Bình Minh
Tại Thượng Hải, nhiều chủ lao động từ chối những tình nguyện viên từng làm việc trong bệnh viện dã chiến hoặc từng “dương tính” với virus viêm phổi Vũ Hán. Họ không thể tìm được việc làm hoặc nơi ở, phải sống lang thang nơi đầu đường xó chợ, thậm chí còn bị đuổi khỏi nhà vệ sinh công cộng.
Một tình nguyện viên từng làm việc tại bệnh viện dã chiến Thượng Hải không tìm được việc làm, cũng không có chỗ ở, trở thành người vô gia cư đã gần 1 tháng nay. (Ảnh chụp màn hình video)
Chu Đông, một tình nguyện viên tại bệnh viện dã chiến Thượng Hải, đã trở thành người vô gia cư gần 1 tháng nay, kể từ khi anh bị “trục xuất” khỏi bệnh viện dã chiến này vào ngày 1/6. Anh không thể tìm được việc làm hoặc nơi ở. Chu Đông nói: “Không có việc làm, không có chỗ ở, không ai cần chúng tôi.”
Theo tin tức của Guancha.cn, lúc 0:00 ngày 1/6, Thượng Hải thông báo gỡ bỏ lệnh phong tỏa. Chu Đông, người đã kết thúc công việc tình nguyện của mình ở bệnh viện dã chiến đã rời khỏi đây.
Tuy nhiên, quá trình tìm kiếm việc làm của anh thông qua một nhóm bán thời gian trên điện thoại di động luôn gặp khó khăn. Nhiều nhà tuyển dụng đã tuyên bố rõ rằng: “Không nhận những người từng làm việc ở bệnh viện dã chiến, từng bị dương tính.”
Vì xét nghiệm axit nucleic của Chu Đông ngày 20 và 21/4 cho kết quả “dương tính”, nên thậm chí anh không thể ở trong khách sạn. Vì khách sạn sẽ kiểm tra hồ sơ xét nghiệm axit nucleic trong vòng 2 tháng.
Ngày 6/4 năm nay, khi Chu Đông đang làm việc tại Quảng Đông, nhìn thấy thông tin tuyển dụng tình nguyện viên trong nhóm WeChat của bệnh viện dã chiến Thượng Hải, anh đã đóng gói hành lý đơn giản, đi tàu cao tốc đến Hồng Kiều, Thượng Hải vào ngày 7/4. Ngày 8/4, anh bắt xe của công ty môi giới đến Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc gia Thượng Hải.
Sau khi đến, Chu Đông và hàng ngàn tình nguyện viên sống trong sảnh của trung tâm hội nghị và triển lãm. Khi đó, mỗi tầng, từ tầng 3 đến tầng 5 có hàng trăm người sống chen chúc. Ngày 12/4, Chu Đông trải đệm sống cùng mọi người, nơi đó không có điện, không có nước, không có người quản lý. Ngày 12/4, Chu Đông chính thức làm việc tại bệnh viện dã chiến, anh chịu trách nhiệm dọn dẹp, lau chùi, thu dọn rác.
Sau khi Chu Đông bước ra khỏi bệnh viện dã chiến, vì không tìm được việc làm, anh muốn ở trong khách sạn nhưng bị từ chối. Anh ấy không có việc làm và không có nơi nào để đi. Chu Đông lang thang từ Thanh Phố đến Tùng Giang, và từ Tùng Giang đến Phố Đông.
Hơn 20 ngày qua, dù sống trong các tòa nhà bỏ hoang và nhà vệ sinh công cộng, anh cũng thường xuyên bị xua đuổi. “Có lần phát hiện một cao ốc văn phòng, phía trước cho thuê, nhưng phía sau chưa xây xong, nên chúng tôi dọn vào ở. Sau đó bị bảo vệ phát hiện, họ bảo chúng tôi hãy mau chóng thu dọn đồ đạc và rời đi, nếu vẫn chưa đi họ sẽ lập tức báo cảnh sát.”
Trong một video trực tuyến ngày 30/6, người ta nghi ngờ rằng tầng trệt của một tòa nhà bày đầy chăn và các đồ lặt vặt khác, và nhiều người đang nằm ngủ dưới đất.
Anh Chu, một tình nguyện viên của bệnh viện dã chiến Thượng Hải, cho biết: “Nếu vấn đề không được giải quyết, chúng tôi sẽ không rời đi, nhưng không đi họ lại ép phải rời đi. Ngày 1/6, chúng tôi bị đuổi ra khỏi khu vực sinh sống của tình nguyện viên trong bệnh viện dã chiến và đi lang thang kể từ đó. Đã hơn 20 ngày kể từ ngày 1/6, chúng tôi lang thang từ Thanh Phố đến Tùng Giang, từ Tùng Giang đến Phố Đông.
