Vũ Châu
Ngày 15/6, sinh nhật lần thứ 69 của ông Tập Cận Bình. Tổng thống Nga Putin, người bị cuốn vào cuộc chiến Ukraine, nhưng không quên gửi lời chúc mừng sinh nhật tới ông Tập qua điện thoại. Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh “sự hợp tác thực dụng” giữa Trung Quốc và Nga; ông Putin nói rằng ông phản đối “dùng vấn đề như Tân Cương, Hồng Kông và Đài Loan” để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Cuộc hội đàm trực tuyến này giữa 2 nhà lãnh đạo cũng nhận được sự chú ý và bình luận rộng rãi từ các kênh truyền thông.
Điểm nổi bật trong cuộc điện đàm mới nhất giữa ông Tập và ông Putin là gì? Tại sao ông Tập “trước sau như một, không rời xa, không bỏ rơi” ông Putin?
Làm mờ nhạt cuộc xâm lược, “càng thông cảm” với Nga hơn
Tạp chí Politico tại Mỹ cho rằng cuộc trao đổi qua lại mới nhất giữa Trung Quốc và Nga là “sự ủng hộ công khai thẳng thắn nhất” mà nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình dành cho ông Putin kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Nga – Ukraine, cũng là trái với lập trường của ông Tập khi kêu gọi ông Putin “tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia” vào ngày thứ 2 sau khi cuộc chiến tranh bùng nổ – “tất cả các nước” có thể được hiểu là bao gồm cả Ukraine; và lần điện đàm này ông Tập thậm chí đã không kêu gọi ngừng bắn.
Ông Chris Buckley, phóng viên trú tại Trung Quốc của The New York Times, cho biết cuộc trao đổi mới nhất giữa 2 nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc và Nga cho thấy, dù ông Tập Cận Bình có lo lắng thế nào đối với việc ông Putin xâm lược Ukraine, thì điều này cũng không tổn hại đến mối quan hệ hữu nghị thân thiết giữa Trung Quốc và Nga, “bởi vì mối quan hệ này giúp giảm bớt sự thù địch ngày càng tăng giữa Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ với Trung Quốc”.
Ông Thời Ân Hồng (Shi Yinhong), giáo sư đã nghỉ hưu tại Đại học Nhân dân Trung Quốc và là chuyên gia quan hệ quốc tế nổi tiếng, nói với báo chí rằng cuộc điện đàm giữa nguyên thủ Trung Quốc và Nga có hiệu ứng thân Nga và chống Mỹ hơn nữa.
Tiến sĩ Jaw-Ling Joanne Chang, trợ giảng tại Viện nghiên cứu Âu Mỹ của Viện Hàn lâm Khoa học Đài Loan, nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng sau cuộc điện đàm vào ngày thứ 2 của cuộc chiến Nga – Ukraine lần trước giữa ông Tập và ông Putin, đến ngày 15/6 họ mới có cuộc điện đàm lần nữa. Điều này cho thấy ĐCSTQ có sự do dự băn khoăn, “Khoảng thời gian trước không có cuộc điện đàm nào là có lý do. Trung Quốc Đại Lục biết rằng bản thân đứng ở mặt đối lập trong lịch sử (trước cuộc chiến Nga – Ukraine) – Mỹ kêu gọi họ đứng về phía bên đúng đắn của của lịch sử; nếu họ đứng quá gần với ông Putin, họ sẽ càng làm nổi bật mối quan hệ Trung – Nga không giới hạn, điều này vốn không phải là một hình ảnh tích cực cho Đại Lục.”
Ông Chris Buckley nói rằng trong báo cáo của Tân Hoa Xã, những lời lẽ của Trung Quốc về cuộc chiến của Nga đối với Ukraine là lảng tránh và sai sự thật. “Không hề sử dụng cách nói ‘chiến tranh’ hoặc ‘xâm lược’, mà chỉ sử dụng ‘vấn đề Ukraine’ để kiểu xử lý một cách mơ hồ”.
Tiến sĩ Jaw-Ling Joanne Chang chỉ ra rằng Tân Hoa xã nói trong một thông cáo báo chí rằng Trung Quốc “đưa ra các phán đoán độc lập” từ “kinh độ vĩ độ lịch sử và đúng – sai” của vấn đề Ukraine. “‘Kinh độ và vĩ độ lịch sử’ là đề cập đến lịch sử Ukraine từng là một phần của Liên Xô cũ; ‘Đúng và sai’ chính là cái gọi là nguyên nhân và bối cảnh của cái gọi là mở rộng NATO”, điều này thể hiện sự hiểu biết và khoan dung của Bắc Kinh đối với Điện Kremlin.
Trung Quốc muốn “liên thủ với Nga chống Mỹ”, lạc quan khi kẻ thù của Mỹ sừng sững không đổ
Tiến sĩ Rajan Menon, một trợ lý trong các vấn đề quốc tế và cộng đồng tại Đại học Columbia và là cựu thành viên cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, nói với VOA: “Trung Quốc và Nga là đối tác thực dụng hơn là một liên minh ý thức hệ. Hai nước cũng có quan điểm tương tự về đối đãi với thế giới và cùng chỉ trích Mỹ; cả hai đều nhấn mạnh rằng họ muốn nhìn thế giới đa cực hơn là đơn cực, chính là không muốn thấy Mỹ thống trị … Kể từ cuộc khủng hoảng Crimea năm 2014 về sau này, quan hệ Mỹ – Nga xấu đi, trong khi quan hệ Trung – Nga được cải thiện ”.
Chuyên gia quan hệ quốc tế Thời Ân Hồng nói với báo chí rằng từ báo cáo của Tân Hoa Xã có thể thấy, ông Tập Cận Bình không nhắc lại “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện“, mà chỉ “nhấn mạnh ‘quan hệ song phương’ thực dụng ở mức độ tương đối thấp”, đây là điều có ý vị sâu xa”.
