Huyền Anh
Báo cáo về tình trạng nhân quyền ở Tân Cương được Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hợp Quốc Michelle Bachelet công bố 13 phút trước khi rời nhiệm sở vào hôm 31/08/2022, mang lại một vố đau cho Trung Quốc. Đây cũng được cho là một phép thử đối với các lực lượng chính nghĩa sẵn sàng lên án về các hành vi chà đạp nhân quyền đang diễn ra ở Trung Quốc.
Tuần trước Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã công bố một báo cáo về nhân quyền ở Tân Cương trong đó có đầy đủ bằng chứng để chứng minh rằng người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan và các dân tộc thiểu số khác đã bị ĐCSTQ bức hại nghiêm trọng ở khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc.
Báo cáo nói rằng ĐCSTQ đã “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng” và “phạm tội ác chống lại loài người” đối với người Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng chủ yếu là người Hồi giáo với lý do “chống khủng bố” và “chống chủ nghĩa cực đoan”. Cái gọi là “chiến lược chống khủng bố” và các “chính sách” liên quan này đã dẫn đến một loạt các vấn đề nhân quyền và tạo ra phản ứng dây chuyền trên khắp thế giới.
Bản báo cáo dài 48 trang tiết lộ chi tiết rằng các “trung tâm giáo dục và đào tạo nghề” về cơ bản là nhằm giám sát quy mô lớn đối với các dân tộc thiểu số ở Tân Cương.
Báo cáo cũng cho thấy các vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác về tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ, quyền riêng tư, quyền tự do đi lại, quyền sinh sản, lao động cưỡng bức, chia rẽ gia đình, bị trả thù vì phát ngôn trước công chúng. Các phương tiện bạo lực là toàn diện và có hệ thống.
Dưới đây là chín lý do báo cáo của Liên Hợp Quốc về nhân quyền ở Tân Cương là một phép thử đối với các lực lượng chính nghĩa.
Thứ nhất, báo cáo được công bố 13 phút chót trước khi Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc Michelle Bachelet rời nhiệm sở.
Nói cách khác bản báo cáo đã được hoàn thành trước đó nhưng đã bị buộc không công bố. Có thể nói rằng, không thể đánh giá thấp quyền lực của ĐCSTQ trong việc này.
Thứ hai, việc bà Michelle Bachelet công bố báo cáo 13 phút trước khi rời nhiệm sở chứng tỏ rằng lương tâm của bà đã chiến thắng cái ác.
Nếu Trung Quốc tác động nhiều hơn một chút, báo cáo này có lẽ sẽ không được công bố. Cũng cần lưu ý thêm rằng khó có thể thực thi công lý nếu Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hợp Quốc là một người vô lương tâm. Nếu như báo cáo không bao giờ được công bố, điều đó quả thực rất đáng sợ.
Thứ ba, báo cáo nhân quyền Tân Cương không đề cập đến nạn diệt chủng.
Không phải Liên Hợp Quốc không muốn nhắc đến mà là ĐCSTQ vẫn chưa sụp đổ. Đối với nhiều quốc gia, các cuộc điều tra Tân Cương là “vùng chân không”. Chứng nhận tội ác diệt chủng quốc tế cần có sự hiện diện của nhóm điều tra để thu thập chứng cứ. Bây giờ ai cũng biết rằng Trung Quốc đang thực hiện tội ác diệt chủng. Trung Quốc giấu kín như bưng, tuy nhiên cộng đồng quốc tế không chỉ có ý chí mà còn có cả sức mạnh của sự đoàn kết.
Thứ tư, Trung Quốc đã nắm được thông tin chính xác trước khi báo cáo được công bố.
Mặc dù vị quan chức này chưa công bố chi tiết nhưng tôi tin rằng ĐCSTQ đã xem xét toàn bộ báo cáo trước khi nó được ban hành. Dù không nắm được toàn bộ, nhưng chi ít ĐCSTQ cũng nắm được đến 90% nội dung của báo cáo. Nói thẳng ra sự “bí mật” của Liên Hợp Quốc cũng trở nên vô dụng đối với Trung Quốc.
Thứ năm, trước báo cáo nhân quyền của Liên Hợp Quốc Trung Quốc rơi vào thế “lợn chết không sợ nước sôi”.
Bất chấp dư luận trong nước và quốc tế, ĐCSTQ vẫn sẽ tiếp tục làm điều ác theo cách riêng của mình. Cộng đồng quốc tế cần phải hiểu rằng khi nói về thế lực tà ác thì chỉ một báo cáo cũng không thể giải quyết được vấn đề gì.
Thứ sáu, ĐCSTQ thường xuyên vi phạm trong cuộc đàn áp nhân quyền.
Chế độ này đã mang danh xấu xa kể từ khi nó ra đời. Trong những thập kỷ gần đây, cho dù đó là sự kiện Thiên An Môn, đàn áp Pháp Luân Công, dập tắt những người bất đồng chính kiến hay cuộc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, với sức mạnh của mình tất cả những việc làm xấu xa trên đều là nhằm tăng cường tốc độ tăng trưởng kinh tế chứ không nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở Trung Quốc.
Thứ bảy, tính sát thương của báo cáo của Liên Hợp Quốc không thể sánh bằng các dự luật của châu Âu và Mỹ.
Bản thân điều này cũng chứng tỏ vai trò còn lúng túng của Liên Hợp Quốc trong việc lãnh đạo các vấn đề quốc tế. Liên Hợp Quốc luôn “chậm chạp” đặc biệt là trong vấn đề nhân quyền.
Thứ tám, người Hồi giáo thường tạo ấn tượng về tình đoàn kết, nhưng trong trường hợp này thì không.
Khi người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan và các tín đồ tôn giáo khác bị đàn áp, có rất ít người Hồi giáo dám lên tiếng và nhiều người giữ im lặng. Nhiều người cho rằng Hồi giáo là điểm nóng của khủng bố, nhưng với phản ứng kỳ lạ này, có lý do để tin rằng Trung Quốc là một trong những nhà tài trợ đứng sau chủ nghĩa khủng bố.
Thứ chín, ĐCSTQ đã phạm tội ác chống lại loài người ở Tân Cương và một số người ở Trung Quốc đại lục đã bị tẩy não để ủng hộ tội ác của ĐCSTQ.
Nếu vấn đề này không được giải quyết, sớm muộn gì thảm họa chuyên quyền cũng sẽ biến thành xung đột chủng tộc và người Hán ở Tân Cương sẽ trở thành vật tế thần trước nỗi khổ do ĐCSTQ gây ra. Người Hán ở những nơi này cần phải có lương tâm đối đầu với họng súng, bằng không hận thù sẽ chồng chất, và cách duy nhất để tránh cho tình trạng ngày một xấu đi đó là cần phải giữ vững đức tin kiên định của mình.
Huyền Anh
Theo Visiontimes