Ăn thì mua cơm hộp trên phố, ngủ thì vào khu trống trên lầu 2 của một nhà vệ sinh công cộng trong công viên. Còn vấn đề tìm việc làm thì bị hạn chế bởi từng làm việc ở bệnh viện dã chiến và từng “dương tính” với virus viêm phổi Vũ Hán.
(Nội dung tweet: “Theo một tình nguyện viên đến từ bệnh viện dã chiến Thượng Hải, đã hơn 20 ngày kể từ khi bị đuổi đi vào ngày 1/6, đến giờ anh vẫn đang tìm việc nhưng không được vì anh từng dương tính, và phải sống lang thang.”)
Về vấn đề này, cư dân mạng Đại Lục nói: “Ngoài sự ớn lạnh, còn có thể nói gì nữa đây?”; “Nhìn tiêu đề đã thấy bi kịch!”; “Khiến các tình nguyện viên phải ớn lạnh!”; “Qua cầu rút ván”; “Có ớn lạnh không? Có! Vấn đề là, đây chính là hiện thực của Thượng Hải”.
“Đây mới là nỗi bi ai và sự tàn nhẫn. Ngay cả khi họ sống sót qua đại dịch, họ cũng vẫn sẽ bị phân biệt đối xử trong một thời gian dài. Nếu những người này thực sự gặp rủi ro, sống lang thang trong xã hội chẳng phải càng rủi ro hơn hay sao? Khi xảy ra chuyện, ai là người chịu trách nhiệm?”; “Lý tưởng tràn trề, thực tế không chỉ gầy trơ xương, mà đã trở thành tiêu bản xương!”
Nickname “guan_16565138791781” nói: “Tôi chỉ muốn hỏi một câu: Dựa vào đâu? Chính sách và quy định nào ngăn cản anh ấy tìm việc? Dựa vào đâu mà anh ấy bị phân biệt đối xử? Bạn nói rằng một số người sợ sẽ dương tính trở lại, vậy tại sao họ lại không có cả quyền sống trong một ngôi nhà hoang?”
“Nếu bên ngoài là trời mùa đông, thì ngay cả quyền sống sót anh ấy cũng không có hay sao? Nếu anh ấy có nguy cơ dương tính trở lại, thì cần có các biện pháp kiểm soát liên quan. Nếu không có, chỉ dựa vào trực giác cảm thấy nguy hiểm, mà tước đoạt quyền con người của anh ấy, thì chỉ có thể chứng tỏ rằng việc phòng dịch đã thái quá, chứng tỏ xã hội do con người cai trị này khá đáng sợ.”
Điều đáng chú ý là tấm gương của Chu Đông không phải là trường hợp cá biệt. Trong đoạn video được đăng tải trên mạng ngày 29/6, có thể thấy nhiều người, cả nam và nữ, đang nằm dưới đất trên một quảng trường rộng lớn.
Một người dùng Twitter nói rằng một số nhà máy đã không chấp nhận những người trở về từ bệnh viện dã chiến Thượng Hải và những người từng dương tính, vì vậy họ không còn nơi nào để đi. Có người đi làm một ngày, thì nghỉ vài ngày, họ đành phải sống vất vưởng nơi đầu đường xó chợ.
Một cư dân mạng cảm thán: “Trung Quốc đã trở lại trạng thái quen thuộc: ‘xác chết ngổn ngang khắp nơi’”.
Suy cho cùng, những cảnh ngộ như của Chu Đông đều do chính sách “Zero COVID” do ông Tập Cận Bình chủ trương gây ra.
Theo nhà văn Hồng Kông Nhan Thuần Câu, vấn đề nan giải hiện nay đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc là rốt cuộc đặt kinh tế lên hàng đầu hay “Zero COVID” lên hàng đầu.
“Zero COVID” là việc cấp bách, duy trì kinh tế lại là việc không quá cấp thiết. Việc thực hiện chính sách “Zero COVID” cần phải chịu trách nhiệm trước ông Tập Cận Bình.
Tuy rằng việc duy trì kinh tế cũng phải chịu trách nhiệm với ông Tập, nhưng đó không phải là mệnh lệnh chết cứng, có thể qua loa cho xong. Vậy nên không ai đi duy hộ kinh tế mà đều bám cứng lấy chính sách “Zero COVID”, suy cho cùng đều là vì bảo vệ chiếc mũ ô sa của bản thân.
Bình Minh