Thành trì xã hội đen của Trung Quốc và sự thật đằng sau việc thanh trừ băng đảng của chính quyền Bắc Kinh

Trần Phong

Bức ảnh chụp cảnh người dân thử súng trong một ngày công khai của cảnh sát ở Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, vào ngày 10 tháng 1 năm 2019. (Ảnh: STR / AFP)

Vụ việc một băng nhóm ở thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc hành hung phụ nữ, gần đây đã trở thành một làn sóng gây xôn xao dư luận. Lịch sử xã hội đen Đường Sơn khiến người ta kinh ngạc, những sự việc xảy ra gần đây đều liên quan đến thế giới ngầm.

Súng bị cấm ở Trung Quốc, nhưng tỷ lệ sở hữu súng bất hợp pháp ở thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc rất cao. Theo truyền thông Trung Quốc, năm 2015, cảnh sát thành phố Đường Sơn đã thu giữ hơn 1.200 khẩu súng và gần 32.000 viên đạn trong vòng 3 tháng (từ tháng 6 đến tháng 9)  trong “Chiến dịch đặc biệt săn súng”. Từ tháng 1/4 đến 7/5 năm 2017, cảnh sát Đường Sơn đã thu giữ được 207 khẩu súng trái phép và 20.000 viên đạn, hơn 1.800 kg thuốc nổ.

Điều khiến Đường Sơn nổi tiếng khắp Trung Quốc, ngoại trừ trận động đất năm 1976, chính là “Đội dao phay Đường Sơn” xuất hiện vài năm sau trận động đất. Theo Sina, sở dĩ có tên gọi là “Đội dao phay” vì các thành viên đều thích mang cặp sách màu xanh quân đội, trong mỗi chiếc cặp đều có một con dao phay sắc bén, có thể lấy ra chém bất cứ lúc nào. Ở Trung Quốc, quyền sở hữu tư nhân đối với súng và đạn bị cấm, vì vậy dao phay đã trở thành vũ khí cho các cuộc ẩu đả. 

Lãnh thổ hoạt động của đội dao phay Đường Sơn không giới hạn ở Đường Sơn. Theo The Epoch Times, họ đã từng xuống phía nam để bình định băng nhóm xã hội đen ở Thiên Tân, Đông Tiến và Tần Hoàng Đảo để giao chiến với “ngư bá” nơi đây, và cũng đánh cắp lãnh thổ và kinh doanh của Đông Bắc Giang. Họ còn cướp địa bàn hoạt động kinh doanh của các băng nhóm Đông Bắc. Những “chiến tích” này đã mang lại cho họ danh hiệu “Bá chủ số 1 ở Hoa Bắc”.

Mô tả của phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc về đội dao phay là tội ác tày trời, nhưng các diễn đàn trực tuyến đã cho rằng sự thật không hoàn toàn như vậy. Một người bản xứ Đường Sơn có bút danh là Joycee trên trang web Mitbbs.com (tên tiếng Trung là Diễn đàn vô danh) ở nước ngoài cho biết, trên thực tế đội dao phay giảng nghĩa khí, họ không làm hại làng xóm, lý do họ bị huỷ diệt vì họ đã chặn được đoàn xe của Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ. Rất khó để xác minh cụ thể, như cách nói chặn đường xe quân đội đã được kiểm chứng bởi truyền thông nhà nước. 

Năm 1983, ĐCSTQ đã phát động cái gọi là “đánh nghiêm” (Strike Hard)  trên toàn quốc. Cấp cao nhất của ĐCSTQ đề xuất rằng hình phạt đối với các vấn đề an ninh công cộng nên “nặng hơn và nhanh hơn” và “trao lại quyền tử hình cho các cấp dưới”.

Ngày 25 tháng 7 năm 1983, Lưu Phú Chi (Liu Fuzhi) – Bộ trưởng Bộ Công an Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ, đã gọi cho Cục Công an thành phố Đường Sơn, yêu cầu Đội dao phay phải bị tiêu diệt trong vòng một tuần, nếu không sẽ bị cách chức cục trưởng. Kết quả là hơn 600 người ở Đường Sơn đã bị bắt, trong đó có hơn 50 người bị kết án tử hình.

