Người nghèo Trung Quốc trắng tay sau ‘zero Covid’, làm thất bại chiến lược tăng trưởng của ông Tập

Trường Phi

Khoảng 1 tỷ người Trung Quốc không có quyền tiêu dùng. Sau đại dịch và phong toả khắc nghiệt, con số này có thể đã tăng lên nhiều, tiêu dùng sẽ không bao giờ có thể trở thành động lực tăng trưởng theo chiến lược của ông Tập Cận Bình (Wikimedia Commons)

Trước khi có đại dịch, con số 600 đến 900 triệu người Trung Quốc không có quyền tiêu dùng đã đe dọa làm thất bại chiến lược tăng trưởng dựa trên tiêu dùng nội địa và xuất khẩu của ông Tập. Sau đại dịch, thêm bao nhiêu trăm triệu người Trung Quốc gia nhập vào đội ngũ không có quyền tiêu dùng? Bao nhiêu tài sản của người Trung Quốc đang lặng lẽ biến mất trong các NHTM đổ vỡ? Trong thị trường BĐS đang lao dốc? Các số liệu vĩ mô đang kể cho chúng ta một câu chuyện khác với những gì chế độ Bắc Kinh muốn kể…

Tuyên bố ‘không còn người nghèo’, Trung Quốc ra chiến lược tăng trưởng dựa vào tiêu dùng

Trước đại dịch, tăng trưởng kinh tế, ổn định tài chính – xã hội ở Trung Quốc đã có nhiều dấu hiệu rệu rã. Tăng trưởng suy giảm, thị trường bất động sản (BĐS) bắt đầu xì hơi, nợ xấu và thanh khoản ở các ngân hàng thương mại (NHTM) bắt đầu bộc lộ và đặc biệt là tiêu dùng ảm đạm…

Trước thực trạng này, ông Tập Cận Bình tuyên bố một chiến lược tăng trưởng mới: chiến lược tăng trưởng kinh tế ‘lưu thông kép’. Đây là một chiến lược dựa thúc đẩy tăng trưởng không chỉ dựa trên xuất khẩu mà còn dựa trên tiêu dùng. Chiến lược này tuyên bố gần như song song với tuyên bố của ông Tập rằng không còn người nghèo ở Trung Quốc, một ‘thành tích rực rỡ về xóa đói giảm nghèo ở một quốc gia đang phát triển’. Điều này dễ hiểu vì nếu tỷ lệ dân cư thuộc tầng lớp nghèo mà lớn, tầng lớp trung lưu mà nhỏ thì bất kể Trung Quốc có bao nhiêu tỷ phú xếp hạng toàn cầu, tiêu dùng của Trung Quốc vĩnh viễn không bao giờ có thể trở thành động lực tăng trưởng.

Gần một tỷ dân Trung Quốc không có quyền tiêu dùng trước đại dịch

Hệ thống phân phối của cải của Trung Quốc vốn được xác lập dựa trên tuyên truyền là vì “giai cấp vô sản”, lấy của người giàu chia cho người nghèo. Đó chính là hệ thống phân phối rất bất công của chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) tại Trung Quốc.

Trên thực tế, sau khi giành được chính quyền và tư hữu hoá tài sản quốc gia, hệ thống này đặc biệt “thiên vị” tầng lớp lãnh đạo, thân cận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Nhà nước Trung Quốc.

Đặc biệt sau giai đoạn “mở cửa”, các đặc quyền, đặc lợi kinh tế chỉ dành cho nhóm này, đây là lý do khoảng cách giàu – nghèo tại Trung Quốc ngày một lớn. Sức tiêu dùng của người dân cùng với sự thịnh vượng của cả Trung Hoa thực tế đang tuột dốc, nhưng khối tài sản của giới tinh hoa lại ngày một lớn hơn.

Vấn đề là, nền kinh tế Trung Quốc trước đây tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, do đó, mọi người không mấy quan tâm tới sức tiêu thụ ngày một yếu đi của người dân Trung Quốc. Và hiển nhiên, chẳng ai thực sự biết rằng “một Trung Quốc hào nhoáng” lại có thể mục ruỗng đến thế…

Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết trong một cuộc họp báo tháng trước rằng 600 triệu trong số 1,4 tỷ cư dân Trung Quốc sống với thu nhập hàng tháng chỉ 1.000 NDT (tương đương 146 USD).

