Huyền Anh
ĐCSTQ đã bác bỏ bài phát biểu của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, nơi bà Ardern cho biết sẽ kiên định với các trật tự dựa trên quy tắc khi chế độ Trung Quốc ngày càng trở nên không e dè và sẵn sàng thách thức các luật lệ quốc tế.
Phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại New Zealand gọi các lời nhận định của bà Ardern là “sai lầm” và “đáng tiếc”, đồng thời khẳng định những bình luận như vậy là “không hữu ích” cho việc tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau cũng như giữ cho mối quan hệ song phương đi đúng hướng.
Với tư cách là một đối tác, bà Ardern đã được mời tham dự phiên họp của NATO, nơi lần đầu tiên khối liên minh quân sự này chính thức công nhận Trung Quốc là một mối đe dọa an ninh.
Trong bài phát biểu của mình, bà Ardern lưu ý New Zealand không phải có mặt tại sự kiện này để mở rộng liên minh quân sự, hơn nữa đất nước của bà có có chính sách đối ngoại “độc lập một cách quyết liệt”.
Tuy nhiên trong khi đề cập đến ĐCSTQ, Thủ tướng New Zealand nhấn mạnh rằng NATO và các đồng minh cần phải “đứng vững” trên trật tự dựa vào các quy tắc của thế giới.
Bà Ardern phát biểu: “Tại đây, chúng ta phải phản ứng với những hành động mà chúng ta chứng kiến. Chúng ta phải đứng vững trên trật tự dựa vào các quy tắc, kêu gọi can dự ngoại giao và lên tiếng chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền mọi lúc, mọi nơi mà chúng ta thấy chúng”.
Lời bình luận của bà Ardern về việc Trung Quốc vi phạm nhân quyền không được nhắc hay đề cập đến, tuy nhiên phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc cho biết ĐCSTQ phản đối việc các quốc gia áp đặt “ý chí riêng” và áp đặt các định nghĩa về quy tắc quốc tế lên những bên khác, cho rằng điều đó “phá hoại” nền hòa bình toàn cầu.
Lời cảnh báo cho New Zealand
Khái niệm Chiến lược mới nhất của NATO tuyên bố rằng Bắc Kinh đã sử dụng đòn bẩy kinh tế để “tạo ra sự phụ thuộc và nâng cao tầm ảnh hưởng của mình”, đáng chú ý nhất là thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường.
“Trung Quốc sử dụng một loạt các công cụ chính trị, kinh tế và quân sự để gia tăng dấu ấn và sức mạnh các dự án trên toàn cầu trong khi vẫn chưa rõ ràng về chiến lược, ý định và việc xây dựng quân đội của mình”, trích dẫn tài liệu Khái niệm Chiến lược của NATO .
Bà Ardern cũng đề xuất với hội nghị thượng đỉnh NATO rằng liên kết Ấn Độ-Thái Bình Dương nên được tăng cường thông qua “các mối quan hệ và xây dựng kinh tế” hơn là quân sự hóa.
Phát ngôn viên tòa đại sứ Trung Quốc đã đáp lại bằng cách khẳng định rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia Thái Bình Dương là vì mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh sự phát triển.
Phát ngôn viên tuyên bố nếu thực sự có leo thang căng thẳng ở Thái Bình Dương, thì đó không phải là do Trung Quốc gây ra.
Vị phát ngôn viên này cũng đưa ra một cảnh báo nhẹ với New Zealand khi nói rằng chế độ Trung Quốc sẽ “sẵn sàng” làm việc với nước này thông qua “hợp tác cùng có lợi” bằng cách tôn trọng lẫn nhau và loại bỏ sự khác biệt.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của New Zealand và quốc đảo nhỏ bé này thường tránh sử dụng ngôn từ mạnh mẽ đối với chế độ cộng sản Bắc Kinh do lo sợ bị trả đũa về kinh tế.
Huyền Anh
Theo The Epoch Times
Tên lửa Nga bắn trúng khu nhà ở Odessa, sát hại 19 dân thường
Huyền Anh
Nga dội tên lửa ồ ạt gần cảng Odesa ở Biển Đen của Ukraine hôm 1/7, bắn trúng một khu căn hộ và một khu nghỉ mát và làm thiệt mạng ít nhất 19 người, các quan chức Ukraine cho biết, vài giờ sau khi quân đội Nga bị đẩy ra khỏi đảo Rắn gần đó.
Một cánh của tòa căn hộ chín tầng đã bị tên lửa phá hủy hoàn toàn vào lúc 1h sáng. Tường và cửa sổ của một tòa căn hộ 14 tầng lân cận cũng bị áp lực của vụ nổ làm hư hại. Người dân đang giúp nhân viên cứu hộ đào bới đống đổ nát.