Kể từ năm 1983, ĐCSTQ đã thực hiện ba cuộc “đánh nghiêm” (Strike Hard). Theo NetEase, chỉ riêng cuộc đàn áp đầu tiên đã giết chết 24.000 người. Báo People’s Daily cho hay, lý do trực tiếp khiến Đặng Tiểu Bình quyết định đàn áp là vì đội dao phay Đường Sơn đã chặn đoàn xe của Đặng Tiểu Bình.

Vào mùa hè năm 1983, Đặng Tiểu Bình đã từ Bắc Kinh đến Bắc Đới Hà (Beidaihe) tỉnh Hà Bắc để nghỉ mát. Lúc đó chưa có đường cao tốc nên họ chỉ có thể đi đường quốc lộ, và đi qua Đường Sơn là con đường duy nhất để đi. Tuy nhiên, khi đoàn xe chạy ngang qua, xe của cảnh sát dọn đường lại không trả phí qua đường, không hiểu quy tắc của địa phương, điều này đã khiến Đội Dao phay tức giận.

Đoàn xe của Đặng Tiểu Bình bị bao vây bởi hàng chục thành viên đội dao phay, hai cảnh sát bị tấn công và chết tại chỗ còn xe cảnh sát bị đập vỡ. Đoàn xe bị tấn công suốt nửa tiếng đồng hồ, mãi đến khi Cục Công an thành phố Đường Sơn đến nơi, Đội dao phay mới “nể mặt cục trưởng”. Đặng Tiểu Bình rất tức giận, và cuộc “tấn công mạnh mẽ” (Strike Hard) bắt đầu. Đội dao phay Đường Sơn, vốn thống trị miền Bắc Trung Quốc trong vài năm, nhanh chóng bị bao vây và đàn áp, trở thành đối tượng đầu tiên bị dập.

Một điều khác khiến Đường Sơn trở nên nổi tiếng là lão đại Dương Thụ Khoan (Yang Shukuan), ông trùm xã hội đen ở địa phương hơn mười năm trước, biệt danh “Sói Đường Sơn”. Ông ta không chỉ sử dụng trái phép hàng chục khẩu súng, mà còn sở hữu một chiếc xe bọc thép, theo NetEase.

Dương Thụ Khoan sinh năm 1969 và bắt đầu lăn lộn kiếm tiền sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Vào những năm 1990, trong quá trình tái cơ cấu và chuyển đổi các doanh nghiệp Trung Quốc, ông đã mua một nhà máy đang trên đà phá sản thông qua các khoản vay ngân hàng, và sau đó cũng theo phương thức tương tự bán chúng đi. Năm 2000, Dương Thụ Khoan thành lập Tập đoàn Công nghiệp Hoa Vân, đồng thời chuyển sang kinh doanh tư nhân, sau đó trở thành thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.

Dương Thụ Khoan rất thích chơi xe, ông đã liên tiếp mua nhiều xe sang như Ferrari, Rolls-Royce, Mercedes-Benz, BMW … Người ta nói rằng, Dương Thụ Khoan đích thân đặt ra quy định: Những chiếc xe tầm trung như Toyota không được phép vào công ty. Đường Sơn ban đầu là một thành phố cấp ba ở Trung Quốc, nhưng Dương Thụ Khoan bằng chính sức mạnh của mình đã khiến những chiếc xe có tiếng xuất hiện ở Đường Sơn, nâng thành phố lên một tầm cao mới. 

Điều này cũng chưa là gì, điều mà Dương Thụ Khoan thích nhất là có nhiều phương tiện quân sự – một chiếc xe jeep lội nước, một chiếc Iveco quân sự, thậm chí cả xe bọc thép ngụy trang. Ông và đàn em của mình thường lái xe quân sự qua các con phố Đường Sơn, thể hiện uy vũ của mình, khiến người khác khiếp sợ và cũng khiến người ta ghen tỵ.

Một sở thích khác của Dương Thụ Khoan là chơi súng. Hai khẩu súng lục Browning đầu tiên của ông ta là do một Phó giám đốc Sở Công an Đường Sơn tặng. Dương sau đó đã “mượn” một khẩu súng từ kho vũ khí địa phương để chơi, kể từ đó nó cũng không được trả về.

