ĐCSTQ có thể sẽ đưa Trung Quốc trở về thời kỳ Mao Trạch Đông. Không phải vì để đảm bảo sự tự chủ của Trung Quốc trước phương Tây, mà vì đó là cách thức duy nhất để đảm bảo sự ổn định trước những thảm họa kinh tế sắp xảy ra. Trong quá khứ, giữa những hỗn loạn về kinh tế và xã hội, Mao Trạch Đông đã tìm thấy sự ổn định và duy trì được quyền lực chính trị.
Đây là thời điểm phù hợp để đưa Trung Quốc về thời kỳ Mao Trạch Đông?
Nền kinh tế Trung Quốc đang rơi vào một vòng xoáy đi xuống nghiêm trọng và kéo dài.
Đây phải chăng là thời khắc phù hợp để Trung Quốc quay trở lại chủ nghĩa Mao?
Chẳng phải Trung Quốc đã được tuyên truyền là hình mẫu của tăng trưởng kinh tế, đổi mới công nghệ và ổn định dưới thời cựu lãnh đạo Mao Trạch Đông?
Dù sao đi nữa, các chính sách kinh tế và chính trị “mới” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang đưa nền kinh tế của đất nước rời xa sự pha trộn giữa chủ nghĩa tư bản nhà nước và tư nhân hướng tới mô hình đen tối của chủ nghĩa Mao trong quá khứ.
Đáng kinh ngạc hơn nữa là ĐCSTQ đang cố tình làm như vậy. Những thay đổi chính sách lớn đang được thể chế hóa bởi ĐCSTQ, điều sẽ gây tổn hại hơn nữa cho nền kinh tế vốn đã suy giảm của Trung Quốc.
Khôi phục sự tự chủ của Trung Quốc
Lý do được dùng để giải thích cho việc quay lại các chính sách thời Mao là giúp Trung Quốc tự chủ. ĐCSTQ muốn tách nền kinh tế của mình khỏi phương Tây để giảm thiểu sự phụ thuộc vào các mối quan hệ đối tác với phương Tây và bảo vệ Trung Quốc trước các lệnh trừng phạt của Mỹ trong tương lai. Một tàu container của hãng China Shipping Line đang xếp hàng tại cảng container chính ngày 13/08/2007 ở Hamburg, Đức. Hamburg là một trong những cảng lớn nhất của châu Âu. (Ảnh: Sean Gallup / Getty Images)
Đó là một ý tưởng hấp dẫn, nhưng nó không có tính thực tế. Các yếu tố cần thiết để tự lực – chẳng hạn như thị trường hiệu quả và tòa án minh bạch – đòi hỏi quyền tự do thông tin, quyền sở hữu tư nhân, đổi mới công nghệ, nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ và niềm tin vào tương lai. Tất cả những thứ này không thực sự tồn tại ở Trung Quốc.
Biện pháp duy nhất cho sự tồn tại của ĐCSTQ
Mặt khác, nền kinh tế đang lao dốc dưới hệ thống hiện tại của ĐCSTQ. Vì vậy, hẳn là có lý do khi hỏi tại sao không quay trở lại chủ nghĩa Mao.
Trên thực tế, việc ra tay giành quyền kiểm soát trước càng nhiều càng tốt đối với nền kinh tế có thể là cách duy nhất để ĐCSTQ có thể tồn tại trước đợt tấn công dữ dội sắp tới của các thảm họa kinh tế.
Một vài diễn biến sắp được trình bày cho thấy rõ ràng rằng ĐCSTQ đang hủy hoại Trung Quốc một cách toàn diện như thế nào.
Thực trạng nền kinh tế
Đầu tiên, ta có thể xem xét tình trạng thực tế của nền kinh tế được phản ánh bởi các tỷ lệ tăng trưởng “được báo cáo”. Dự báo tăng trưởng của Trung Quốc cho năm 2022 là 5,5%. Đánh giá tăng trưởng chính thức của ĐCSTQ trong quý đầu tiên của năm nay thấp hơn một chút ở mức 4,8%. Một số nhà kinh tế trong khu vực tư nhân nói rằng tăng trưởng của Trung Quốc cho năm 2022 sẽ vào khoảng 2 hoặc 3%.
