Đông Phương
Hội nghị Bắc Đới Hà và cuộc tranh giành quyền lực nội bộ ở Trung Quốc đã trở thành chủ đề thu hút sự chú ý của giới truyền thông Đức. Truyền thông Đức cho rằng, mặc dù nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái nhưng ông Tập dường như đã nắm trong tay nhiệm kỳ 3, tuy nhiên, thế lực của ông có thể sẽ suy yếu khi bầu Bộ Chính trị.
Sau hai tuần “đi nghỉ mát” ở Bắc Đới Hà, các chính trị gia hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đi khảo sát thực địa ở các tỉnh để phô trương thanh thế.
Tổng bí thư Tập Cận Bình, 69 tuổi, đã đến thăm Liêu Ninh. Các doanh nghiệp nhà nước theo chủ nghĩa quan liêu đang dẫn dắt nền kinh tế yếu kém của tỉnh này.
Còn Thủ tướng Lý Khắc Cường, 66 tuổi, đến Thâm Quyến. Ở đây, ông đã đi tảo mộ của nhà cải cách kinh tế Đặng Tiểu Bình, có thể thấy ông muốn ám chỉ nền kinh tế đang điêu đứng của Trung Quốc.
Ông Lý nói rằng Trung Quốc “phải tiếp tục quá trình cải cách và mở cửa” và rằng “nước sông Trường Giang sẽ không chảy ngược dòng”. Những tín hiệu mà ông phát đi trong chuyến khảo sát đối ngược hẳn với những tín hiệu của ông Tập.
Tất nhiên, người Trung Quốc không phải là không biết ý nghĩa của những phép ẩn dụ này. Hiện nay, ông Tập Cận Bình đã đưa nền kinh tế đi vào bế tắc với chiến lược Zero Covid giáo điều của mình.
Việc Lý Khắc Cường dám làm ra hành động mang tính phê bình như vậy có liên quan đến địa vị hiện tại của ông. Ông đã bị ông Tập đẩy sang một bên từ nhiều năm trước. Hiện tại ông lại sắp nghỉ hưu. Nhưng có vẻ như vị thủ tướng này muốn vung tay một lần nữa trước khi Đại hội 20 diễn ra.
Ông Lý Khắc Cường chủ trương quay trở lại nền kinh tế thị trường, trong khi ông Tập Cận Bình ngày càng chủ nghĩa xã hội hóa. Ông Tập khơi dậy tình cảm chủ nghĩa dân tộc và thề rằng nhân dân của ông sẽ chiến đấu với phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Nhưng kết quả cuộc đấu tranh đường lối của Trung Quốc đã được quyết định. Cùng thời điểm ông Lý Khắc Cường nghỉ hưu, ông Tập Cận Bình sẽ tuyên bố về nhiệm kỳ thứ ba của mình. Đó cũng là lúc lời kêu gọi cải cách kinh tế của ông Lý chìm vào im lặng.
Tờ Neue Zürcher Zeitung của Đức cho rằng, ông Tập Cận Bình đã đặt hệ tư tưởng lên trên tất cả, điều này gây thiệt hại cực kỳ lớn cho nền kinh tế. Ông Tập hy vọng sẽ được xác nhận nhiệm kỳ ba vào mùa thu tới. Cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tệ sẽ không gây nguy hiểm cho địa vị của ông, nhưng nó sẽ làm thế lực của ông suy yếu đáng kể.
Trong hội nghị Bắc Đới Hà, kế hoạch của ông Tập đã gây tranh cãi trong nội bộ đảng. Các cuộc thảo luận tại Hội nghị Bắc Đới Hà có thể vô cùng căng thẳng. Bất ổn kinh tế có thể đã tạo thêm áp lực nội bộ. Nhưng đối với ông, hệ tư tưởng và chính trị được ưu tiên hơn kinh tế.
Vào mùa xuân năm nay, ông Tập tuyên bố rằng Trung Quốc phải tuân theo chiến lược Zero Covid, ngay cả khi bị các chuyên gia trong nước tranh luận, ngay cả khi nền kinh tế phải trả giá.
Vì hệ tư tưởng, ông đã giám sát và quản lý nghiêm ngặt lĩnh vực công nghệ, từ đó phá hủy hàng triệu việc làm. Nền kinh tế Trung Quốc ngày càng cô lập, các công ty nước ngoài đang tìm hướng chuyển hoạt động kinh doanh sang các nước khác.
Ông Tập Cận Bình đang gây thiệt hại khổng lồ cho nền kinh tế Trung Quốc, rất nhiều người trong chính phủ và đảng đang theo dõi chặt chẽ vấn đề này. Nhưng theo tình hình trước mắt, địa vị chuyên quyền của ông Tập dường như rất vững chắc.
Trong hơn một thập kỷ qua, ông đã cài cắm thân tín của mình vào các vị trí chủ chốt trong nước. Trong lực lượng quân đội, cảnh sát và tình báo, hầu như tất cả tay chân của ông Tập đều giữ vị trí chủ đạo.
Do đó, địa vị của ông không có khả năng bị đe dọa nghiêm trọng vì các nhà phê bình không dám đứng ra. Tuy nhiên, khi lấp đầy 25 ghế Bộ Chính trị và 7 ghế Ủy viên Thường vụ, nhiều khả năng ông Tập sẽ phải nhượng bộ, khi đó sự lãnh đạo của ông sẽ bị suy yếu.
Ông Lý Khắc Cường, người được biết đến với chủ nghĩa thực dụng về kinh tế, đang cố gắng cứu vớt những gì có thể. Thời gian tại vị của ông không còn nhiều. Trong vài tháng qua, ông Lý ngày càng không hài lòng với hành vi của ông Tập, nhưng ông sẽ phải từ chức thủ tướng vào mùa thu năm nay.
Đông Phương
Theo Vision Times