Cao Dewang, một doanh nhân và là chủ tịch của một trong những nhà sản xuất kính lớn nhất trên thế giới. Ông đã trở nên nổi tiếng quốc tế sau khi xuất hiện trong bộ phim tài liệu American Factory và nói rằng từ 900 triệu đến 1 tỷ người Trung Quốc “không có quyền tiêu dùng”. Đoạn clip đã được lan truyền rộng rãi trên mạng ở Trung Quốc.

Nhưng mọi sự còn tồi tệ hơn vì ‘Zero Covid’: Những kiếp người lầm than

Gần đây, cư dân mạng Trung Quốc lan truyền rầm rộ một bức ảnh chụp màn hình WeChat Moments của nữ diễn Hác Lôi (Hao Lei). Cô đã ghi lại những gì bản thân nhìn thấy khi đang ăn tại một quán ăn ở Bắc Kinh:

Tôi gặp ba kiểu người khi đang ăn ở quầy thức ăn ở tầng dưới. Hai anh mập lấy túi ni-lông gói thức ăn thừa ở bàn bên cạnh; một cô nhặt những chai nước giải khát mà chủ hàng không dọn đi. Một người đàn ông trông gầy yếu, khoảng 60 tuổi, khoác chiếc ba lô trên lưng đi lại trên phố nhiều lần. Ông rót nước thừa trên các bàn vào chai nước của mình rồi lại ngồi ở một chiếc bàn trống phía xa. Trước mặt ông là một hộp cơm tròn màu trắng loại dùng một lần, nhưng nó trống không… Ông đang đợi gì? Hộp cơm trống rỗng như đôi mắt trống rỗng của ông, đầy vô vọng…”.

Những người dân nghèo ở các vùng nông thôn Trung Quốc luôn dồn toàn bộ tiền cho con cái đến trường đại học. Bởi vì những phúc lợi xã hội hay hỗ trợ của chính phủ không thể đến được với những nơi xa xôi như họ. (Ảnh chụp video)

Cô Hác Lôi cảm thán: “[Tôi] sống ở đây mười mấy năm, ăn không biết bao nhiêu bữa trên con phố này, chưa bao giờ thấy cảnh tượng thê lương như vậy. Đây là Bắc Kinh, một đoạn đường ở thủ đô phồn hoa còn như thế, vậy ở những địa phương nhỏ khác họ sống ra sao?”

Nữ diễn viên được cho là một người hết lòng tin theo đạo Phật. Cô viết: “Đó thực sự là nhân quả? Vậy làm sao để có thể gieo ‘nhân’ lành ngay lập tức và chấm dứt [những tháng ngày] ăn ‘quả’ ác vô vị này? Khẩn cầu chư Phật mười phương phù hộ cho chúng sinh đáng thương!”.

Diễn viên Hác Lôi viết trên WeChat Moments, mô tả lại những gì cô nhìn thấy trên đường phố Bắc Kinh. (Nguồn ảnh: Weibo)

Tiêu dùng ở Trung Quốc không vượt qua được ‘giờ đen tối’

Xét về yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu phụ thuộc vào nhu cầu bên ngoài, phát triển cơ sở hạ tầng phụ thuộc vào ngân sách (bao gồm cả vay nợ chính phủ để có tiền đổ vào đầu tư hạ tầng), và tiêu dùng phụ thuộc vào người dân.

Khi cần kích thích tăng trưởng kinh tế, các hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng cần phải năng động và kiểm soát mạnh nhất (để tránh thất thoát) thì mới đủ sức phát huy sức mạnh tài chính.

Nhưng tiêu dùng thì khó tác động hơn nhiều, nó hoàn toàn phụ thuộc vào túi tiền, khả năng sẵn sàng chi trả của người dân. Với người làm chính sách mà nói, nó gần như không có điểm bắt đầu.

Phía chính sách muốn kích thích tiêu dùng thường là khi người tiêu dùng thường muốn giảm chi tiêu và tăng tiết kiệm vì nhiều lý do khác nhau, và mức độ sẵn sàng tiêu dùng của họ không cao. Khi người tiêu dùng thắt chặt hầu bao, các chính sách kích cầu thường là cào bằng, khó có kết quả tức thì. Vì lý do tương tự, sau khi dịch bệnh được kiểm soát từ tháng 3, dữ liệu tiêu thụ phục hồi hàng tháng, nhưng mức tiêu thụ phục hồi sau nới lỏng mà mọi người mong đợi đã không đến như dự kiến ở Trung Quốc.

