Ghép tạng khẩn cấp tại Trung Quốc, thời gian chờ tạng “hiến tặng” chỉ 1 ngày

Cảnh cấy ghép tạng trong phim tài liệu “Harvested Alive” – Thu hoạch sống

Truyền thông Trung Quốc Đại Lục đưa tin, đầu năm 2022, Bệnh viện Tim mạch trực thuộc Đại học Hạ Môn đã thực hiện ca ghép tim khẩn cấp cho một bệnh nhân. Bệnh nhân này chỉ chờ một ngày để có người hiến tim.

Các ca ghép tim khẩn cấp diễn ra thường xuyên ở Trung Quốc. Về vấn đề này, ông Lý Húc Đông (Li Xudong), phó giáo sư tại Đại học Y khoa Virginia, nói với The Epoch Times, “(Theo dữ liệu của Trung tâm Y tế Đại học Duke vào tháng 1/2022) ở Mỹ, thời gian chờ đợi trung bình để cấy ghép tim là 167 ngày. Tại Trung Quốc, liên tiếp có rất nhiều trường hợp, chỉ cần 1 ngày hoặc vài ngày là có thể tìm thấy người cung cấp tim phù hợp, điều này gây nghi ngờ về nguồn tạng được cung cấp.”

Trang Sina đưa tin, tháng 1/2022, Bệnh viện Tim mạch trực thuộc Đại học Hạ Môn (gọi tắt Bệnh viện Tim mạch Hạ Môn) liên tiếp thực hiện các ca cấy ghép tim trong tình trạng cấp cứu và nguy kịch cho hai bệnh nhân cùng 57 tuổi.

Trong số đó, bệnh nhân họ Ngô đã quyết định ghép tim vào ngày 23/1. Vào lúc 5:00 sáng ngày 24/1, ông Ngô Tích Giới (Wu Xijie), phó giám đốc Bệnh viện Tim mạch Hạ Môn, dẫn đầu nhóm phẫu thuật tim đến một bệnh viện khác để lấy tim; lúc 6:15, nhóm trở lại Bệnh viện Tim mạch Hạ Môn; trước 8:00 sáng, trái tim này đập mạnh mẽ trong người ông Ngô (bệnh nhân).

Một bệnh nhân khác, họ Lý, cũng đã hoàn thành ca ghép tim khẩn cấp vào tháng 1/2022.

Cả 2 trường trường nói trên không phải là trường hợp cá biệt.

Vào ngày 6/5/2022, Mục Kiến Cương (Mu Jiangang), một giáo viên tại Đại học Lan Châu, nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán, do đột ngột bị nhồi máu cơ tim diện rộng và được đưa vào danh sách chờ người hiến tim; 4 ngày sau, vào ngày 10/5, Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán đã tìm người cung cấp tim phù hợp, và tiến hành thay một trái tim khỏe mạnh cho Mục Kiến Cương.

Vào tháng 6/2020, công dân Trung Quốc Tôn Linh Linh (Sun Lingling) mắc một căn bệnh hiếm gặp về hệ thống miễn dịch trong thời gian thực tập tại Nhật Bản, gây ra tổn thương tim không thể phục hồi. Vào giữa tháng 6, đội ngũ y tế chăm sóc cho cô đã đưa cô đến Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán ở Trung Quốc trên một chuyến bay thuê bao. Trong vòng 10 ngày, Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán đã liên tiếp chuẩn bị 4 quả tim phù hợp cho cô gái 24 tuổi Tôn Linh Linh, và cuối cùng đã chọn ra được người hiến tặng chất lượng nhất để hoàn thành ca phẫu thuật ghép tim cho cô.

Sau khi virus Vũ Hán bùng phát, các bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán cũng lần lượt được ghép phổi đôi cấp tốc, điều này cũng khiến cộng đồng quốc tế lo lắng về nguồn cung cấp nội tạng của họ.

Hiện tượng cấy ghép nội tạng khẩn cấp là phổ biến

Vào ngày 29/2/2020, một bệnh nhân nam 59 tuổi bị viêm phổi nặng do mắc viêm phổi ở Vũ Hán đã được cấy ghép hai lá phổi tại một bệnh viện ở thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Thời gian chờ phẫu thuật của bệnh nhân tại bệnh viện chỉ có 5 ngày, bác sĩ chính trong ca phẫu thuật này là Trần Tĩnh Du (Chen Jingyu).

Một ngày sau, ngày 1/3, một bệnh viện ở Chiết Giang, Trung Quốc đã thực hiện ca ghép hai lá phổi cho một bệnh nhân nữ mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán. Bác sĩ phẫu thuật chính của ca phẫu thuật này là Hàn Uy Lực (Han Weili).