Ngay cả khi những ước tính thấp hơn đó là chính xác, thì điều đó sẽ thể hiện sự sụt giảm lớn nhất về tăng trưởng kinh tế mà Trung Quốc từng chứng kiến kể từ sau vụ giết hại hàng loạt học sinh ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 của ĐCSTQ.
Nhưng ngay cả những ước tính thấp nhất cũng là không hợp lý.
Theo chỉ số Caixin, chỉ số phản ánh hoạt động sản xuất, Trung Quốc hiện ở mức 48, còn hồi tháng 4 là 46. Bất kỳ mức nào dưới 50 đều có nghĩa là tăng trưởng âm hoặc hoạt động sản xuất bị thu hẹp. Là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới, mức chỉ số tiêu cực đó phản ánh những khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc.
Lĩnh vực bất động sản sụp đổ do nợ nần
Còn nhiều tin xấu hơn nữa trong lĩnh vực phát triển bất động sản của Trung Quốc. Ngành công nghiệp chiếm khoảng 29% GDP tiếp tục suy sụp. Với ít người mua hơn, các chương trình giảm giá lớn đang diễn ra. Vào tháng 04/2022, giá nhà đã giảm ở 2/3 trong số 70 thành phố lớn nhất của Trung Quốc.
Sự sụp đổ do nợ nần của ngành này đang dẫn đến tình trạng vỡ nợ lan tràn ngay cả trong các ngân hàng và công ty phát triển bất động sản lớn nhất. Trên thực tế, hàng nghìn tỷ đồng nợ xấu đã tràn ngập cả khu vực kinh tế tư nhân và nhà nước.
Chính ĐCSTQ đã tạo ra sự méo mó trong lĩnh vực phát triển bất động sản thông qua hoạt động hối lộ, tham nhũng và những sai trái trong việc cho vay. Do đó ý tưởng cho rằng ĐCSTQ có khả năng giải quyết những vấn đề này thật ngốc nghếch.
Một lần nữa, dưới góc nhìn của ĐCSTQ, hiệu quả kinh tế không quan trọng bằng việc duy trì kiểm soát chính trị.
Tiêu diệt mối đe dọa từ các ông lớn công nghệ
Tất nhiên, mong muốn kiểm soát khu vực tư nhân của ĐCSTQ khiến nó đàn áp các công ty công nghệ lớn mạnh như Alibaba, Tencent và nhiều công ty khác. ĐCSTQ đổ lỗi rằng các công ty công nghệ lạm dụng quá mức vị thế độc quyền, nhưng vấn đề thực sự lại là quyền lực.
Các công ty công nghệ lớn có ảnh hưởng to lớn về tài chính và xã hội ở Trung Quốc, cũng như ở nhiều quốc gia khác. Chính công nghệ của họ, bao gồm cả các phương tiện truyền thông mạng xã hội, đang thúc đẩy văn hóa, chứ không phải ĐCSTQ đang làm việc đó. Những đối tượng có ảnh hưởng xã hội to lớn này không chỉ cạnh tranh với ĐCSTQ, mà họ còn đang tạo ra mối đe dọa đối với tính hợp pháp của ĐCSTQ.
Đương nhiên, ĐCSTQ đáp lại các mối đe dọa bằng cách tiêu diệt chúng. Đó là những gì thực sự diễn ra đằng sau sự thắt chặt kiểm soát đối với các ông trùm công nghệ. Hậu quả là những đợt sa thải nhân viên lớn diễn ra.
Tăng cường kiểm soát các doanh nghiệp tư nhân
Một phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi của ĐCSTQ sang chủ nghĩa Mao – và chắc chắn có liên quan đến việc gia tăng kiểm soát các công ty công nghệ – là kế hoạch sát nhập các công ty tư nhân với các doanh nghiệp nhà nước (SOEs) trên quy mô rộng rãi. Đó là một công thức khác dẫn đến suy giảm kinh tế. Nó là một thất bại thời của Mao, và giờ đây nó cũng sẽ là một thất bại.