Tân Hoa xã đưa tin, Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục ủng hộ lẫn nhau với Nga trong các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi và các mối quan tâm lớn như chủ quyền và an ninh, đồng thời tăng cường hợp tác chiến lược giữa hai nước. Trong khi đó, nguồn tin của Điện Kremlin cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh “tính hợp pháp của các hành động của Nga nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia cơ bản của mình khi đối mặt với những thách thức an ninh do các thế lực bên ngoài đặt ra”.
Tiến sĩ Richard Weitz, một thành viên cấp cao tại Viện Hudson và là chuyên gia nghiên cứu về Nga và Trung Á, nói với VOA rằng: “Ông Tập Cận Bình không nói rằng ông ấy ủng hộ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga đối với Ukraine, cũng như không nói rằng ông ấy ủng hộ chính sách ngoại giao của Tổng thống Putin. Tất nhiên, ông ấy không nói rằng ông ấy ủng hộ Ukraine, và ông ấy rõ ràng là thân với Nga. Lý do là ông ấy không muốn ông Putin thất bại, bởi vì sự tồn tại của ông Putin có lợi cho việc khiến Mỹ và phương Tây bận rộn nhắm vào Nga, chứ không phải chỉ chăm chăm nhìn vào Trung Quốc. Tôi không biết liệu ông ta có thực sự ủng hộ hành vi của ông Putin về mặt tư tưởng hay không, hay liệu có giống như ông ấy nói, rốt cuộc là ông Tập thích ông Putin nhường nào, điều này thực ra không quan trọng. Tôi chỉ là cho rằng, họ (Trung Quốc) cần lợi dụng tình hình phức tạp này để khiến Mỹ có thêm kẻ thù.”
Tập Cận Bình bị lợi dụng hay là cả Tập và Putin đều có được thứ mình cần?
Tạp chí The Diplomat tại Mỹ cho rằng ông Putin đã thèm muốn Ukraine từ lâu và có kế hoạch sử dụng Trung Quốc làm hậu thuẫn cho sự mạo hiểm của mình ở Ukraine; khi ông đặt ông Tập Cận Bình và toàn thể người dân Trung Quốc vào vị trí công khai ủng hộ mình và sự ủng hộ của tất cả người dân Trung Quốc thì bèn “bóp cò tấn công Ukraine”.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Richard Weitz thuộc Viện Hudson nói với VOA rằng: “Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc thua thiệt trong việc ủng hộ Nga, đó là một sự khôn ngoan. Nếu Nga thắng, đối với Trung Quốc (ĐCSTQ) thì tất nhiên là tốt; nhưng nếu thua, ĐCSTQ không có gì để mất. Hiện tại ĐCSTQ không hỗ trợ quân sự cho Nga, không cho thấy được lợi ích thực tế, nhưng lại thường nói những điều dễ nghe. Bên cạnh đó, ủng hộ Nga sẽ không làm tổn hại đến mối quan hệ vốn đã xấu đi giữa Trung Quốc và Mỹ. Sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Nga không chỉ làm hài lòng Nga, mà còn cản trở Mỹ và phương Tây, đó chính là điều mà ĐCSTQ mong muốn.”
Bloomberg News cho biết, ông Tập vẫn luôn khát vọng “thể hiện Trung Quốc trên vũ đài thế giới” với tư cách là một nền kinh tế lớn thứ hai có trách nhiệm.
Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) phiên bản tiếng Anh xuất bản bài viết nói rằng Bắc Kinh và Moscow, hai kẻ thù từ thời Chiến tranh Lạnh, đã tăng cường hợp tác với nhau trong những năm gần đây “để đối kháng lại những gì họ coi là địa vị trí điều phối toàn cầu của Mỹ”.
Theo tiến sĩ Jaw-Ling Joanne Chang, trong nước Trung Quốc có tồn tại sự chia rẽ về chính sách đối với Nga của chính phủ (Trung Quốc), chẳng hạn như việc chuyển ông Lạc Ngọc Thành thuộc phe thân Nga khỏi Bộ Ngoại giao. Cuộc điện đàm giữa ông Tập Cận Bình và ông Putin cũng có vài tầng ý tứ. Đầu tiên là Mỹ gần đây liên lạc các đồng minh khắp nơi, hơn nữa thu hoạch cũng nhiều, do đó Trung Quốc cũng cần tìm một đồng minh; Thứ hai là Nga sẵn sàng bày tỏ công khai yêu cầu cộng đồng quốc tế không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, bao gồm Tân Cương, Hồng Kông và Đài Loan, đây là điều mà ông Tập Cận Bình muốn nghe nhất; thứ ba, ông Tập hy vọng sẽ nhấn mạnh một thực tế trong cộng đồng quốc tế rằng Mỹ không đại diện cho ý kiến chủ lưu.
Tiến sĩ Peter Kuznick, giáo sư lịch sử tại Đại học American, nói với VOA rằng xét về dân số, Nga đã chiếm lợi thế rất lớn, “đã nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia với tổng dân số 2,7 tỷ người”.
Mặc dù một số nhà phân tích cho rằng “các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang lấy lòng Nga”, cũng có ý kiến cho rằng “Moscow đang ‘theo đuổi’ Bắc Kinh“, điều này cho thấy cộng đồng quốc tế đã quan sát thấy rằng cả Trung Quốc và Nga đều đang theo đuổi mối quan hệ ràng buộc với nhau ở một mức độ nào đó. Họ đều họ đều tin rằng điều này sẽ thúc đẩy lợi ích của họ.
Vũ Châu, VOA