Giới chuyên gia kinh tế đã im lặng khi các nền kinh tế bị phá hủy bởi chính sách phong tỏa COVID-19

Bảo Nguyên

Nhà hát Chicago đóng cửa ở Chicago, Illinois, Mỹ, vào ngày 21/03/2020. (Ảnh: KAMIL KRZACZYNSKI / AFP qua Getty Images)

Yếu kém về mặt trí thức, hèn nhát và trọng sự nghiệp, các nhà kinh tế đã không mạnh mẽ chỉ ra những vấn đề của các chính sách phản ứng với đại dịch. Những lời biện minh cho việc ủng hộ các biện pháp hạn chế và phong tỏa liên quan tới COVID-19 đều không có cơ sở. Chúng ta đang phải đối mặt với tình hình kinh tế thế giới tồi tệ vì giới chuyên gia kinh tế đã không hoàn thành nhiệm vụ.

Các nhà kinh tế phải chịu trách nhiệm

Y tế công cộng là một nghề đầy tranh cãi nhưng nó hẳn không phải là nghề duy nhất như vậy. Các nhà kinh tế cũng phải chịu trách nhiệm [cho hoàn cảnh hiện tại của thế giới], vì chính họ là những người đáng lẽ phải mạnh mẽ, cởi mở và lớn tiếng về mọi khía cạnh của các chính sách phản ứng với đại dịch. Tuy nhiên, họ hầu như im lặng khi thị trường bị phá hủy, Quốc hội Mỹ làm phình to ngân sách và Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tràn ngập thế giới bằng tiền mặt mới in để thanh toán các hóa đơn.

Từng chút thông tin đào tạo về kinh tế đáng lẽ phải báo hiệu rằng đây không phải là con đường đúng đắn. Tuy nhiên, tất cả các cuộc khảo sát mà chúng ta có trong 30 tháng qua cho thấy hầu hết các nhà kinh tế dòng chính không có nhiều điều để nói về vấn đề này. Làm thế nào để giải thích điều này? Đó là sự kết hợp của sự thất bại về mặt trí thức, sự hèn nhát và tư tưởng trọng sự nghiệp.

Giờ đây, chúng ta đang phải trả một cái giá rất đắt khi điều kiện kinh tế trên thế giới ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Sự ô nhục của các nhà kinh tế học

Lịch sử của sự phản bội về mặt trí thức này là không thể xóa bỏ. Ví dụ, vào cuối tháng 03/2020, Diễn đàn IGM tại Đại học Chicago đã thăm dò ý kiến ​​các nhà kinh tế trên toàn nước Mỹ, như cách họ đã được thăm dò đối với nhiều vấn đề trong mười năm trước, liên quan đến việc phong tỏa. Một lượng đủ trong số những nhà kinh tế chấp nhận chiến lược phổ biến (làm cho việc phong tỏa trở thành chính sách) khiến báo chí quốc gia công bố một cách tự tin rằng các nhà kinh tế ủng hộ những biện pháp hủy hoại sự thịnh vượng này.

Thật đáng kinh ngạc, và sự ô nhục mãi mãi của tất cả những người được hỏi ý kiến được thể hiện ở chỗ, không một nhà kinh tế học người Mỹ nào được hỏi sẵn sàng không đồng ý với nhận định sau: “Việc từ bỏ các đợt phong tỏa nghiêm khắc vào thời điểm mà tỷ lệ tái phát nhiễm trùng vẫn còn cao sẽ dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn hơn việc duy trì phong tỏa để loại bỏ nguy cơ trỗi dậy [của dịch bệnh]”.

Đầy đủ 80% các nhà kinh tế Mỹ đồng ý hoặc đồng ý mạnh mẽ. Chỉ có 14% là không chắc chắn. Không một nhà kinh tế nào được thăm dò ý kiến ​​không đồng ý hoặc không có ý kiến. Không một ai! Điều này cho phép Vox tuyên bố một cách đắc thắng: “Các nhà kinh tế hàng đầu cảnh báo việc chấm dứt cách li xã hội quá sớm sẽ chỉ làm tổn hại đến nền kinh tế”. Hơn nữa: “Không có bằng chứng về sự khác biệt trong quan điểm giữa những gì các chuyên gia y tế công cộng nghĩ và những gì các chuyên gia chính sách kinh tế nghĩ”.

