Thất nghiệp gia tăng, thực tập sinh Trung Quốc phải trả phí để mua việc làm

Thanh Hải

Công nhân Trung Quốc tập trung xung quanh các nhà tuyển dụng tiềm năng tại một trung tâm việc làm ở Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, hôm 18/09/2015. (Ảnh: Kevin Frayer / Getty Images)

Dữ liệu chính thức cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc, đặc biệt là nhóm dân số từ 16 đến 24 tuổi cán mốc 19,9%. Trước tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục, các thực tập sinh Trung Quốc phải bỏ tiền để mua việc làm, làm dấy lên những chỉ trích của cư dân mạng về vấn nạn này.

Đài truyền hình vệ tinh Hồ Nam được đồn tuyển “thực tập sinh phải trả phí”

Mới đây, một số cư dân mạng xôn xao trước thông tin về một bức thư của Đài truyền hình vệ tinh Hồ Nam. Nội dung bức thư nhằm thông báo với một cư dân mạng rằng vị trí thực tập sinh mà người này ứng tuyển rất tiếc đã bị từ chối. Tuy nhiên, đài truyền hình Hồ Nam đã đề xuất một phương án khác cho cư dân mạng này, đó là làm việc cho chương trình “Everyday Upward” cũng của đài truyền hình này.

Theo ảnh chụp màn hình, “Vì vị trí thực tập mà bạn tự nguyện ứng tuyển vào đài truyền hình của chúng tôi đã bị từ chối, nên chúng tôi xin giới thiệu với bạn vị trí thực tập hiện tại cần được bổ sung trên trang web chính thức: “Thực tập sinh Daily Up” để bạn tham khảo và có sự lựa chọn”.

Gần đây, có nguồn tin cho biết, sinh viên phải mất phí để có thể đi làm ở đài truyền hình Hồ Nam, Trung Quốc. (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình)

Thông báo cụ thể như sau:

  1. Thời gian thực tập là 3 tháng.
  2. Yêu cầu công việc: “Do đặc thù hoạt động của các bộ phận tuyến đầu, trong những trường hợp đặc biệt, có thể phải làm thêm giờ”.
  3. Phí thực tập: “Bạn cần phải trả phí quản lý thực tập hàng tháng là 500 nhân dân tệ, mua 375 nhân dân tệ bảo hiểm tai nạn cá nhân và 100 nhân dân tệ bảo hiểm viêm phổi mới”.

Sau khi tin tức trên được lan truyền, nhiều cư dân mạng đã phàn nàn rằng “đây còn hơn cả tư bản,  và họ đã được “mở mang tầm mắt”.

Một cư dân mạng khác đã đăng lại một bức ảnh chụp màn hình cho thấy “đơn xin việc không được trả lương” của một đài truyền hình khác và để lại lời nhắn, “Tôi nghĩ công việc không được trả lương của tôi đã đủ khó khăn rồi!”.

Một cư dân mạng khác đăng một ảnh chụp màn hình cho thấy “đơn xin việc không được trả lương” của một đài truyền hình khác. (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình)

“Trả tiền để có việc làm” gây tranh cãi

Theo số liệu chính thức của Trung Quốc, vào tháng 7 năm nay, tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát trên toàn quốc ở khu vực thành thị là 5,4%. Tỷ lệ thất nghiệp của cuộc điều tra nhân khẩu hộ khẩu địa phương là 5,3%. Tỷ lệ thất nghiệp của cuộc điều tra nhân khẩu hộ khẩu di cư là 5,5%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp của cuộc điều tra nhân khẩu hộ khẩu nông nghiệp di cư là 5,1%. Tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát ở nhóm tuổi 16-24 và 25-59 lần lượt là 19,9% và 4,3%. Thời giờ làm việc bình quân hàng tuần của người lao động trong các doanh nghiệp trên toàn quốc là 48 giờ. Tờ First Finance and Economics đưa tin vào giữa tháng 9 rằng, trong bối cảnh dịch bệnh viêm phổi ở Vũ Hán có tác động xấu đến thị trường việc làm, sinh viên mới tốt nghiệp và sinh viên đại học Trung Quốc đang gặp không ít khó khăn.

Đối với vấn đề này, một nhân viên công nghệ thông tin (IT) nổi tiếng đã đưa ra một “gợi ý” rằng, để giải quyết vấn đề khó khăn về việc làm, sinh viên có thể “trả tiền để có việc làm”.

Một IT nổi tiếng từng đưa ra “gợi ý” rằng để giải quyết vấn đề khó khăn về việc làm của sinh viên đại học thì có thể trả tiền để có việc làm. (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình).

Những nhận xét nổi tiếng của nhân viên IT đã gây ra rất nhiều tranh cãi.

“Không trả lương thì thật là xấu hổ, còn bắt công nhân phải trả tiền cho công ty thụ hưởng”.

“Bỏ tiền ra đi làm thì có ý nghĩa gì không? E rằng chỉ có thể là việc vặt mà không học hỏi được gì”.

“Đây có phải là giải pháp cho vấn đề này không? Điều này đang làm gia tăng mâu thuẫn trong xã hội. Nếu sự việc cứ tiếp diễn như thế này thì cuộc sống của người dân sẽ đi về đâu?”.

“Thực tập phải trả phí” đã trở thành một chuỗi ngành công nghiệp chất xám

Trên thực tế, “thực tập phải trả phí” dành cho sinh viên mới tốt nghiệp và sinh viên đại học ở Trung Quốc được coi là một chuỗi trong ngành công nghiệp chất xám.

Lướt qua mạng xã hội Trung Quốc, quý vị có thể nhìn thấy nhiều cuộc thảo luận khác nhau xoay quanh chủ đề “thực tập phải trả phí”. Tài khoản “Bruce” đã phân tích rõ ràng về hoạt động của chuỗi lợi ích “thực tập phải trả phí”, tại sao một số người lại muốn bỏ tiền ra để làm việc cho người khác, và hoạt động của chuỗi lợi ích thực tập hưởng lương trên nền tảng Zhihu của Trung Quốc.

Theo tài khoản này, “thực tập phải trả phí” được chia thành thực tập từ xa và thực tập tại chỗ.

Giá thực tập từ xa khoảng vài nghìn đến 20 nghìn nhân dân tệ. “Thời gian thường là một tháng. Nếu muốn lâu hơn thì phải trả nhiều hơn”. Thực tập trong tình huống này thường được gọi là lao động da đen. Giá thực tập thực tế nói chung dao động từ 20.000 đến 35.000 nhân dân tệ, thậm chí cao hơn.

Thực tập tại chỗ có thể thông qua bộ phận nhân sự hoặc không. “Những người không thông qua bộ phận nhân sự đều là lao động da đen”.

Cư dân mạng này phân tích rằng nhìn chung có hai dạng sinh viên mua suất thực tập, một là sinh viên có nhu cầu đi du học và hai là sinh viên cần gấp một suất thực tập để cải thiện kiến ​​thức.

Cư dân mạng này phân tích: “Tranh cãi về việc thực tập phải trả phí luôn tồn tại. Bán thực tập phải trả phí là một thách thức to lớn bên lề pháp luật. Nếu bạn có thể vào một công ty nổi tiếng để thực tập, nếu bạn có tiền và có mối quan hệ, thì đó thực sự là khó khăn rất lớn cho những người lao động bình thường. Năm nay, thực tập phải trả phí là vấn đề rất được quan tâm”.

Thanh Hải

Theo Visiontimes

Related posts