Các công ty tư nhân thường hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với các SOEs vì họ thường phải tạo ra lợi nhuận để tồn tại. Mặt khác, các SOEs được điều hành bởi những người được bổ nhiệm thông qua chính trị, không phải doanh nhân. Trong hầu hết các trường hợp, các SOEs là những công ty tư nhân thành công mà ĐCSTQ đã tiếp quản vì lợi ích cá nhân của các đảng viên, những người sau đó rút hết tiền của khỏi các công ty và tái cấp vốn cho họ bằng các khoản vay từ ngân hàng trung ương, được gọi là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).
Sự “pha trộn” của cả hai loại hình công ty, về bản chất, chỉ là một cách nói khéo léo của việc ĐCSTQ tăng cường kiểm soát các doanh nghiệp tư nhân.
Sự lo sợ của người dân
Không có gì đáng ngạc nhiên khi sự bi quan là từ phản ánh chính xác nhất cách nhìn của người dân về tương lai vào năm 2022. Chính sách “zero-COVID” của ĐCSTQ giết chết các hoạt động kinh tế ở bất cứ nơi nào áp dụng. Các đợt phong tỏa dường như không bao giờ ngừng lại tại trên quy mô toàn thành phố đã khiến sản lượng, thu nhập của người tiêu dùng và chi tiêu giảm mạnh, cũng như khiến tỷ lệ tiết kiệm của người tiêu dùng tăng vọt một cách đáng kể. Tất nhiên, tỷ lệ thất nghiệp cũng đang gia tăng.
Theo PBOC, tiết kiệm tư nhân từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay đã tăng 7,86 nghìn tỷ CNY (nhân dân tệ), tương đương 1,7 nghìn tỷ USD, cao hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, tiêu dùng hộ gia đình giảm, có nghĩa là vào năm 2022 mọi người thậm chí còn mua sắm ít hơn so với thời kỳ phong tỏa gay gắt vào năm 2020. Một công nhân nhập cư Trung Quốc đi ngang qua Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh vào ngày 01/05/2013. Ngân hàng Nhân dân đã ban hành “Luật Ổn định Tài chính (Dự thảo để lấy ý kiến)” vào ngày 06/04/2022, nói rằng giải quyết rủi ro tài chính là một “chủ đề thường xuyên”. (Ảnh: Mark Ralston / AFP / Getty Images)
Đó là 1,7 nghìn tỷ USD không được chi tiêu vào nền kinh tế trong quý đầu tiên. Trong khi đó, GDP của Trung Quốc ở mức khoảng 14,7 nghìn tỷ USD hoặc thấp hơn. Hơn nữa, vào năm 2020, tiền tiết kiệm được đầu tư vào thị trường chứng khoán hoặc bất động sản. Tuy nhiên, vào năm 2022, người tiêu dùng đang phải trả nợ, trả trước các khoản thế chấp (để tránh phải trả lãi trong tương lai) và các biện pháp phòng vệ khác.
Cuối cùng, các đợt phong tỏa kéo dài trên khắp Trung Quốc đã dẫn đến việc suy giảm đơn đặt hàng trong ngành sản xuất và các ngành công nghiệp lớn khác, dẫn đến tình trạng sa thải nhân viên trên diện rộng.
Hồi sinh chủ nghĩa Mao để kiểm soát bất ổn về kinh tế và xã hội
Các phát ngôn của Bắc Kinh mang những dấu hiệu không thể nhầm lẫn về sự tuyệt vọng của ĐCSTQ trong việc tìm cách ổn định việc làm và nền kinh tế. Điều đáng chú ý là giữa sự hỗn loạn về kinh tế và xã hội, Mao Trạch Đông đã tìm kiếm và tìm thấy sự ổn định và vẫn nắm quyền cho đến cuối cùng.
Sự hồi sinh của chủ nghĩa Mao chỉ đơn giản là việc áp dụng các phương pháp đã được chứng minh để mở rộng quyền lực và sự kiểm soát đối với một đất nước đang rơi vào tình trạng bất ổn về kinh tế và xã hội.
Tác giả James R. Gorrie sống tại Nam California. Ông cũng là tác giả của cuốn sách The China Crisis (Cuộc khủng hoảng Trung Quốc) và của nhiều bài đăng trên blog: TheBananaRepublican.com.
Bảo Nguyên
Theo The Epoch Times