Ở châu Âu cũng vậy. Các nhà kinh tế được thăm dò ý kiến ​​ủng hộ chính sách hoàn toàn mang tính hủy diệt, không thể thực hiện được và về cơ bản là điên rồ chưa từng được thử trước đây, nhằm để đối phó với một loại virus mới mà chúng ta biết khi đó đa phần [chỉ] là mối đe dọa đối với những người trên 70 tuổi mắc các bệnh đi kèm.

Tại sao người ta không thấy rõ rằng cách tiếp cận đúng là khuyến khích những người dễ bị tổn thương đến nơi trú ẩn và để xã hội hoạt động bình thường? Bất cứ ai nêu ra một câu hỏi cực kỳ rõ ràng như vậy về phong tỏa đều bị nói át đi. Bạn không nên nghi ngờ ý kiến ​​chuyên gia! Hãy nhìn cách các nhà kinh tế đồng thuận!

Chính xác ai là người trong danh sách các nhà kinh tế được khảo sát trong cuộc thăm dò này? Có tám mươi người. Bạn có thể xem qua tên và các mối liên hệ của họ. Bạn sẽ nhận thấy rằng, họ có mối liên hệ với Ivy League (không người Mỹ nào trong danh sách không có mối liên hệ với Ivy League).

Sinh viên tốt nghiệp Trường Luật Đại học Harvard đứng và vẫy tay chào trong lễ kỷ niệm ngày 05/06/2008, ở Cambridge, Massachusetts, Mỹ. Bà J.K. Rowling, người đã viết những cuốn sách Harry Potter nổi tiếng, là diễn giả của buổi lễ. (Ảnh: Robert Spencer / Getty Images)

Bây giờ, chúng ta có một câu đố. Không nghi ngờ gì khi quan điểm của giới tinh hoa đứng về phía áp đặt những hạn chế chưa từng có đối với cuộc sống của công dân. Những người này có nghiên cứu virus học không? Họ đã xem dữ liệu chưa? Họ có biết điều gì đó nhờ vào những liên hệ tinh hoa của họ mà chúng ta không biết không? Các mô hình của họ có mang lại cho họ cái nhìn sâu sắc đặc biệt về tương lai không?

Câu trả lời chắc chắn là không trong mỗi câu hỏi trên. Những gì chúng ta có ở đây là một minh chứng rằng ngay cả những người thông minh nhất cũng dễ bị ảnh hưởng bởi sự điên cuồng của tính thời thượng chính trị, tư tưởng nhóm, tâm lý đám đông và hành vi đám đông.

Cuối tháng 3 tình thế đã rõ ràng. Và những người ở một địa vị nào đó, ngay cả khi họ không chấp nhận thái độ hoảng sợ của những bình thường, họ cũng đủ không ngoan để biết họ phải nói gì và nói khi nào. Họ cũng trải qua nỗi sợ hãi; đó là một loại sợ hãi khác, một loại sợ hãi đối với danh tiếng và vị thế nghề nghiệp của họ.

Quả thực hiếm có dũng khí để chống chọi với những quan điểm đang thịnh hành, ngay cả đối với những người có đủ khả năng làm được như vậy. Để chắc chắn, tôi biết rất nhiều nhà kinh tế chống lại việc phong tỏa. Donald Boudreaux, David Henderson, Gigi Foster, và một số người khác đã viết báo và nói như vậy. Trong số những nhân vật quan trọng của công chúng, chỉ có Ron Paul lên tiếng từ ngày đầu tiên. Đúng là họ là một thiểu số nhỏ nhưng họ có tồn tại. Họ cũng chấp nhận rủi ro nghề nghiệp to lớn khi dám chống lại những gì nhanh chóng nổi lên như một ý kiến ​​chính thống.

Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, Dân biểu Mỹ Ron Paul (Cộng hòa – Texas), phát biểu trước những người ủng hộ tại cuộc tụ họp chiến dịch đêm đầu tiên của ông vào ngày 10/01/2012 ở Manchester, New Hampshire, Mỹ. (Ảnh: Andrew Burton / Getty Images)

Tất cả những điều đó vẫn đặt ra câu hỏi về cơ sở lý luận mà các nhà kinh tế học đưa ra để biện minh cho quan điểm phá hoại của họ. Một bài viết đáng chú ý của 2 tác giả Jayanta Bhattacharya và Mikko Packalen cung cấp cái nhìn sâu sắc về điều này.

Lời biện minh thứ 1: Nguyên tắc phòng ngừa

Lời biện minh đầu tiên cho hành động của các nhà kinh tế liên quan đến “nguyên tắc phòng ngừa”. Đây là ý kiến ​​cho rằng trong trường hợp không chắc chắn, thà hành động một cách an toàn còn hơn phải hối tiếc. Nguyên tắc này đã được thúc đẩy mạnh mẽ từ bộ phim “Jaws”: cảnh sát trưởng đã đúng rằng họ nên đóng cửa các bãi biển vì các lo lắng có cơ sở rằng một con cá mập khổng lồ đang được thả rông. Những người phớt lờ lời khuyên của ông phải chịu trách nhiệm về những sinh mạng đã mất.

Không rõ nguyên tắc này sẽ dẫn dắt trực tiếp đến phong tỏa COVID như thế nào. Từ giữa tháng 2, chúng ta đã biết rằng các chiều hướng rủi ro đã xác định loại virus này là nguy hiểm với người già và ốm yếu. Dữ liệu đã rõ ràng. Loại virus này sẽ trở thành đặc hữu giống như tất cả những căn bệnh trước đó, thông qua khả năng miễn dịch tự nhiên. Điều đó sẽ xảy ra bất chấp các biện pháp. Bạn có thể ngăn chặn sự tấn công của cá mập bằng cách đóng cửa các bãi biển nhưng bạn không thể làm cho virus biến mất bằng cách đóng cửa các nền kinh tế!

Hơn nữa, nguyên tắc phòng ngừa cũng cần phải áp dụng cho các chính sách. Giả sử rằng chúng ta không chắc chắn về virus. Chúng ta vẫn chắc chắn tuyệt đối về hậu quả của việc phong tỏa. Chúng ta biết rằng điều đó sẽ dẫn đến thất bại trong kinh doanh, khủng hoảng, mất tinh thần, phá sản vốn, đứt gãy chuỗi cung ứng và tổn thất lớn chưa từng có. Nhưng họ [các chính quyền] vẫn ủng hộ việc phong tỏa, đánh đổi những gì họ biết chắc chắn sẽ xảy ra vì mối lo ngại về những thứ mà họ hầu như không biết gì.

Điều này rất vô trách nhiệm. Các tác giả của chúng ta viết: “Việc áp dụng nguyên tắc phòng ngừa một cách nhất quán cũng sẽ đối mặt với điều tồi tệ nhất về tác hại đi kèm của các hạn chế COVID”.

Lời biện minh thứ 2: Phong tỏa không gây thiệt hại kinh tế

Lý lẽ biện minh thứ hai còn lạ lùng hơn. Dựa trên dữ liệu di động của điện thoại di động được công bố vào thời điểm đó, các nhà kinh tế đã tìm ra cách để nói rằng việc phong tỏa thực sự là một phản ứng của thị trường đối với virus, không phải là hệ quả của chính sách của chính phủ. Bạn thấy đấy, dữ liệu cho thấy mọi người đã hủy đặt chỗ ăn tối và các chuyến đi và thường tránh xa các đường cao tốc.

“Các nhà kinh tế lý luận rằng virus, không phải phong tỏa, gây ra thiệt hại kinh tế. Các nhà kinh tế ngâm tụng rằng không có sự đánh đổi nào giữa sự lây lan của virus và nền kinh tế. Các nhà kinh tế lý luận rằng việc phong tỏa sẽ ngăn chặn virus, và việc phong tỏa của chúng ta sẽ không tạo ra các chi phí đáng kể đối với cộng đồng xã hội ở quê nhà hay toàn cầu (bất chấp nền kinh tế toàn cầu được kết nối chặt chẽ)”.