Vào ngày 8/3 cùng năm, một người đàn ông 70 tuổi cũng được phẫu thuật ghép 2 phổi tại cùng một bệnh viện nói trên.

Vào ngày 10/3 cùng năm, ông Trần Tĩnh Du đã thực hiện ghép 2 phổi cho một bệnh nhân nam 73 tuổi bị viêm phổi Vũ Hán. Thời gian chờ người hiến phổi để phẫu thuật chưa đến 5 ngày.

Ngày 12/3 cùng năm, ông Trần Tĩnh Du thực hiện ca ghép phổi cho hai người 66 tuổi bị bệnh hiểm nghèo ở Tứ Xuyên. Trong số đó, một trường hợp được ghép phổi đôi khẩn cấp.

Ở Trung Quốc, các ca ghép gan khẩn cấp cũng rất phổ biến.

Theo Báo cáo thường niên năm 2006 về đăng ký ghép gan của Trung Quốc, từ ngày 6/4/2005 đến ngày 31/12/2006, trong số 8.486 trường hợp được ghép gan tại 29 trung tâm cấy ghép tạng thì có 1.150 trường hợp là phẫu thuật khẩn cấp, chiếm 26,6%.

Năm 2003, Bệnh viện Trường Chinh Thượng Hải cho biết đã thực hiện 120 ca ghép gan khẩn cấp trong 3 năm từ 2003 – 2006, trong đó nhanh nhất là ca ghép gan khẩn cấp trong vòng 4 giờ sau khi nhập viện.

Trong 1 tuần từ ngày 22/4 đến ngày 30/4/2005, bệnh viện này đã thực hiện 16 ca ghép gan và 15 ca ghép thận.

Thậm chí, tình trạng người hiến tạng dự phòng để cấy ghép không phải là hiếm ở Trung Quốc.

Vào tháng 9/2005, ông Hoàng Khiết Phu (Huang Jiefu), Thứ trưởng Bộ Y tế của Trung Quốc, đã tháp tùng một phái đoàn trung ương do ông La Cán, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn đầu, đến Tân Cương để tham gia lễ kỷ niệm 50 năm khu tự trị và thực hiện một cuộc phẫu thuật cho một quan chức đảng ở Tân Cương bị ung thư gan. Ông Hoàng Khiết Phu đã tìm và lấy được hai lá gan sống phù hợp từ Quảng Châu và Trùng Khánh trong vòng một ngày, để làm gan dự phòng.

Đằng sau việc thời gian chờ đợi nội tạng ngắn bất thường

Trong khi hệ thống hiến tạng Trung Quốc đi sau các nước phát triển vài thập kỷ, tại sao thời gian chờ đợi để được cấy ghép nội tạng ở nước này lại ngắn một cách lạ thường đến vậy?

ĐCSTQ chưa bao giờ đưa ra tuyên bố đáng tin cậy về nguồn cung nội tạng. Phần lớn các trường hợp không tiết lộ bất kỳ nguồn cung nội tạng nào hoặc nói không rõ ràng.

Đồng thời, nhiều cuộc điều tra của cộng đồng quốc tế đã cáo buộc ĐCSTQ mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm còn sống.

Vào tháng 6/2016, 3 nhà điều tra – nhà báo điều tra kỳ cựu Ethan Gutmann, luật sư nhân quyền người Canada David Matas, và cựu Quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương David Kilgour Kilgour, đã phát hành một báo cáo điều tra tại Washington, Mỹ, và chỉ ra rằng số lượng nội tạng các ca cấy ghép ở Trung Quốc là khoảng 60.000 đến 100.000 ca mỗi năm; từ năm 2000 đến năm 2016, con số này có thể lên tới 1,5 triệu ca; nguồn cung cấp nội tạng chủ yếu là từ những người tập Pháp Luân Công.

Vào tháng 3/2020, Tòa án Độc lập ở London, Vương quốc Anh, đã đưa ra một báo cáo dài 160 trang nói rằng “hoạt động thu hoạch nội tạng sống đã diễn ra trên quy mô lớn trên khắp Trung Quốc trong nhiều năm, và những người tập Pháp Luân Công là một trong số nhóm người làm nguồn cung nội tạng – và rất có thể là nguồn cung chính.” “Cuộc đàn áp và kiểm tra y tế tập trung vào người dân Duy Ngô Nhĩ là tình huống tương đối gần đây.”

Báo cáo cho biết: “Không có bằng chứng cho thấy hoạt động này đã chấm dứt.”

Related posts