Vũ Bảo
Tờ Financial Times đưa tin hôm thứ Hai (8/8) rằng ông Tập Cận Bình, tổng bí thư ĐCSTQ, đã nắm quyền chỉ huy trung tâm kiểm soát thứ ba của ĐCSTQ – cán dao, Các Ủy ban an ninh công cộng và Các vấn đề Chính trị và Pháp luật, có nhiệm vụ duy trì sự ổn định trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ.
Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ có xu hướng ổn định quân đội (nòng súng), kiểm soát chặt chẽ tuyên truyền (ngòi bút), sau đó nắm giữ hệ thống chính trị và luật pháp (cán dao) và nhắm vào hệ thống tài chính (túi tiền). Đây là những bộ phận dễ bị thay thế nhất trong một cuộc thanh trừng chính trị 5 năm một lần.
Báo cáo cho biết, việc bổ nhiệm ông Vương Tiểu Hồng (Wang Xiaohong), Bộ trưởng Công an của ĐCSTQ vào tháng 6, là một bước đột phá khác trong việc củng cố quyền lực của ông Tập kể từ khi ông được đề bạt làm người đứng đầu Đảng và Quân ủy Trung ương vào năm 2012.
Ông Tập Cận Bình đã chỉnh đốn hoàn toàn quân đội trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, và những ngòi bút thuộc giới tuyên truyền văn hóa đã chuyên đưa tin tâng bốc thường xuyên về ông.
Ông Tập Cận Bình và ông Vương Tiều Hồng gặp nhau vào giữa những năm 1990, khi ông Tập được thăng chức ở tỉnh Phúc Kiến, còn ông Vương là cảnh sát cấp cao ở Phúc Châu, thủ phủ của tỉnh.
Thế giới bên ngoài từ lâu đã tin rằng ông Vương Tiểu Hồng có mốZi quan hệ bất thường với ông Tập Cận Bình, và tập trung vào việc liệu ông có được đề bạt vào Bộ Chính trị của ĐCSTQ tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 hay không. Bộ Chính trị gồm 25 thành viên.
Hai bộ trưởng công an tiền nhiệm của ông Vương Tiểu Hồng là ông Triều Khắc Chí (Zhao Kezhi) và ông Quách Thanh Côn (Guo Shengkun), được coi là không đặc biệt thân thiết với ông Tập, và sự nghiệp của hai người này hầu như không xuất hiện cùng lúc khi ông Tập làm tổng bí thư.
Ngoài ra, ít nhất ba đương kim hoặc cựu Thứ trưởng Bộ Công an đã bị mất quyền lực vì tham nhũng trong những năm trước khi ông Vương được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Công an. Hai trong số họ là ông Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua) và ông Tôn Lập Quân (Sun Lijun), bị cáo buộc “thông đồng” với nhau, chỉ trích “các chính sách lớn của đảng” và có “tham vọng chính trị rất lớn”, cũng chính là phe chống ông Tập.
Tập Cận Bình học hỏi từ đường lối nắm quyền của Mao Trạch Đông
Ông Peter Mattis, một chuyên gia về bộ máy an ninh của Trung Quốc tại Tổ chức Tưởng niệm Nạn nhân Chủ nghĩa Cộng sản ở Washington, nói với Financial Times rằng cán dao, với tư cách là trụ cột quyền lực truyền thống thứ ba của ĐCSTQ, luôn tương đối khó nắm bắt, đó là lý do tại sao ông Tập Cận Bình rất coi trọng việc đại tu hệ thống.
Ông Mattis giải thích: “Bằng cách chiếm hữu những khu vực này [cũng] là cách Mao Trạch Đông nắm quyền”.
Ông Keji Nakazawa, một phóng viên cấp cao của Nikkei Asian Review, cho biết: “Đối với những người nắm quyền [trong ĐCSTQ], có một cảnh sát trưởng không bao giờ phản bội họ là một cứu cánh”.
Ông cho biết các quan chức an ninh công cộng cấp cao như ông Vương Lập Quân thường biết những bí mật hàng đầu của các chính trị gia, đó là lý do tại sao các nhà lãnh đạo chính trị, bất kể địa phương hay quốc gia, phải cảnh giác với các giám đốc công an.
Ông nói: “Cuộc đấu tranh chính trị trong ĐCSTQ luôn rất bi thảm”. Theo ông Keji Nakazawa, có vẻ như ông Tập Cận Bình vẫn chưa hoàn toàn nắm được cán dao.
Trần Nhất Tân là đồng minh mà ông Tập đưa vào hệ thống Ủy ban Chính trị và Pháp luật
Ông Tập cũng đã cài cắm các đồng minh trong Ủy ban Chính trị và Pháp luật, cơ quan giám sát cảnh sát, an ninh nhà nước và tòa án, và có ngân sách chính thức lớn hơn ngân sách của quân đội.
Trong khi Ủy ban Chính trị và Pháp luật vẫn do ông Quách Thanh Côn, 67 tuổi đứng đầu, thì ông Trần Nhất Tân (Chen Yixin) người bảo vệ của ông Tập đã là bí thư và tổng thư ký của Ủy ban Chính trị và Pháp luật kể từ năm 2018.
Ông Trần Nhất Tân đã làm việc chặt chẽ với ông Tập Cận Bình ở tỉnh Chiết Giang 20 năm trước, khi ông Tập Cận Bình là tỉnh trưởng kiêm bí thư thành ủy tỉnh Chiết Giang. Ông Tập đưa ông Trần đến Bắc Kinh vào năm 2015, và vào tháng 2 năm 2020, ông Tập đã cử ông Trần đến tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của đại dịch virus corona, để giám sát đợt bùng phát tại địa phương.
Bà Lý Linh (Li Ling), một chuyên gia về chính trị và luật pháp Trung Quốc tại Đại học Vienna, nói rằng ông Trần Nhất Tân là ứng cử viên hàng đầu thay thế ông Quách Thanh Côn trong Ủy ban Chính trị và Pháp luật tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 năm nay.
“Ông Trần Nhất Tân đã phụ trách công việc hàng ngày (các vấn đề an ninh nội bộ) trong một thời gian, và không có dấu hiệu nào cho thấy quyền kiểm soát của (ông Tập Cận Bình) đối với hệ thống luật pháp và thể chế đang bị chặn”, bà Lý Linh nói.
“Nhưng sẽ tốt hơn nếu người đứng đầu mới của Ủy ban Chính trị và Pháp luật đến từ phe của ông Tập, và ông ấy hoàn toàn tin tưởng vào những thân tín của mình”, bà nói.
Một ví dụ tiêu cực là Chu Vĩnh Khang, cựu bí thư bị sa thải của Ủy ban Chính trị và Pháp luật, người đã ủng hộ đối thủ của ông Tập là ông Bạc Hy Lai trong cuộc bầu chọn lãnh đạo cấp cao mới của đảng năm 2012 và bị kết án tù chung thân vào năm 2015 vì cáo buộc tham nhũng. Cho đến nay, ông vẫn là thành viên đắc lực nhất trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.
“Ông Chu Vĩnh Khang có khả năng đe dọa nghiêm trọng các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước khác bằng việc kiểm soát các nguồn lực an ninh của ông ta”, bà Samantha Hoffman, chuyên gia phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Úc, nói với Financial Times.
Bà nói: “Ủy ban Chính trị và Pháp luật đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định”. Trong chính trị của ĐCSTQ, người ta nói rằng một nhà lãnh đạo nắm chắc quân đội và chính trị có thể được hưởng cái gọi là “sự ổn định” của quyền lực.