Bình Minh
Bà Michelle Bachelet, Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, hết nhiệm kỳ vào ngày 31/8, nhưng chưa thực hiện lời hứa công bố Báo cáo Nhân quyền Tân Cương trước khi rời nhiệm sở.
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Âu Mỹ như AFP, Deutsche Welle (DW) và CNN, bà Michelle Bachelet, Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, từng là Tổng thống Chile và giành được nhiều lời khen ngợi trong nhiệm kỳ của bà.
Ngày 30/8, các nhà ngoại giao và đại diện của nhiều quốc gia đã khen ngợi thành tích tốt đẹp của bà Bachelet trong nhiệm kỳ 4 năm tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Ngày 15/6, 47 quốc gia đã đưa ra một tuyên bố chung, về nghi vấn cuộc đàn áp nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Tân Cương, yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nên công bố “Báo cáo Nhân quyền Tân Cương” đã bị trì hoãn từ lâu.
Cách đây chưa đầy 1 năm, bà Bachelet thông báo rằng họ sắp hoàn thành một báo cáo về tình hình nhân quyền ở Tân Cương. Báo cáo này nói về sự thật hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác đang bị giam giữ trong các trại tập trung ngoài tư pháp ở Tân Cương, để tiến hành “cải tạo” và tẩy não.
Báo cáo của bà Bachelet có thể thúc đẩy trách nhiệm giải trình. Dường như báo cáo này đang được giám sát chặt chẽ, vì Bắc Kinh kịch liệt phủ nhận các cáo buộc về nhân quyền ở Tân Cương.
Vài tháng sau, văn phòng của bà Bachelet hứa sẽ công bố một báo cáo về nhân quyền ở Tân Cương, trước khi nhiệm kỳ của bà kết thúc vào ngày 31/8. Nhưng họ vẫn đang xem xét các “bình luận triển khai” có liên quan từ Bắc Kinh, và nói rằng Bắc Kinh cũng có quyền bình luận theo các quy trình chuẩn của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Hôm thứ Năm (25/8), bà Bachelet cho biết, báo cáo “nghiên cứu sâu sắc” các cáo buộc về “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.” Tuy nhiên, báo cáo được chờ đợi từ lâu của Liên Hợp Quốc về nhân quyền ở Tân Cương có thể sẽ bị trì hoãn hơn nữa, cản trở thời cơ then chốt buộc Bắc Kinh phải giải trình.
Vì vậy, sau chuyến thăm gây tranh cãi của bà Bachelet đến Trung Quốc trong năm nay, bà đã bị các nhóm nhân quyền quốc tế và các chuyên gia cáo buộc là có thái độ mềm mỏng với Bắc Kinh.
Ngày 24/5, Mỹ chỉ trích rằng chuyến thăm của bà Bachelet tới Trung Quốc dưới sự hạn chế đi lại tự do của nhà cầm quyền Bắc Kinh là “một sai lầm”.
Bà Rita French, đại diện của Vương quốc Anh tại Hội đồng Nhân quyền, cho biết: “Không một quốc gia nào có thể tránh được sự giám sát khách quan đối với hồ sơ nhân quyền của mình, cũng như không một quốc gia nào được phép bóp nghẹt tiếng nói độc lập của Cao ủy. Điều này đều quan trọng đối với tất cả chúng ta. Do đó, chúng tôi kêu gọi bà (Bachelet) công bố một báo cáo về Trung Quốc (tình hình nhân quyền ở Tân Cương).”
Ông John Fisher, giám đốc chi nhánh Geneva của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cũng nhấn mạnh: “Nếu bà không công bố báo cáo của mình về Tân Cương trước khi rời nhiệm sở, tất cả những điều này [thành tích của bạn] có thể sẽ lu mờ.”
Chính quyền Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ việc phát hành báo cáo nhân quyền Tân Cương
Các nhà chức trách ở Bắc Kinh đã công khai lên án báo cáo này. Vào tháng Bảy, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao yêu cầu “bác bỏ việc công bố báo cáo đánh giá nhân quyền Tân Cương, dựa trên thông tin sai lệch và cáo buộc sai sự thật.”
Người phát ngôn này không xác nhận, liệu Bắc Kinh đã nhìn thấy nội dung báo cáo sắp tới hay chưa, và không chỉ rõ phần nào là “sai”, mặc dù Trung Quốc đã phủ nhận rõ ràng tất cả các hành vi vi phạm nhân quyền.
Trong một tuyên bố chung thay mặt cho 47 quốc gia, ông Bekkers, đại diện thường trực của Hà Lan tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva, nói rằng bất chấp phủ nhận quyết liệt của ĐCSTQ, vẫn có “những báo cáo đáng tin cậy” về việc hơn triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác đang bị giam giữ tùy tiện ở đó.
Ông nói: “Có báo cáo về việc giám sát hàng loạt và đối xử bất công với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác vẫn đang diễn ra”.
Tuyên bố chung cũng lo ngại về các báo cáo chỉ ra “thực trạng tra tấn và các hành vi tàn bạo khác, đối xử và trừng phạt vô nhân đạo hoặc khắc nghiệt; cưỡng bức triệt sản; bạo lực tình dục hoặc giới tính; cưỡng bức lao động; ép buộc trẻ em phải tách khỏi cha mẹ”.
Chính phủ Mỹ cũng cáo buộc Bắc Kinh phạm tội “diệt chủng”, nhưng ĐCSTQ bác bỏ cáo buộc này là “lời nói dối thế kỷ”, thậm chí còn mô tả các trại cải tạo là “trung tâm đào tạo nghề” (CFP) để chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
Ngày 25/8, bà Bachelet cho biết, báo cáo nhân quyền Tân Cương “nghiên cứu sâu sắc” các cáo buộc “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng” của chính quyền Bắc Kinh.
Bà cũng luôn phải đối mặt với áp lực rất lớn khi công bố bản báo cáo. Bà nói: “Tôi sẽ không vì bất kỳ áp lực nào như vậy, mà quyết định công bố hoặc từ chối công bố báo cáo”, “Chúng tôi đang làm việc rất chăm chỉ, để thực hiện lời hứa của tôi (công bố Báo cáo Nhân quyền Tân Cương).”
Do báo cáo về nhân quyền ở Tân Cương có ảnh hưởng rất lớn, nên việc công bố và hành động dựa trên báo cáo này đồng nghĩa với việc phải đối đầu với chính quyền Bắc Kinh.
Bằng cách khai thác các lợi ích kinh tế và ủng hộ cho những viễn cảnh thay thế, Bắc Kinh đã tích lũy được ảnh hưởng đáng kể trong hệ thống của Liên Hợp Quốc, và đã chống lại một cách có hệ thống bất kỳ nỗ lực nào, nhằm thách thức thành tích nhân quyền của Bắc Kinh, kể cả báo cáo của Cao ủy Liên Hợp Quốc.
Bình Minh (t/h)