Năm 2007, khi Dương Thụ Khoan bị bắt, cảnh sát đã thu giữ 35 khẩu súng lục các loại, 19 khẩu súng ngắn, một số súng trường và hơn 300 viên đạn, cũng như 12 hộp đựng hơi cay của cảnh sát. Vụ án được mệnh danh là “vụ án liên quan đến súng lớn nhất” kể từ khi ĐCSTQ được thành lập.

Với xe quân sự và súng đạn, Dương Thụ Khoan và băng nhóm của ông ta đã tống tiền hơn 800 triệu nhân dân tệ (120 triệu USD) từ các công ty khác và chiếm giữ một số khu mỏ.

Không giống như Hoa Kỳ, ở Trung Quốc luôn cấm súng, tuy nhiên tỷ lệ sở hữu súng bất hợp pháp ở thành phố Đường Sơn rất cao.

Ông Tôn, người thường làm ăn với các doanh nghiệp Đường Sơn, nói với phóng viên The Epoch Times rằng, Đường Sơn đầy rẫy các xí nghiệp sắt thép, mà đa số là xã hội đen. Nhiều doanh nhân tư nhân địa phương và nhà tư bản tư nhân đều là “cấu kết với xã hội đen ăn chia”.

Mười năm trước khi ông Tôn đến Đường Sơn, ông đã tiếp xúc với một số người “có năng lực hơn” trong khu vực địa phương. Họ đã giới thiệu với ông những chiếc xe gắn biển ‘Cảnh vệ’ của quân đội. Điều này khiến họ có lợi ích, một  là không ai dám khiêu khích bọn họ, thứ hai là có thể bỏ qua đèn tín hiệu giao thông, thứ ba là không cần trả tiền khi đi qua đường cao tốc.

Bản thân ông Tôn cũng đã từng trải nghiệm, “Một lần ngồi trong xe của họ, tôi gặp những cảnh sát vũ trang với mũ sắt đi kiểm tra trong đêm. Cảnh sát vũ trang yêu cầu người lái xe đưa bằng lái ra, và người lái xe nói: ‘Hãy nhìn biển số xe trước mặt’. Cảnh sát vũ trang liếc nhìn biển số xe lập tức chào rồi để chúng tôi đi”.

Theo ông Tôn, nhiều doanh nhân tư nhân ở Đường Sơn có súng, mũ bảo hiểm bọc thép và áo chống đạn trong văn phòng của họ.

Như tin đã đưa, sáng sớm ngày 10 tháng 6 năm nay, tại một nhà hàng đồ nướng ở Đường Sơn, một nhóm người đã đánh một số phụ nữ trẻ chỉ vì họ không chịu bắt chuyện. Sau khi vụ việc xảy ra, ai đó đã lan truyền bức ảnh chụp chung của hung thủ và cảnh sát địa phương. Chính NetEase của Trung Quốc đã có bài viết “Nhiều nhân viên cảnh sát ở Đường Sơn đã bị giam giữ! Cựu bí thư thành ủy làm tay sai cho thế lực ngầm”, theo đó ô dù bảo kê của xã hội đen địa phương là cựu Bí thư Ủy ban thành phố Đường Sơn Zhang He.

Nhà văn độc lập Gia Cát Dương Minh nói với phóng viên The Epoch Times, “Băng đảng”, hay “xã hội đen” dùng để chỉ các băng nhóm cướp nhà và chống lại chính quyền. Mà bây giờ băng nhóm xã hội đen lại thông đồng với chính quyền, cảnh sát và thổ phỉ là người một nhà, đó là sự lợi dụng lẫn nhau của người xấu để ăn chia lợi ích. 

Ông nói: “Về sự việc Đường Sơn, ít nhất cảnh sát cũng nhắm mắt làm ngơ trước thế lực tà ác này, nếu không thì tại sao xã hội đen lại biến mất khi ĐCSTQ thực hiện chiến dịch ‘đánh mạnh’ (Strike Hard)? Thực tế là thế giới ngầm có thật ở Trung Quốc chính là ĐCSTQ. Khi Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của ĐCSTQ, kêu gọi toàn dân ‘ngậm miệng kiếm tiền’, và khi ông ta muốn ‘tiêu diệt’ những học viên Pháp Luân Công tin vào Chân – Thiện – Nhẫn, ĐCSTQ đã trở thành băng đảng xã hội đen lớn nhất. Và ở một đất nước mà xã hội đen cai trị thì chuyện phi lý gì cũng có thể xảy ra”.

Related posts