“Chúng tôi đến nơi này, đánh giá tình hình cùng với đội ngũ cấp cứu và dân địa phương, và cùng nhau giúp đỡ những người sống sót. Và những người không may thiệt mạng. Chúng tôi giúp đưa họ đi”, ông Oleksandr Abramov, sống gần đó và đã vội vàng chạy đến hiện trường khi nghe tiếng nổ, cho biết.
Các quan chức Ukraine cho biết ít nhất 16 người đã chết tại tòa chung cư ở làng Serhiivka, và ba người khác, trong đó có một trẻ em, trong các cuộc pháo kích vào các khu nghỉ mát gần đó.
Điện Kremlin phủ nhận nhắm mục tiêu vào dân thường: “Tôi muốn nhắc nhở quý vị về lời nói của tổng thống rằng Lực lượng Vũ trang Nga không đụng đến các mục tiêu dân sự”, phát ngôn nhân Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên.
Ở miền đông Ukraine, nơi Nga đang tăng cường tấn công trên bộ, quân Ukraine đang giữ vững thành phố Lysychansk, mặc dù giới chức cho biết nó đang bị pháo kích dữ dội.
Việc tấn công Odesa bằng tên lửa tầm xa diễn ra nhiều ngày sau khi Nga đẩy mạnh các cuộc tấn công như vậy sâu trong lãnh thổ Ukraine, cách xa tiền tuyến, bao gồm cuộc tấn công khiến ít nhất 19 người thiệt mạng ở một khu mua sắm đông đúc.
Moscow nói họ tấn công các mục tiêu quân sự. Kyiv gọi đó là tội ác chiến tranh. Một viên tướng Ukraine hôm 30/6 nói Nga có thể muốn nhắm vào các mục tiêu quân sự nhưng lại giết dân thường khi bắn các tên lửa không chính xác, lỗi thời vào các khu đông dân cư.
Tổng thống Ukraine Zelenskiy và các nghị sỹ Quốc hội đã dành một phút mặc niệm ho những người bị sát hại trong các cuộc tấn công gần Odesa.
Nga đã tập trung chiến dịch trên bộ vào miền đông Ukraine, nơi họ yêu cầu Kyiv nhượng lại toàn quyền kiểm soát hai tỉnh cho các lực lượng ly khai thân Nga.
Moscow gần như đã chiếm được một trong hai tỉnh, Luhansk, kể từ khi chiếm thành phố Sievierodonetsk vào tuần trước sau những cuộc giao tranh ác liệt nhất của cuộc chiến. Thành trì cuối cùng của Ukraine ở Luhansk là thành phố Lysychansk bên kia sông Siverskyi Donets, nơi gần như bị bao vây dưới pháo kích không ngừng của Nga.
Quân Nga đã nã pháo vào Lysychansk từ nhiều hướng khác nhau và tiếp cận từ nhiều phía, Thống đốc khu vực Serhiy Gaidai cho biết trên truyền hình Ukraine.
“Sự vượt trội về hỏa lực của những kẻ chiếm đóng thể hiện rất rõ”, ông Zelenskiy nói. “Họ đơn giản là mang tất cả súng đạn trong kho ra đánh chúng tôi”.
Hoa Kỳ công bố viện trợ thêm 800 triệu USD vũ khí và viện trợ quân sự.
Lam Giang
Theo The Epoch Times
Thủ tướng Trung Quốc yêu cầu giảm tỷ lệ thất nghiệp trong làn sóng sa thải nhân viên
Kinh tế Trung Quốc trượt dốc dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và khó tìm việc làm, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên đã lên đến mức kỷ lục 18,4%. Về vấn đề này, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng cần hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp và khống chế chắc nhanh nhất có thể.
Tối ngày 28/6 (giờ địa phương), CCTV đưa tin Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đến thăm Bộ Dân chính và Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội vào ngày 27/6, đồng thời chủ trì hội nghị tọa đàm. Tại đây, ông cho biết cần đảm bảo chủ thể thị trường, ổn định việc làm cơ bản và đảm bảo sinh kế của người dân.
Ông Lý Khắc Cường lắng nghe báo cáo tình hình việc làm và công tác rồi nói: “Thúc đẩy hoạt động kinh tế trở lại quỹ đạo bình thường càng sớm càng tốt, dùng phát triển để thúc đẩy việc, dùng việc làm để đảm bảo sinh kế của người dân, giảm và kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp sớm nhất có thể.”
Thời gian gần đây, ông Lý Khắc Cường đã nhiều lần đề cập đến ổn định việc làm, và nói rằng “ổn định việc làm thì sinh kế của người dân mới được đảm bảo, và chỉ có tăng trưởng ổn định mới có thể chèo chống được”.
