Gia Huy
Ông Michael Sekora, giám đốc sáng lập Dự án Socrates tại Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Reagan nhận định, sự thay đổi trong chiến lược phát triển công nghệ của Hoa Kỳ đã mở đường cho sự trỗi dậy của Trung Quốc trong lĩnh vực này.
Phát biểu trong chương trình “China in Focus” của đài NTD News, ông Sekora nhận xét: “Trung Quốc vươn lên thành một siêu cường nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào trong lịch sử nhân loại. Và đó không phải là do Hoa Kỳ đã hỗ trợ tận tâm. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã chuyển đổi từ lập kế hoạch dựa trên công nghệ sang lập kế hoạch dựa trên tài chính. Và sự chuyển đổi đó là nguyên nhân mở cửa cho Trung Quốc tăng tốc một cách đáng kể.”
Ông tiếp tục: “Trung Quốc nhận ra điều đó [và] lợi dụng điều đó, để ru ngủ nước Mỹ vào cảm giác an toàn sai lầm. Và về cơ bản, Trung Quốc đã mở cửa để khai thác công nghệ ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.”
Ông tiếp tục mô tả sự khác biệt giữa hai kiểu lập kế hoạch.
Trong cuộc phỏng vấn phát sóng vào ngày 17/9, ông Sekora giải thích: “Sự khác biệt là gì, trong việc lập kế hoạch dựa trên tài chính, toàn bộ cơ sở của việc ra quyết định, là tối ưu hóa kinh phí… tối đa hóa lợi nhuận.”
Trong khi ông lưu ý: “Và cơ sở cho việc lập kế hoạch dựa trên công nghệ là khai thác công nghệ hiệu quả hơn đối thủ để tạo ra lợi thế cạnh tranh thực sự, điều này sau đó sẽ quyết định kinh phí, nhân lực, tài nguyên .”
Ông Sekora còn chỉ ra nhược điểm của việc lập kế hoạch dựa trên tài chính, “Vì vậy … Chúng ta chỉ đang tối ưu hóa tiền bạc, điều này thực sự làm giảm lợi thế cạnh tranh của chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta đo lường nó từ góc độ tài chính, có vẻ như chúng ta đang tăng lợi thế cạnh tranh của mình.”
Trong khi đó, theo cách nói của ông, các quốc gia đi theo hướng lập kế hoạch dựa trên công nghệ, bao gồm cả Nga và Nhật Bản, “ngồi ở đó, tận dụng công nghệ một cách khéo léo và nhanh chóng.”
“Vì vậy … khi chúng ta nhìn vào Nga, chúng ta nhìn sang Nhật Bản, cách họ đang thực hiện việc lập kế hoạch dựa trên công nghệ, và chúng ta thấy rằng họ trở nên tinh tế hơn một cách đáng kể. Họ đã thúc đẩy toàn bộ quá trình một cách đáng kể.”
Dự án Socrates
Ông Sekora dẫn chứng Dự án Socrates, chương trình bí mật của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ mà ông thành lập vào năm 1983 dưới thời chính quyền Reagan.
Theo ông Sekora, dự án này nhắm đến sứ mệnh hai giai đoạn.
Giai đoạn đầu tiên hoàn thiện việc sử dụng thông tin tình báo từ tất cả các nguồn và dữ liệu khác để xác định nguyên nhân căn bản thực sự gây ra sự suy thoái kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ, mà nhân viên tình báo cho là do việc triển khai việc lập kế hoạch dựa trên tài chính.
Ông tiếp tục: “Giai đoạn thứ hai trong sứ mệnh của chúng tôi là xác định cách đảo ngược sự suy giảm kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ.”
Nhóm của ông cuối cùng quyết định rằng cách duy nhất để đưa đất nước trở lại phát triển như mong đợi là “chuyển đổi trở lại việc lập kế hoạch dựa trên công nghệ.”
Ông Sekora lưu ý: “Vì vậy, những gì chúng tôi xây dựng trong chương trình Socrates là khả năng khai thác công nghệ với tốc độ, hiệu quả, và sự thích ứng nhanh chưa từng có. Và sau đó nó chuyển sang phát triển và sử dụng việc mua lại. Hơi dài dòng, nhưng đó là dự án Socrates. Và ngay bây giờ, chúng tôi đang thúc đẩy để thiết lập lại nó [dự án Socrates] ở trong nước.”
“Vì vậy, chúng tôi biết nếu chúng tôi định xây dựng lại hoàn toàn sức khỏe kinh tế và tài trí quân sự của Hoa Kỳ để đảm bảo vị thế siêu cường cho nhiều thế hệ, chúng tôi cần phải vượt xa những gì Liên Xô đang làm.”
Theo ông Sekora, thành công của dự án sau đó được sử dụng như một trong những vật đem ra đàm phán với nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev.
Ông giải thích: “Bởi vì Liên Xô đã chứng kiến những gì chúng ta làm trong [chương trình phòng thủ] Chiến tranh giữa các vì sao, [và] trong một số lĩnh vực khác, và sau đó họ xem xét việc đó đang được triển khai trên toàn quốc, cả về mặt kinh tế và quân sự. Điều đó có nghĩa là chúng ta hoàn toàn có thể hủy diệt phần lớn nền kinh tế Liên Xô theo ý muốn.”
Chương trình phòng thủ “Chiến tranh giữa các vì sao” là hệ thống phòng thủ tên lửa với nhiệm vụ bảo vệ nước Mỹ khỏi cuộc tấn công của vũ khí chiến lược mang đầu đạn hạt nhân.
Đẩy lùi mối đe dọa từ Trung Quốc
Theo ông Sekora, cách duy nhất để giải quyết mối đe dọa của Trung Quốc trong việc mua lại công nghệ của Hoa Kỳ là bằng cách nhắm đến chiến lược công nghệ của họ.
Thông qua đó, Mỹ có thể xác định “nơi họ sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh, cách họ sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh về việc hiện thực hóa và tận dụng công nghệ.”
Ông cho rằng, điều này sẽ giúp chúng ta biết mức độ quan trọng của việc mua lại đó, cũng như tiết lộ chính xác các mục tiêu nhắm vào đâu và đại khái khi nào họ sẽ đuổi việc đó.
Ông Sekora kết luận: “[Sau đó] chúng ta thực sự có thể nắm thế chủ động để vượt trội hơn họ trong công nghệ một cách rất hiệu quả khéo léo.”
Gia Huy (Theo The Epoch Times)