Liên Hoa
Ngày 6/7 giá dầu quốc tế đột ngột giảm mạnh, WTI (dầu thô nhẹ) xuống dưới mốc 100 USD, tức là giảm hơn 10%. Một số nhà phân tích cho rằng giá dầu lao dốc là do thị trường lo ngại về suy thoái, trong khi những người khác cho rằng nguyên nhân là do cái chết của một nhân vật quan trọng vào ngày 5/7. Vậy, người này là ai? Liệu giá dầu có tiếp tục giảm? Và tại sao giá dầu lên xuống ảnh hưởng đến huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu?
Tổng thư ký OPEC qua đời ảnh hưởng đến giá dầu?
Trước tiên hãy nói về sức ảnh hưởng của nhân vật này, ông là Tổng thư ký OPEC và là chính trị gia người Nigeria Mohammad Sanusi Barkindo. Ông Barkindo, 63 tuổi, qua đời vào tối ngày 5 tháng 7, giới truyền thông không tiết lộ nguyên nhân cái chết của ông.
Cái chết của ông Barkindo khá đột ngột. Vì cùng ngày, ông đã có bài phát biểu tại hội nghị dầu mỏ tổ chức ở Nigeria và cũng hội đàm với tổng thống của đất nước, nhưng đột ngột qua đời vài giờ sau đó.
Vậy ông Barkindo này là ai? Cái chết của ông ấy có thể ảnh hưởng đến giá dầu như thế nào?
Ông Barkindo người Nigeria, là Tổng thư ký OPEC từ năm 2016 và sẽ hết nhiệm kỳ vào cuối tháng này. Trong suốt 6 năm cầm quyền, ông đã giữ giá dầu thế giới ở mức cao, và được mệnh danh là “kim chỉ nam của giá dầu”. Vậy hãy cùng nhìn lại xem ông ấy đã làm được những gì?
Năm 2016, năm đầu tiên ông Barkindo làm tổng thư ký OPEC. Vào thời điểm đó, giá dầu quốc tế đã có lúc xuống dưới 30 USD/thùng, để đẩy giá dầu lên, ông đã xúc tiến việc thành lập liên minh OPEC +, thu hút sự tham gia của Nga và các thành viên khác ngoài OPEC, và hình thành thế độc quyền lớn nhất thế giới. Kể từ đó, giá dầu bắt đầu tăng và vẫn tiếp tục trong nhiều năm.
Năm 2020, đại dịch toàn cầu bùng phát cũng khiến nhu cầu tiêu thụ dầu giảm mạnh, giá dầu xuống chạm đáy. Tuy nhiên, ông Barkindo đã tạo điều kiện cho việc cắt giảm sản lượng dầu lớn nhất từ trước đến nay, với quy mô gần 10 triệu thùng/ngày, trong vòng một năm. Kết quả là giá dầu có thể tiếp tục tăng.
Sau khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ trong năm nay, châu Âu và Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, khiến giá năng lượng toàn cầu tăng cao. Để giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga, các chính trị gia châu Âu và Mỹ đã lần lượt đến thăm Trung Đông, riêng các quan chức cấp cao của Mỹ đã đến thăm Venezuela hai lần.
Tổng thống Mỹ Biden yêu cầu OPEC tăng sản lượng để lấp đầy khoảng trống nguồn cung do các lệnh trừng phạt chống lại Nga và hạ giá dầu. Tuy nhiên, ông Barkindo lấy lý do là năng lực sản xuất của các nước OPEC đã gần đến giới hạn trên, tiếp tục trì hoãn thời gian và quy mô tăng sản lượng, giữ giá dầu trên 100 USD. Ngoài ra, ông cũng bác bỏ yêu cầu loại Nga ra khỏi OPEC +.
Có thể nói ông Barkindo là “quý nhân” của các nước sản xuất dầu mỏ, trước khi ông lên nắm quyền, hầu hết các nước sản xuất dầu mỏ đều điêu đứng. Ví dụ, Ả-rập Xê Út đang bên bờ vực khủng hoảng nợ, Nga tăng trưởng kinh tế âm, các nước sản xuất dầu khác cũng lâm vào khủng hoảng. Nhưng sau khi ông Barkindo làm tổng thư ký OPEC, Nga, Ả Rập Xê Út, Iran, Venezuela và các quốc gia dầu mỏ lớn khác đều đã đạt được doanh thu tài chính khổng lồ nhờ giá dầu cao.
Đặc biệt, Nga đã kiếm được rất nhiều tiền nhờ giá dầu liên tục tăng cao, và cũng khiến ông Putin đủ khả năng để khơi mào chiến tranh với Ukraine. Ông Barkindo được công nhận là đồng minh trung thành nhất của ông Putin, nếu không nhờ sự kiên quyết của ông Barkindo, Nga đã bị loại khỏi OPEC + từ lâu.
Vì vậy, cái chết của ông Barkindo chắc chắn sẽ là một đòn giáng mạnh vào ông Putin. Vì giá dầu không chỉ là nguồn chi tiêu quân sự để Nga duy trì chiến tranh mà còn là con bài mặc cả quan trọng nhất trong cuộc chơi của ông Putin với NATO. Nếu đất nước không có nguồn thu từ giá dầu cao, cuộc chiến xâm lược của Nga khó có thể duy trì.