Vào ngày 15/6, trang web của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã công bố số liệu kinh tế. Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát ở khu vực thành thị Trung Quốc trong tháng Năm là 5,9%. Tỷ lệ thất nghiệp của cuộc điều tra nhân khẩu hộ khẩu trong nước là 5,5%; tỷ lệ thất nghiệp của cuộc điều tra nhân khẩu hộ khẩu nước ngoài là 6,6%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên là nghiêm trọng nhất, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm 16 – 24 tuổi lên tới 18,4%, vượt mức 18,2% của tháng Tư và lập mức cao kỷ lục.
Việc thống kê đối với nhóm thanh niên 16 – 24 tuổi là do ngoài những người tốt nghiệp đại học, có rất nhiều người đã có việc làm sau khi tốt nghiệp trung học. Ví dụ, năm 2000, dân số mới sinh là 17,71 triệu, và số sinh viên giáo dục bậc cao tốt nghiệp là 10,76 triệu, loại trừ tử vong và các yếu tố khác, vẫn còn vài triệu người cần việc làm. Ngoài ra, nhóm người mà cơ quan chức năng gọi là nhóm việc làm linh hoạt, không được đưa vào thống kê thất nghiệp.
Kể từ đầu năm, một làn sóng sa thải nhân viên dữ dội đã quét qua Trung Quốc.
Ví dụ: Meituan đã đưa ra đợt sa thải thứ hai kể từ ngày 22/4, cùng với đợt sa thải đầu tiên bắt đầu vào ngày 8/4, Meituan ước tính rằng họ có thể đã sa thải hơn 15% đến 20% lực lượng lao động tổng thể của công ty.
Không chỉ Meituan mà hàng loạt công ty Internet của Trung Quốc cũng đã thông báo về việc sa thải nhân viên nhằm đạt mục tiêu “giảm chi phí và tăng hiệu quả”.
Ngày 21/4, trang mạng xã hội Trung Quốc “Xiaohongshu”, có hơn 200 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, thông báo rằng họ đã sa thải 20% nhân viên, bao gồm nhân viên ở tất cả các phòng ban ở Bắc Kinh, Thượng Hải, nhân viên bị sa thải chủ yếu là nhân viên mới tốt nghiệp và nhân viên trong thời gian thử việc. Nhiều nhân viên tiết lộ trên mạng rằng họ bất ngờ nhận được thông báo sa thải trong ngày, và vội vã trải qua ngày làm việc cuối cùng tại công ty.
Một số nhân viên bị sa thải nói rằng công ty không cho nhân viên bất kỳ khoảng trống nào để thương lượng, và đơn phương thông báo rằng điều khoản bồi thường cho thôi việc là “N + 1” tháng lương, N là số năm làm việc, nhưng họ đã bị buộc phải từ bỏ thưởng hiệu suất và các khoản thanh toán cuối năm đã đến hạn vào cuối tháng Tư.
Douyu và Huya, nền tảng phát sóng trực tiếp do ‘gã khổng lồ’ Internet Tencent đầu tư, cũng liên tiếp tiến hành sa thải quy mô lớn. Trong số đó, tỷ lệ sa thải trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế của Huya lên đến 70%, và bộ phận kinh doanh trong nước cũng lên đến 20%. Tỷ lệ sa thải Douyu là 30%, và ngành kinh doanh chính sẽ bị cắt giảm là kinh doanh trò chơi và kinh tế phát sóng trực tiếp (livestream bán hàng).
Các phương tiện truyền thông chính thống ở Trung Quốc Đại Lục hiếm khi đưa tin về việc sa thải nhân viên, và các công ty cũng không đề cập đến việc sa thải nhân viên mà chỉ dùng những từ như “kiểm tra tối ưu hóa thông thường”, “loại bỏ phần đuôi” và “bỏ béo tăng gầy” để tô vẽ cho việc sa thải. Những đợt sa thải lớn trước đây của Tập đoàn Alibaba còn được gọi là “chuyển nhân tài cho xã hội”, trong khi JD.com đi tiên phong trong việc sử dụng từ “tốt nghiệp” để mô tả những nhân viên bị sa thải và được các công ty khác bắt chước theo.
Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin ngày 5/5, một người của một công ty công nghệ lớn từng làm việc tại Thâm Quyến tiết lộ rằng một số nhân viên trung niên đã bị sa thải mà không báo trước. Một số người phải chịu áp lực trả tiền vay mua nhà rất lớn, do đó sau khi bị sa thải, vẫn giấu người nhà, mỗi ngày đều là mang tiếng đi làm, nhưng thực tế là đang tìm việc.
Lý Chính Hâm, Vision Times