‘Họ sẽ thách thức chúng ta’: Tư lệnh Hải quân lên tiếng về mối đe dọa từ Trung Quốc
Quân đội Trung Quốc sẽ tìm cách ngăn chặn Hoa Kỳ huy động lực lượng của mình ở Thái Bình Dương trong trường hợp chiến tranh nổ ra giữa hai nước này, theo sĩ quan cao cấp nhất của Thủy quân lục chiến.
“Cuộc cạnh tranh này sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian, và về lâu dài chúng ta sẽ phải tìm ra cách vượt qua nó,” Tướng David Berger, tư lệnh của Thủy quân lục chiến, cho biết trong một cuộc nói chuyện tại Viện Hudson, một tổ chức tư vấn theo phái bảo tồn truyền thống, ở Hoa Thịnh Đốn hôm 07/07.
Nỗ lực hiện đại hóa Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ
Lực lượng Thủy quân lục chiến hiện đang thực hiện một loạt thay đổi đột ngột và đồng thời gây tranh cãi trong thiết kế lực lượng của họ như một phần nỗ lực phát triển các lợi thế trước các đối thủ ngang tầm như Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Nỗ lực này có được sau hơn 20 năm hoạt động chống khủng bố, trong đó Thủy quân thường được hưởng lợi từ ưu thế chiến trường về mặt tình báo và vật chất.
Ông Berger nói rằng Thủy quân “cảm thấy thoải mái” với ưu thế hoạt động như vậy trong thời kỳ Chiến tranh chống Khủng bố Toàn cầu, và cần phải học lại cách hoạt động trong một môi trường cạnh tranh thực sự, trong đó những nỗ lực hậu cần dù có vẻ đơn giản cũng có thể bị cản trở bởi các hoạt động ác ý của Trung Quốc.
Ông nói, để làm được điều đó, họ sẽ cần phải cân bằng các ưu tiên tài trợ và đào tạo giữa việc đối mặt với các mối đe dọa trong hiện tại và chuẩn bị cho những mối đe dọa trong tương lai.
Ông Berger cho biết: “Việc đó khiến chúng tôi tiếp cận rủi ro theo một cách khác, quản lý trong ngắn hạn và dài hạn.”
“Chúng tôi có thể kéo mọi thứ về phía trước và hoàn toàn tập trung 100% vào tuần này [nhưng] sẽ phải trả giá về sau, hoặc điều ngược lại và không thực sự lo lắng về buổi chiều hôm nay và chỉ cần nhìn về tương lai.”
Ông Berger nói thêm rằng năng lực quân sự của Trung Quốc “ở một cấp độ rất khác” so với chỉ 10 năm trước, và các quy trình hiện có của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ “không được thiết kế với sự lưu ý đó.”
Do đó, những nỗ lực của ông Berger nhằm hiện đại hóa lực lượng đã tập trung vào việc thoái vốn một cách chiến lược khỏi các hệ thống kế thừa và mua sắm các nền tảng mới cần thiết để linh hoạt hơn với hy vọng sẵn sàng chiến đấu với chính quyền Trung Quốc vào năm 2030. Lực lượng Thủy quân mới, và tinh gọn hơn này được hy vọng sẽ được phân cấp và phân bố nhiều hơn để chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm ẩn trong đấu trường Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang mở rộng.
Hậu cần
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, ông Berger nói rằng những vấn đề được coi là đương nhiên khi chiến đấu với những kẻ khủng bố sẽ là bất cứ điều gì ngoài thực tế khi chiến đấu với Trung Quốc. Quan trọng nhất trong số những vấn đề đó là hậu cần và kỹ thuật vận chuyển quân cũng như vật chất chuyên sâu khi họ cần vượt qua đại dương trong khi chịu sức ép liên tục từ quân đội Trung Quốc.
“Khi mặt phía sau của quý vị được bảo vệ, thì [hậu cần] không phải là suy nghĩ đầu tiên của quý vị,” ông Berger nói. “Nhưng khi quý vị cho rằng mặt phía sau của mình bị đe dọa, thì bây giờ hậu cần sẽ ở phần đầu tiên.”
Khi xem xét các báo cáo tình báo về các lộ trình hoạt động tiềm tàng, ông Berger cho biết, giờ đây ông yêu cầu được xem khâu hậu cần cho các cuộc diễn tập “trong giai đoạn đầu tiên này.”
“Tôi nghĩ rằng hậu cần trong một môi trường đầy tính cạnh tranh là một thách thức rất lớn đối với chúng ta,” ông Berger nói. “Điều đó không phải là không thể vượt qua, nhưng chúng ta cần thừa nhận rằng, giống như chúng ta sẽ làm với họ, họ sẽ thử thách sự chịu đựng của chúng ta.”
Với suy nghĩ đó, ông Berger nói rằng các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ sẽ là thành phần thiết yếu của chiến lược quốc gia, không chỉ về mặt xây dựng một lực lượng chiến đấu mà còn để duy trì lực lượng đó. Ông cho biết, trong một cuộc xung đột tiềm tàng với chế độ cộng sản của Trung Quốc, Hoa Kỳ sẽ cần dựa vào các quốc gia như Nhật Bản và Úc để hỗ trợ duy trì chuỗi cung ứng và điều phối các lực lượng ngay cả khi Trung Quốc tìm cách phá vỡ khả năng khai triển các nguồn lực của quốc gia này.
“Trên thực tế, [Trung Quốc] sẽ thách thức chúng ta ở cảng của chúng ta hoặc xa hơn nữa,” ông Berger nói. “Họ sẽ cố gắng làm chậm quá trình huy động của chúng ta; họ sẽ làm mọi thứ có thể để chúng ta giảm tốc độ càng xa càng tốt.”
Ông Berger cho biết, để ngăn chặn điều đó xảy ra, trước hết, cần học cách hoạt động trong cái gọi là “vùng xám” của sự cạnh tranh và xung đột vốn gần như những hành động thù địch quân sự thông thường là điều tối quan trọng.
‘Quý vị có thể thắng trước khi nổ súng’
Ông Berger nói rằng: “Chúng ta đang học theo cách của mình thông qua cách quý vị ngăn chặn hoạt động xấu dưới ngưỡng của một cuộc chiến tranh nóng và làm cách nào để đo lường điều đó, bởi vì đó không phải là ‘chiến thắng,’ mà là đánh giá tiêu cực.”
Do đó, hoạt động tình báo và tạo ra các hệ thống thích ứng và có khả năng phục hồi là rất trọng yếu đối với khả năng của Thủy quân trong việc bảo vệ quốc gia và thực hiện cuộc chiến chống lại kẻ địch, ông Berger cho biết. Và liệu Trung Quốc hay Mỹ có thể thực hiện nhiệm vụ đó tốt hơn hay không sẽ quyết định kết quả của một cuộc xung đột như vậy.
“Quý vị có thể thắng trước khi nổ súng,” ông Berger nói. “Nếu quý vị được sắp xếp cho việc này. Nếu quý vị có thể suy nghĩ đủ sâu sắc về nó.”
“Chúng ta phải tích cực học hỏi bởi vì thế giới đang chuyển động với tốc độ mà nếu quý vị nghĩ rằng hôm nay hoặc ngày mai quý vị cảm thấy thoải mái, thì quý vị sẽ bị bỏ lại phía sau.”
Ông Andrew Thornebrooke là một phóng viên của The Epoch Times, chuyên đưa tin về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc với trọng tâm là quốc phòng, các vấn đề quân sự, và an ninh quốc gia. Ông có bằng Thạc sĩ lịch sử quân sự tại Đại học Norwich.
Thanh Tâm biên dịch