Vào hôm thứ Ba 2/8/2022 Ngân hàng Trữ kim Úc (RBA) quyết định tăng lãi suất thêm 0.5% để đối phó với đà lạm phát.
Một lần nữa lãi suất tăng trong tháng thứ tư liên tiếp.
Lần này lãi suất tăng thêm 50 điểm, 0.5% (căn bản lên 1.85%). Đây là mức cao nhất trong 6 năm gần đây.
Trong một tuyên bố mới nhất, hội đồng quản trị của Ngân hàng Trữ kim Úc (RBA) cho biết họ phải có quyết định này để giữ tốc độ lạm phát trong biên độ từ 2% đến 3%.
Lãi suất sẽ còn tăng nữa
Thống đốc RBA Philip Lowe cho biết trong một tuyên bố sau cuộc họp hội đồng quản trị, lãi xuất cần phải tăng liên tiếp “để đưa lạm phát trở lại mục tiêu và tạo ra sự cân bằng cung cầu bền vững hơn trong nền kinh tế Úc”.
“Hội đồng quản trị dự tính tính sẽ thực hiện các bước tiếp theo trong quá trình bình thường hóa các điều kiện tiền tệ trong những tháng tới,” ông Lowe nói.
“Quy mô và thời điểm tăng lãi suất trong tương lai có xảy ra hay không tùy thuộc vào các dữ liệu sắp tới và sự đánh giá của hội đồng quản trị về triển vọng lạm phát và thị trường lao động.”
Tiến sĩ Lowe cho biết lạm phát dự kiến sẽ đạt đỉnh vào cuối năm nay và giảm xuống sau đó.
Con đường để đạt được sự cân bằng này là một con đường chật hẹp và đầy khó khăn bởi những những diễn tiến trên toàn cầu.
Lạm phát dự báo ở mức gần 8% vào cuối năm
Dự báo của ngân hàng trung ương là lạm phát CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) vào khoảng 7,75% cho đến cuối năm 2022, trên 4% vào năm 2023 và khoảng 3% năm 2024, ông Lowe nói.
Ông cho biết lạm phát cao hơn và lãi suất cao hơn đang gây áp lực lên ngân sách gia đình, với niềm tin của người tiêu dùng giảm và giá nhà đất giảm ở một số thị trường sau khi tăng mạnh trong những năm gần đây.
“Nhìn theo hướng khác, mọi người đang tìm việc làm và kiếm được nhiều giờ làm việc hơn,” ông nói.
“Hội đồng quản trị sẽ chú ý đến cách cân bằng các yếu tố khác nhau khi đánh giá việc hoạch định chính sách tiền tệ phù hợp.”
Ngày tháng ‘nhức nhối’ còn phía trước
Thủ tướng Anthony Albanese đã thừa nhận mức lãi suất mới nhất sẽ gây khó khăn cho nhiều người Úc.
“Điều đó có nghĩa là họ phải đưa ra các lựa chọn trong cách thức họ vượt qua khó khăn.”
Tổng trưởng ngân khố Jim Chalmers nói với quốc hội rằng đây là “một ngày khó khăn” đối với các chủ nhà Úc.
“Đó không phải là một cú sốc với bất kỳ ai, nhưng nó vẫn sẽ nhức nhối”, ông nói.
Các gia đình giờ đây sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn hơn về cách cân bằng ngân sách gia đình khi đối mặt với những áp lực khác như giá hàng tạp hóa cao hơn, giá điện cao hơn cộng thêm chi phí của những thứ thiết yếu khác.
Ông cho biết chính phủ mới sẽ “tập trung vào những gì chúng tôi có thể ảnh hưởng một cách có trách nhiệm”.
“Người Úc biết rằng chúng ta đang ở trong một thời điểm khó khăn phía trước khi nói đến những cơn bão trong nền kinh tế, nhưng chúng tôi tự tin rằng chúng ta sẽ vượt qua và mạnh mẽ hơn trước.”
Khả năng vỡ nợ nhà
Giá nhà tại năm thành phố lớn nhất của Úc bị giảm hàng tháng lớn nhất (monthly decline) trong gần 40 năm qua, theo nghiên cứu mới nhất công bố vào tuần này.
Thông thường, giá nhà giảm sẽ là tin vui cho người mua nhà. Nhưng với quyết định tăng lãi xuất thêm 0.5% của Ngân hàng Trữ kim Úc vào hôm thứ Ba tuần này khiến cho người mua tại Úc khó có thể bước chân vào thị trường.
Trong bản phía dưới, số tiền mược trung bình của một người mua nhà ở Úc tăng 5.2% sau quyết định của RBA vào hôm thứ Ba, tăng từ 3.45% vào tháng Tư năm nay.
Tính trung bình một người mua nhà trong lúc này phải trả tiền hàng tháng tăng 23% so với hồi tháng Tư.
Cụ thể một người mượn nợ $500,000 để mua nhà, số tiền phải hàng tháng tăng $514, nếu mượn $1,000,000 phải trả thêm $1,029 một tháng.
Anneke Thompson, nhà kinh tế trưởng tại CreditorWatch, cho biết tỷ lệ vỡ nợ của các doanh nghiệp nhỏ dự đoán sẽ tăng thêm một điểm phần trăm trong năm tới.
Những nơi như Surfers Paradise ở Queensland và Auburn ở NSW có thể là những điểm nóng về các vụ vỡ nợ thế chấp, kéo theo các vấn đề về nợ cho các doanh nghiệp địa phương.
Việc tăng lãi suất diễn ra khi giá trị của các cam kết cho vay mới đối với nhà ở giảm 4,4% trong tháng Sáu, nhưng vẫn ở mức cao trong lịch sử là $31 tỷ đô la, theo Nha Thống kê Úc.