Ban đầu, ông Barkindo dự kiến kết thúc nhiệm kỳ thứ hai của mình ở OPEC vào ngày 31/7. Người kế nhiệm ông là ông Haitham al-Ghais, một nhân viên kỳ cựu của Công ty Dầu Kuwait và là cựu quản lý OPEC. So với Nigeria, một quốc gia thân Nga, tổng thư ký mới đến từ Kuwait một quốc gia thân Mỹ. Một số nhà phân tích tin rằng khi ông Ghais lên nắm quyền, ông sẽ không giống như ông Barkindo ủng hộ Nga một cách mạnh mẽ trước áp lực của phương Tây, và tình hình giá dầu cao có thể thay đổi.
Do đó, một số nhà phân tích cho rằng việc giá dầu lao dốc trong những ngày qua không phải không liên quan đến cái chết của ông Barkindo. Trên thực tế, ông Barkindo qua đời vào ngày 5/7, và ngày hôm sau giá dầu bắt đầu giảm.
Ngoài ra, tổ chức OPEC + do ông Barkindo lập ra, liên minh lỏng lẻo của tổ chức này cũng có thể không bền vững. Các nhà phân tích tại UBS cho rằng ông Barkindo là “lực lượng ổn định” đằng sau OPEC, vì vậy trong ngắn hạn và trung hạn, điều này sẽ làm gia tăng sự không chắc chắn về động thái tiếp theo của OPEC và làm tăng sự biến động của giá dầu.
OPEC sẽ tăng sản lượng?
Chúng ta có thể thấy kết quả của sự thay đổi này sau hai ngày, khi Tổng thống Joe Biden thăm Ả Rập Xê Út từ ngày 15 đến 16 tháng 7, tại đây ông sẽ có cuộc gặp với Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman. Trong chuyến thăm, ông Biden cũng sẽ thảo luận hàng loạt vấn đề với lãnh đạo các nước Trung Đông, trong đó vấn đề năng lượng sẽ là trọng điểm.
Nhưng đối với chuyến thăm Ả Rập Xê Út, các nhóm nhân quyền và một số đảng viên Dân chủ đã cảnh báo ông Biden rằng chuyến đi của ông sẽ làm tổn hại đến cam kết bảo vệ nhân quyền của Hoa Kỳ.
Lý do là vào năm 2018, ông Jamal Khashoggi, một nhà báo ở Washington và là nhà báo bất đồng chính kiến người Ả Rập Xê Út, đã bị sát hại dã man trong lãnh sự quán Ả Rập Xê Út ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong báo cáo tình báo do Lầu Năm Góc công bố vào tháng 2 năm 2021, đã xác định rằng Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed là người đã phê duyệt hoạt động này. Do đó, một số tiếng nói tin rằng chuyến thăm của ông Biden tới Ả Rập Xê Út tương đương với việc báo hiệu cho các quan chức hàng đầu của Ả Rập Xê Út rằng ngay cả khi họ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, họ cũng không cần phải trả bất kỳ giá nào.
Trước chuyến thăm của ông Biden, Ả Rập Xê Út đã đồng ý giảm sản lượng dầu. Tuy nhiên, nhóm phân tích của Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC) cho biết trong một báo cáo rằng ban lãnh đạo lo ngại rằng họ sẽ phải nỗ lực để tìm ra giải pháp trong bối cảnh thỏa thuận OPEC + hiện tại đã được gia hạn sang tháng 12.
Trên thực tế, OPEC đã miễn cưỡng tăng sản lượng dầu để bù đắp thiếu hụt nguồn cung do các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu của Nga, và ngay cả khi họ đã hứa tăng sản lượng, nó cũng chỉ mang tính tượng trưng, với lý do năng lực sản xuất của các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Xê Út đã gần đạt đến giới hạn. Vì thế, làm thế nào tăng sản lượng của OPEC? Theo một cuộc khảo sát gần đây của Reuters, OPEC đã hứa sẽ tăng sản lượng thêm 275.000 thùng trong tháng 6, nhưng trên thực tế, trong tháng 6, OPEC chỉ đạt sản lượng 28,52 triệu thùng/ngày, giảm 100.000 thùng so với tháng 5.
Ngoài ra, để giảm giá dầu và kiềm chế lạm phát, G7 cũng đang thảo luận về việc thiết lập giới hạn giá đối với xuất khẩu dầu của Nga, đồng thời cũng có thể làm giảm doanh thu của Nga. Tuy nhiên, điều này có thể cho phép Nga giảm sản lượng hơn nữa, nhưng thay vào đó lại đẩy giá dầu quốc tế lên cao. Trước đó, một số đại diện OPEC đã nói rằng nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu sản lượng dầu là do sản lượng khai thác của Nga bị sụt giảm vì các lệnh trừng phạt.
Cách đây vài ngày, các nhà phân tích của JPMorgan cũng cảnh báo rằng nếu Nga cắt giảm sản lượng dầu thô, giá dầu toàn cầu có thể lên mức mức 380 USD/thùng để trả đũa các lệnh trừng phạt của G7.
Ông Medvedev – Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, hôm 5/7 đã đe dọa hạn chế giá dầu của Nga, điều này sẽ làm giảm đáng kể lượng dầu trên thị trường và có thể đẩy giá dầu vượt qua mức 300 USD đến 400 USD/thùng.
Có thể nhiều người đã cảm thấy áp lực khi giá dầu cao. Có thể một số người không lái xe hoặc lái xe điện nghĩ rằng giá dầu ít liên quan đến họ, nhưng thực tế không phải vậy. Giá dầu tăng sẽ đẩy giá cả mọi mặt của đời sống lên cao và làm trầm trọng thêm lạm phát.
Trên thực tế, thực phẩm, quần áo, nhà ở và phương tiện đi lại của chúng ta không thể tách rời khỏi dầu mỏ.