Thậm chí vào thời điểm này, tôi vẫn nghe bạn bè và đồng nghiệp nói những điều này, khiến tôi rất ngạc nhiên. Tôi biết chắc rằng tất cả đều không đúng. Đúng vậy, một số sự mất khả năng di chuyển phản ánh nỗi sợ hãi về virus nhưng bản thân những nỗi sợ hãi đó là phi lý và bị thổi bùng bởi sự kích động của các phương tiện truyền thông. Chúng có thể đã biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần nếu không có việc phong tỏa cưỡng ép.

Ngoài ra, mất khả năng di chuyển một phần là do công chúng lo sợ về phản ứng của chính phủ. Đã có thông tin về việc đóng cửa và cách ly kể từ đầu tháng 2. Mọi người đều có thể thấy những gì đang diễn ra ở Trung Quốc. Thật khó để tưởng tượng rằng điều tương tự sẽ xảy ra ở đây, nhưng người Mỹ biết không nên tin tưởng vào chính phủ. Người Mỹ biết họ [chính phủ] có khả năng làm bất cứ điều gì.

Ngay cả vào ngày 12/03/2020, tôi đã rất miễn cưỡng lên một chiếc tàu Amtrak, không phải vì tôi nghĩ rằng tôi có thể bị COVID mà là vì tôi biết chắc rằng một chính phủ đang hoảng loạn có khả năng dừng chuyến tàu và đưa tất cả chúng tôi vào trại cách ly.

Nỗi sợ hãi này là chính đáng, và là lý do chính khiến mọi người ở nhà. Hành khách lên chuyến tàu Amtrak tại Ga Union vào ngày 15/09/2022 ở Chicago, Illinois, Mỹ. (Ảnh: Scott Olson / Getty Images)

Đây KHÔNG phải là hoạt động của thị trường. Chính sự sợ hãi đối với chính phủ và sự lừa bịp của các phương tiện truyền thông đã dẫn đến kết quả như vậy. Như các tác giả của chúng ta viết:

“Ý tưởng rằng dù sao thì mọi người cũng sẽ tự nguyện bị phong tỏa là giả mạo và bỏ qua các tác động nghiêm trọng mang tính phân bổ của việc phong tỏa. Việc phong tỏa áp đặt những hạn chế giống nhau đối với tất cả mọi người, cho dù họ có thể chịu được tác hại hay không. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế ủng hộ việc áp đặt các lệnh phong tỏa chính thức và quy định ở nguyên tại chỗ hơn là việc đưa ra lời khuyên về sức khỏe cộng đồng”.

Thảm họa khi các chuyên gia kinh tế thất bại

Trong tất cả mọi người, các nhà kinh tế nên hiểu tình hình. Nếu họ hiểu về tình hình, thì thực tế là không có đủ người lên tiếng. Toàn bộ khung cảnh khiến tôi nhớ đến thời kỳ Cấm cồn của Mỹ. Tại thời kỳ đó, tất cả các nhà kinh tế hàng đầu đã đứng ra bảo vệ và hợp lý hóa chính sách mà mọi người đều biết đang trên đường được hiện thực hóa.

Phải mất hơn mười năm trước khi tình hình trở nên rõ ràng một cách đáng kinh ngạc rằng ý kiến ​​đó từ đầu đã ngu ngốc đến mức nào, rằng ý kiến đó hoàn toàn là sự thất bại trong hoạt động suy nghĩ về những gì các nhà kinh tế được đào tạo để nghĩ về. Đó là mối quan hệ giữa phương tiện và mục đích và sự đánh đổi có liên quan đến mọi quyết định chính sách.

Các nhà kinh tế lẽ ra đã phải thẳng thắn cảnh báo trước về tình hình mà các chính sách phong tỏa sẽ dẫn đến. Đó là một sự thật lịch sử bi thảm khi họ đã không làm như vậy.

Chính xác thì tại sao chúng ta trả lương cho trí thức? Để họ có thể sử dụng kiến ​​thức và sự khôn ngoan của mình để cung cấp hướng dẫn tránh khỏi thảm họa và hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn. Họ đã không làm được như vậy, và chúng ta đang phải đối mặt với tình hình hiện tại.

Bảo Nguyên

Theo Jeffrey A. Tucker – The Epoch Times

Related posts