Tại thời điểm Tết Trung thu, gần 30 triệu người Trung Quốc vẫn sống trong phong tỏa tại Trung Quốc. Người dân ở vùng phong tỏa đang cạn kiệt thực phẩm, trong khi quan chức chiếm thực phẩm quyên góp nhằm bán lại với giá rất cao. Các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở công viên Động vật Hoang dã Quý châu, vốn đang bị phong tỏa, cũng đang thiếu thức ăn.
Các đợt phong tỏa tiếp tục diễn ra
Vào ngày 10/09, ngày Tết Trung thu truyền thống của Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã báo cáo các ca mắc COVID-19 mới và khiến nhiều thành phố và quận rơi vào tình trạng phong tỏa. Nhiều người Trung Quốc hiện đang chết đói do nguồn cung cấp thực phẩm bị gián đoạn khi mà chính quyền Trung Quốc liên tục phong tỏa các thành phố và phương tiện giao thông.
Các nhà chức trách ở Bắc Kinh đã công bố 9 trường hợp nhiễm COVID-19 mới ở quận Triều Dương, tất cả đều là sinh viên Đại học Truyền thông Trung Quốc; 584 người khác trong trường đại học hiện cũng đã được xác định là có tiếp xúc gần mới các ca nhiễm. Kể từ đó, các nhà chức trách đã phong tỏa trường đại học này, Đại học Nghiên cứu Quốc tế Bắc Kinh gần đó, và các khu vực lân cận, yêu cầu tất cả cư dân trong khu vực phải thực hiện xét nghiệm PCR.
Cùng ngày tại tỉnh Cam Túc phía tây bắc Trung Quốc, chính quyền địa phương đã đặt toàn bộ một quận ở thành phố Khánh Dương vào tình trạng phong tỏa ba ngày do các trường hợp mắc COVID-19 mới được phát hiện. Tại tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc, các nhà chức trách đã tuyên bố 5 khu vực ở thành phố Thanh Đảo là khu vực có nguy cơ cao, có nghĩa là bây giờ không ai được phép ra hoặc vào các khu vực này.
Trong khi đó, gần 30 triệu người Trung Quốc vẫn tiếp tục sống giữa các đợt phong tỏa nghiêm ngặt khác nhau trên khắp Trung Quốc vì chính sách “zero-COVID” của ĐCSTQ.
Người dân cạn kiệt thực phẩm và suy nhược thần kinh
Tại Tân Cương của Trung Quốc, một khu vực đa số theo đạo Hồi của người Duy Ngô Nhĩ, châu tự trị Ili đã bị phong tỏa hơn một tháng kể từ cuối tháng 7 khi các trường hợp mắc COVID-19 được báo cáo. Một số cư dân địa phương đã không còn thức ăn trong nhiều ngày. Trong dịp Tết Trung thu, họ đã đăng bài lên mạng xã hội để nhờ giúp đỡ. Những người ủng hộ và các thành viên của Phong trào Thức tỉnh Quốc gia Đông Turkistan biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc để thúc giục Mỹ chấm dứt các thỏa thuận thương mại với Trung Quốc và hành động để ngăn chặn sự đàn áp của người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc Turkic khác vào ngày 14/08/2020 tại Washington DC, Mỹ. (Ảnh: Chip Somodevilla / Getty Images)
Cô Lin, một cư dân của thành phố Y Ninh, thuộc châu tự trị Ili, nói với The Epoch Times vào ngày 09/09 rằng nhiều người đã hết thực phẩm vì không nhận được bất kỳ nguồn cung cấp thực phẩm nào từ chính quyền mặc dù đã có nhiều quyên góp.
Cô nói: “Không ai trong cộng đồng của chúng tôi nhận được thực phẩm và đồ tiếp tế do những người ở các tỉnh khác quyên góp. Tất cả chúng đều được văn phòng cộng đồng (của ĐCSTQ) lấy và bán cho người dân địa phương với giá rất cao. Có bao nhiêu gia đình có thể mua được rau giá cao? Nhiều người trong số họ đã không được trả bất kỳ khoản lương nào trong hơn một tháng. Rất nhiều người đã hết thực phẩm và đồ tiếp tế”.
Cô Lin nói: “Chúng tôi không dám đăng thêm những tin tức kiểu này trên TikTok, bạn không thể vượt qua kiểm duyệt trực tuyến (của ĐCSTQ), và tài khoản của bạn sẽ bị tạm ngừng hoạt động”.
Cô Wang đến từ huyện Y Ninh ở châu tự trị Ili, người đã bị cách ly bắt buộc trong 22 ngày, nói với The Epoch Times vào ngày 09/09 rằng cô vẫn chưa được phép về nhà và đang có nguy cơ bị suy nhược thần kinh.
“Ban đầu tôi vẫn ổn, và thậm chí không có tiếp xúc gần (với người bệnh), nhưng tôi vẫn bị kéo đến đây (bởi chính quyền) vào ở tại trung tâm kiểm dịch Nangyuan. Những người đến đây cùng khoảng thời gian đều bị nhiễm bệnh ở đây… Tôi đang suy sụp và cảm thấy mình không thể tiếp tục được nữa”, cô nói. “Tôi đã không ăn trong ba ngày, và tôi sợ đến mức thực sự không thể ăn được”.
Động vật có nguy cơ tuyệt chủng thiếu thức ăn
Công viên Động vật Hoang dã Quý Châu ở tây nam Trung Quốc đã bị đóng cửa do các biện pháp kiểm soát “zero-COVID”.
Công viên đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp vài ngày trước Tết Trung thu, kêu gọi mọi người trên khắp đất nước giúp mua thực phẩm, bao gồm thịt gà sống, cá sống và nhiều loại trái cây và rau quả, để ngăn chặn các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng của công viên, chẳng hạn như hổ Siberia, hổ Bengal trắng và hổ Nam Trung Quốc, gấu trúc, cá sấu và ngựa vằn khỏi bị chết đói.
Theo lời kêu gọi, có một số lượng lớn động vật hoang dã trong công viên – 70% trong số đó được quốc tế bảo vệ. Mặc dù công viên phải có đủ thức ăn tươi sống để tồn tại ít nhất 10 ngày, nhưng thực phẩm đã cạn kiệt dần và không ai biết việc phong tỏa sẽ kéo dài bao lâu. Công viên đã đóng cửa kể từ ngày 05/09. Một con hổ Bengal Ấn Độ trong tự nhiên (Ảnh: Derrick Brutel / Wikimedia Commons)
Trước đó, các chính sách phong tỏa của ĐCSTQ cũng gây ra tình trạng thiếu thức ăn vào tháng 7, dẫn đến việc lợn ăn thịt đồng loại ở một số vùng của đất nước.
Các chuyên gia chỉ ra rằng tình trạng thiếu thức ăn phản ánh sự gián đoạn đối với an ninh thực phẩm và chuỗi cung ứng trên khắp Trung Quốc khi việc kiểm soát COVID-19 được mở rộng, điều này cũng gây tổn hại thêm cho nền kinh tế Trung Quốc.
Trước đại hội đảng của ĐCSTQ vào tháng 10, chính quyền địa phương trên khắp cả nước đã thắt chặt hơn nữa việc thực thi chính sách “zero-COVID”, làm gián đoạn thêm hoạt động thương mại, giao thông và cuộc sống hàng ngày.
Bảo Nguyên
Theo Alex Wu – The Epoch Times