tải trên mạng youmakercho thấy một cánh đồng lúa mì ở một địa phương không rõ địa danh tại Trung Quốc có một nhóm nông dân đang thu hoạch lúa mì thì bất ngờ có một quan chức đến yêu cầu họ tắt máy gặt và làm xét nghiệm axit nucleic, không có giấy chứng nhận axit nucleic 48 giờ họ không thể ra đồng để thu hoạch. Một người lớn tuổi trong số họ đã to tiếng và tranh cãi với các quan chức này.
NTDTV trích dẫn báo “Quan sát kinh tế” của Trung Quốc đại lục cho hay, thu hoạch lúa mì sợ nhất là mưa, vì vậy vùng sản xuất lúa mì chính ở Hà Nam Trung Quốc, thời điểm vàng cho thu hoạch lúa mì năm nay là hè từ ngày 25 tháng 5 đến ngày 10 tháng 6, những người nông dân thu hoạch lúa mì phải chạy đua với thời gian.
Tuy nhiên, những thợ gặt lúa mì đến Hà Nam năm nay đang gặp khó khăn, ngay cả khi họ đã vào Hà Nam nhưng mã sức khoẻ của họ chuyển sang màu vàng và họ phải có kết quả xét nghiệm axit nucleic âm tính của 02 lần kiểm tra trong 03 ngày liên tiếp là bắt buộc và các biện pháp phòng chống dịch 3+7 (nghĩa là báo cáo trước 03 ngày, theo dõi sức khoẻ tại nhà 07 ngày ) để mã sức khoẻ có thể trở lại màu xanh. Ngoài ra, những thợ gặt lúa mì từ nơi khác đến Hà Nam phải luôn giữ giấy chứng nhận âm tính axit nucleic trong vòng 48 giờ, nếu không họ sẽ không được làm việc.
Theo tờ NTDTV ngày 4/6/2022, những người nông dân trồng rau ở Thượng Hải và Bắc Kinh đều đang chịu cảnh cực khổ vì lệnh phong toả diện rộng.
Nông dân trồng rau ở Bắc Kinh muốn bán rau nhưng chính phủ không cho phép
Ông Trương năm nay 78 tuổi là một nông dân trồng rau ở ngoại ô cách Bắc Kinh 45km cho biết, hiện những cánh đồng rau diếp và cải thảo ông trồng đều không bán được do dịch bệnh, chúng đang bị thối rữa trên mặt đất.
Ông Trương nói: “Không thể thu hồi được đồng vốn nào từ ruộng rau thối! ai đang là nông dân trồng rau đều gặp điều gặp hạn xui này.”
Ông cho biết người nông dân muốn bán rau nhưng chính phủ không cho phép, chợ đầu mối từ chối nhập hàng. Do biện pháp phòng chống dịch chưa được dỡ bỏ hoàn toàn nên các nhà phân phối sẽ không đến thu mua rau của họ.
Tình trạng dư thừa rau diếp cùng các biện pháp phòng chống dịch bệnh đã làm giảm giá thành khiến người nông dân ngoại ô thủ đô Bắc Kinh phải điêu đứng. Họ cũng cho biết ngay cả khi chính phủ cho phép họ bán trở lại, giá của các loại rau này sẽ khó bù lại chi phí vận chuyển.
Ông Trương nói: “Tôi cho gà, vịt những loại rau không bán được này”, vì tình hình dịch bệnh ở Bắc Kinh đã làm tôi thiệt hại hơn 10,000 nhân dân tệ.
Ông nói trong bất lực: “Nếu biết trước điều này, chúng tôi đã không trồng rau nữa. Không chỉ làng của chúng tôi chịu tổn thất, mà cả khu này đều chịu cảnh tương tự. Dù sao năm nay rau diếp cũng quá nhiều.”
Nông sản rau Thượng Hải: thành thị người dân không mua được rau, địa phương rau thu hoạch không bán được
Những người nông dân ở Thượng Hải và Bắc Kinh cũng chịu cảnh tương tự, tình trạng rau đếu vụ thu hoạch nhưng không bán được.
Sau khi Thượng Hải bị phong toả, do hạn chế của việc phòng chống dịch các dịch vụ vận chuyển hầu như dừng hoạt động, rau của những người nông dân ngoại ô Thượng Hải đều bị thối rữa trên đồng và không thể vận chuyển vào trong thành phố. Đồng thời, công dân Thượng Hải bị nhốt trong nhà tiếp tục kêu cứu trên mạng do không thể mua thức ăn.
Vào cuối tháng 4, một nông dân trẻ đang trồng rau ở làng Vạn Nông, Thanh Phổ Thượng Hải đã đăng một video nói rằng rau cải làn trong ruộng rau nhà cô đang bị hỏng vài luống, cải xanh cũng đã ra hoa, nhà nào không bán được rau đều bị ra hoa.
“Hiện nay người dân ở Thượng Hải không mua được rau và cơ sở rau như chúng tôi không thể bán một loại rau nào”. Cô giải thích rằng không có dịch bệnh ở vùng trồng rau. “Từ ngày 1 tháng 4 đến nay, tất cả nhân viên của cơ sở rau của chúng tôi không nhiễm dịch bệnh, nhưng chính phủ vẫn hạn chế việc vận chuyển rau từ nông trại rau đến Thượng Hải.
Về việc khi nào những loại rau này sẽ được bán, người nông dân trồng rau trẻ tuổi miễn cưỡng nói: “Chúng tôi chỉ đang chờ đợi vô thời hạn”.
Chính sách “zero covid” gây nguy hiểm cho sản xuất lương thực đã chính thức thu hút được sự quan tâm của một số nhà lãnh đạo. Theo People’s Daily Online, tại cuộc họp báo của Hội đồng Nhà nước được tổ chức vào ngày 2, Wang Jiayun, Phó Giám đốc Cục Quản lý Cơ giới hóa Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn, cho biết tuyên bố kể từ ngày 29 tháng 5 sẽ có 9 nhóm công tác sẽ thay nhau đến các tỉnh liên quan để “hướng dẫn và điều phối” nhằm đảm bảo vụ thu hoạch lúa mì không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Tuy nhiên, để đảm bảo vụ thu hoạch lúa mì không bị nâng “tầm cao chính trị” như phòng chống dịch, cán bộ các cấp vẫn lấy lập trường “ưu tiên phòng chống dịch” để bảo vệ “chiếc ghế” của mình. Hiệu quả giám sát của đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn còn nhiều nghi vấn.
Tuy rằng đã bước sang thế kỷ 21, nhưng những hành động ngang ngược của ĐCSTQ vẫn khiến nhiều người dân Trung Quốc không khỏi nghi ngại “liệu có xảy ra một nạn đói lớn hay không”.