Một người thợ đang cắt tóc cho một em bé trên đường phố Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 28/11/2014. Trong khi Trung Quốc hiện là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới thì bất bình đẳng thu nhập vẫn là một thách thức lớn tại đây. Một phần lớn dân số nước này đang sống dưới chuẩn nghèo quốc gia. (Ảnh: Kevin Frayer / Getty Images)

Thông thường, chúng ta sử dụng tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng xã hội làm đại diện cho nhiệt lượng tiêu dùng. Trong tháng 5 năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng được cải thiện so với tháng trước, nhưng vẫn giảm âm, chỉ là giảm ít hơn tháng Tư vốn đã giảm rất sâu.

Theo số liệu của năm 2019 trước đại dịch, tổng doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng trong năm là 40,8 nghìn tỷ nhân dân tệ, trong đó doanh thu ăn uống chiếm 11,45% và doanh thu bán lẻ chiếm 89,44%. Về doanh số bán hàng hóa, các doanh nghiệp trên quy mô được chỉ định (doanh thu hàng năm không dưới 5 triệu nhân dân tệ và nhân viên không dưới 60 tuổi) chiếm 34% doanh số bán hàng và dưới quy mô được chỉ định chiếm 66%.

Xét về cơ cấu mặt hàng trên quy mô quy định, ô tô chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 28,4%; tiếp theo là ngũ cốc, dầu, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, rượu chiếm 14,8%; xăng dầu và các sản phẩm (14,5%) Tiếp theo là quần áo, giày dép, mũ nón, dệt may (9,8%), điện gia dụng và thiết bị nghe nhìn (6,6%).

Theo số liệu năm 2022, do ảnh hưởng của dịch bệnh, doanh số bán lẻ trong tháng 4 và tháng 5 giảm lần lượt 11,1% và 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu tháng 5 đã được sửa chữa theo tháng, nhưng nó đã không trở lại tích cực ngay cả khi các biện pháp phong toả nới lỏng hơn.

Số liệu tiêu dùng trong 10 năm qua cho thấy sức tăng trưởng bán lẻ của Trung Quốc suy giảm đều. Đây là dấu hiệu xấu, chứng minh các nhận định rằng tỷ trọng dân cư khu vực trung lưu của Trung Quốc dường như ngày một thu hẹp. Khi của cải của quốc gia chỉ vào tay các gia tộc tinh hoa thì đây là kết quả tất yếu về tiêu dùng.

Tăng trưởng tiêu dùng so cùng kỳ trong 10 năm qua đã suy giảm dần, đặc biệt khó phục hồi sau đợt phong toả covid-19 khắc nghiệt (Nguồn: Trading Economics)

Niềm tin của người tiêu dùng chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như việc làm và thu nhập, và ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng. Niềm tin của người tiêu dùng liên quan chặt chẽ đến kỳ vọng của người tiêu dùng, sẽ mất thời gian để kỳ vọng đảo ngược. Ở giai đoạn này, sự suy giảm khả năng ổn định việc làm do dịch bệnh gây ra là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến niềm tin tiêu dùng của người dân.

Sau khi dịch bùng phát, theo số liệu chính thức, tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát ở khu vực thành thị trong tháng 4 và tháng 5 lần lượt là 6,1% và 5,9%, ở mức tương đối cao trong những năm gần đây; trong khi tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 16-25 tuổi lần lượt là 18,2% và 18,4%.% ở vị trí cao. Gần đây, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã ra chỉ lệnh rằng giảm tỷ lệ thất nghiệp là ưu tiên hàng đầu. Động thái này cho thấy Trung Quốc đang chật vật chống đỡ với thất nghiệp và tiêu dùng.

Rõ ràng, tài sản chảy vào túi của giới tinh hoa ĐCSTQ kèm thêm gần 3 năm chính sách phong toả phòng dịch covid khắc nghiệt đang tước đi quyền được tiêu dùng của hàng tỷ người Trung Quốc. Như một kiểu ‘gậy ông đập lưng ông’, ông Tập không thể nào thực thi được chiến lược tăng trưởng dựa vào tiêu dùng nội địa.

Trường Phi

Related posts