Ánh Dương
Khi mọi người nghĩ về ‘vi phạm dữ liệu’, họ sẽ lo lắng về việc mất thông tin, chẳng hạn như mật khẩu. Tuy nhiên, còn nhiều rủi ro hơn thế nữa cho các quốc gia khi người dùng của họ bị Bắc Kinh hack dữ liệu.
Ông Jason Mille, người sáng lập ứng dụng truyền thông xã hội Gettr, nói với The Epoch Times vào ngày 1 tháng 10: “Điều đó cho thấy rằng họ biết nhiều về trạng thái tinh thần của bạn hơn bạn; và điều đó thật đáng sợ”.
Bắc Kinh đang thu thập dữ liệu của các thế hệ người dùng
Các ứng dụng được hỗ trợ bởi nhà nước Trung Quốc, chẳng hạn như TikTok – đang nhắm mục tiêu đến những thanh niên ưu tú của thế hệ tiếp theo – họ không chỉ thu thập dữ liệu từ người dùng của họ; mà còn giúp Bắc Kinh hiểu đầy đủ về trạng thái tinh thần của những người dùng là những người tiên phong của thế hệ tiếp theo của chúng ta, theo ông Miller.
Cựu cố vấn của chính quyền Trump đã tham gia Hội nghị cho CPAC Australia ở Sydney — Hội nghị Hành động Chính trị của Đảng Bảo thủ. Ông cho biết các công ty có trụ sở tại Trung Quốc, do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cầm quyền, hiện có quyền truy cập vào tất cả thông tin người dùng, bao gồm chi tiết thẻ tín dụng và mật khẩu, từ các ứng dụng như TikTok, đồng thời tiến hành “phân tích tâm lý của cả một thế hệ con người”. Ông Jason Miller, Giám đốc điều hành của Gettr nói về Bắc Kinh hack dữ liệu người dùng, trong một cuộc phỏng vấn với NTD trên “Capitol Report” vào ngày 14 tháng 9 năm 2022. (Ảnh chụp màn hình qua video NTD)
“Vì vậy, giả sử con gái lớn của tôi 13 tuổi và họ bắt đầu theo dõi con tôi khi cháu bắt đầu có tài khoản sử dụng. Một thập kỷ sau, cháu đi học đại học, và như vậy họ đã có một thập kỷ dữ liệu phân tích tâm lý học về một người mà họ đã theo dõi”, ông Miller nói.
ĐCSTQ có thể sẽ điều khiển tương lai thế giới
Ông cho biết dữ liệu này sẽ cung cấp cho ĐCSTQ cái nhìn sâu sắc về những gì thế hệ trẻ ở các quốc gia khác nghĩ về các vấn đề như Đài Loan hoặc khi nào một “loại virus mới sẽ được tung ra”.
Miller nói: “Họ sẽ biết điều gì sẽ khiến dư luận xúc động trong một khoảng thời gian, và kể cả trong 10 năm hoặc 20 năm nữa, khi mà con gái tôi bắt đầu đi làm. Hãy tưởng tượng khả năng để họ thao túng và có được những phân tích tâm lý của cả một thế hệ lãnh đạo chính trị và cử tri tương lai, không chỉ ở Hoa Kỳ mà trên toàn thế giới.
“Họ sẽ biết liệu bạn có định ‘thích’ hay không; theo xu hướng đi lên, hay sang trái hoặc sang phải; và những điều mà bạn sẽ phản ứng trước khi bạn hành động. Và hãy nghĩ xem họ sẽ sử dụng điều đó như thế nào để thao túng các chính phủ khác, người dân ở các quốc gia khác — và họ đang bắt đầu cho chiến dịch như thế”.
Big Tech của Trung Quốc và tham vọng của ĐCSTQ
Từ lâu, các câu hỏi lớn vẫn tồn tại rằng, các công ty công nghệ được nhà nước hậu thuẫn của Trung Quốc, sẽ sử dụng dữ liệu mà họ đã thu thập được để làm gì. Một số thương hiệu công nghệ nổi tiếng nhất trên thế giới có trụ sở tại Trung Quốc, bao gồm TikTok (ByteDance), Huawei, HikVision, WeChat (Tencent) và nhà sản xuất máy bay không người lái lớn nhất thế giới, DJI.
Các công ty có trụ sở tại Trung Quốc phải tuân theo luật lệ của ĐCSTQ, và buộc phải hợp tác theo yêu cầu của chế độ.
Đáng chú ý, Luật Tình báo Quốc gia 2017 buộc các công ty có trụ sở tại Trung Quốc chia sẻ dữ liệu với ĐCSTQ. Như vậy với học thuyết kết hợp quân sự – dân sự của nó, thì có nghĩa là các công nghệ được phát triển trong lĩnh vực dân sự có thể được sử dụng lại cho Quân đội Giải phóng Nhân dân của chế độ.
Cách tiếp cận này – cùng với việc đánh cắp công nghệ từ các tổ chức phương Tây – đã giúp Trung Quốc có những bước phát triển nhảy vọt trong một số lĩnh vực tiên tiến, bao gồm trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử.
Chính phủ Hoa Kỳ cần làm gì?
Đáp lại, Arthur Herman, một thành viên bảo thủ cấp cao tại Viện nghiên cứu Hudson, đã cảnh báo các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, nên đi trước đường cong để duy trì lợi thế công nghệ so với Bắc Kinh.
“Thực tế là chúng ta dẫn trước không nhất thiết có nghĩa là chúng ta sẽ giành chiến thắng”, Herman trước đây đã nói với The Epoch Times. “Nó giống như thỏ rừng và rùa. Chúng tôi giống như con thỏ rừng, chúng ta đã chạy nhanh về phía trước… nhưng người Trung Quốc đang tiến về phía chúng ta, chậm nhưng mà chắc”.
Thượng nghị sĩ Úc James Paterson đã kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị trên toàn thế giới chú ý khai thác thế mạnh của các công ty Công nghệ lớn ở Thung lũng Silicon và buộc họ phải hoạt động theo luật pháp của Hoa Kỳ.
Paterson nói: “Bất chấp nhiều sự thất vọng của chúng ta đối với những gã công nghệ khổng lồ của mình, chúng ta phải tự lựa chọn xem chúng ta có muốn họ giành ưu thế trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ của họ ở các quốc gia độc tài hay không. Google, Facebook, Microsoft và Amazon sẽ là những công ty đặt ra các quy tắc quốc tế về lĩnh vực công nghệ, hay điều đó sẽ do Tencent, ByteDance, Huawei và HikVision dẫn dắt?”.