40% người dân Mỹ tin rằng ĐCSTQ coi bản thân đang giao chiến với Hoa Kỳ

Andrew Thornebrooke

Sinh viên năm nhất đại học thực hành các kỹ năng chiến đấu trong khóa huấn luyện quân sự vào ngày 25/09/2008 tại huyện Cao Thuần, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Ảnh: Ảnh Trung Quốc/Getty Images)

Theo kết quả của một cuộc khảo sát quốc gia mới đây, ngày càng nhiều người dân Mỹ tin rằng chính quyền cộng sản Trung Quốc tự coi bản thân đang giao chiến với Hoa Kỳ.

Khoảng 40% cử tri Hoa Kỳ tiềm năng cho biết họ nghĩ rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vốn cai trị Trung Quốc là như một quốc gia độc đảng, tự coi bản thân đang ở trong một cuộc chiến với Hoa Kỳ. Không tới 26% cử tri cho biết ĐCSTQ không coi mình đang giao chiến với Hoa Kỳ, trong khi hơn 34% thì không chắc chắn.

Cuộc khảo sát do tổ chức bất vụ lợi Convention of States Action và công ty thăm dò Trafalgar Group thực hiện từ ngày 02/09 đến ngày 05/09, đã thu thập ý kiến ​​của hơn 1,000 cử tri tiềm năng của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ trên toàn phổ chính trị. Cuộc thăm dò có sai số là 2.9 điểm phần trăm.

Đáng chú ý, cuộc thăm dò này cũng cho thấy một sự chia rẽ mang tính đảng phái rõ rệt về ý kiến liên quan đến mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa từ ĐCSTQ.

Không tới 60% cử tri Đảng Cộng Hòa tin rằng ĐCSTQ tự cho bản thân đang giao chiến với Hoa Kỳ, trong khi chưa đến 24% cử tri Đảng Dân Chủ có đánh giá tương tự.

Tuy nhiên, bất kể đến từ đảng nào, nhiều người dân Mỹ không chắc chắn lắm về tính xác thực của tuyên bố hơn những người tự tin cho rằng điều này không đúng sự thật.

Liên quan đến phản ứng của Hoa Kỳ đối với mối đe dọa đã được nhận thức, 67% tất cả những người được hỏi cho biết họ không tin rằng chính phủ Hoa Kỳ coi mình đang trong một cuộc chiến với Trung Quốc.

Nhìn chung, chưa đến 9% cử tri tin rằng Hoa Kỳ cho rằng mình đang trong một cuộc chiến với Trung Quốc, mặc dù số lượng những người theo Đảng Dân Chủ có khả năng tin điều đó nhiều hơn gấp đôi so với số những người theo Đảng Cộng Hòa.

“Đây là những kết quả đáng kinh ngạc,” ông Mark Meckler, chủ tịch của Convention of States Action, cho biết trong một tuyên bố với The Epoch Times. “Người dân Mỹ thấy rõ rằng ĐCSTQ coi bản thân đang ở trong một cuộc chiến với Hoa Kỳ, nhưng họ thừa nhận rằng chính phủ Hoa Kỳ dường như không biết gì về thực tế này.”

Các nghị sĩ quốc hội thuộc Đảng Cộng Hòa từ lâu đã chỉ trích gay gắt chính phủ ông Biden vì rõ ràng đã không có phản ứng thích đáng trước sự gây hấn của ĐCSTQ. Kết quả của cuộc khảo sát dường như cho thấy rằng nhiều người dân Mỹ chí ít cũng đồng tình với quan điểm rằng giới lãnh đạo Hoa Kỳ không đáp trả một cách tương tự những hành động khiêu khích của Bắc Kinh.

Trong thập niên qua, ĐCSTQ đã dẫn đầu một nỗ lực nhằm phá hoại các thể chế của Hoa Kỳ trên diện rộng. Chiến dịch đó bao gồm một âm mưu tấn công một cựu chiến binh Lục quân Hoa Kỳ đang tranh cử, đốt phá các tác phẩm điêu khắc chỉ trích chính quyền Bắc Kinh, và sự rình rập cũng như đe dọa nhắm vào một vận động viên Olympic Hoa Kỳ có người cha đã lên tiếng chống lại chính quyền cộng sản.

ĐCSTQ còn tiến hành hoạt động gián điệp hàng loạt ở Hoa Kỳ, đánh cắp kỹ thuật, nghiên cứu, và tài sản trí tuệ để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và quân sự của họ.

Một số chuyên gia tin rằng ĐCSTQ đang trong cuộc chiến với Hoa Kỳ do học thuyết “chiến tranh không hạn chế” của chính quyền này nhằm đạt được các mục tiêu quân sự thông qua việc sử dụng luật pháp, tâm lý học và cưỡng bức kinh tế. Do đó, các chiến dịch gián điệp tràn lan của Bắc Kinh có thể được coi là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của chính quyền nhằm phá hoại và thay thế hệ thống quốc tế tự do bằng một hệ thống thân thiện với Trung Quốc hơn.

“Đây không phải là một vấn đề cánh tả-cánh hữu; đây không phải là một vấn đề Đảng Cộng Hòa-Đảng Dân Chủ,” ông Meckler nói. “Đây là một vấn đề tồn vong của Mỹ quốc và thế giới tự do.”

Andrew Thornebrooke

Ông Andrew Thornebrooke là phóng viên của The Epoch Times, chuyên đưa tin về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc với trọng tâm là quốc phòng, các vấn đề quân sự, và an ninh quốc gia. Ông có bằng Thạc sĩ lịch sử quân sự tại Đại học Norwich. Khánh Ngọc biên dịch

Related posts