Tin thế giới trưa thứ Sáu: Ukraine cáo buộc Nga đang có kế hoặc phá đập thủy điện ở Kherson

Ukraine cáo buộc Nga đang có kế hoặc phá đập thủy điện ở Kherson

Tổng thống Ukraine cáo buộc lực lượng Nga đặt mìn tại đập thủy điện ở tỉnh Kherson, cảnh báo thảm họa quy mô lớn nếu đập này bị phá hủy.

Theo thông tin của chúng tôi, toàn bộ nhà máy và đập thủy điện Kakhovka đã bị đặt mìn”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói trong bài phát biểu hàng ngày được đăng trên mạng xã hội hôm 20/10. “Nếu đập bị phá hủy, kênh đào Bắc Crimea sẽ biến mất”.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong bài phát biểu ngày 20/10. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong bài phát biểu ngày 20/10. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine.

Đập Kakhovka chứa khoảng 18 tỷ m3 nước. Theo Tổng thống Ukraine, sẽ là “thảm họa quy mô lớn” nếu đập thủy điện Kakhovka bị phá hủy bởi hơn 80 khu định cư, bao gồm thủ phủ Kherson của tỉnh, sẽ bị ngập lụt. Ông cho rằng sự hiện diện của phái đoàn quan sát quốc tế là cần thiết, vì “hàng trăm nghìn người có thể bị ảnh hưởng”.

Nga hiện chưa bình luận về cáo buộc này. Tướng Sergei Surovikin, tổng chỉ huy đầu tiên của chiến dịch quân sự Nga tại Ukraine, đầu tuần này nói rằng lực lượng Ukraine chuẩn bị tiến hành cuộc tấn công lớn vào nhà máy thủy điện Kakhovka, cũng như tập kích bằng tên lửa và pháo binh vào Kherson.

Trước đó cùng ngày, ông Zelensky phát biểu qua video với Liên minh châu Âu (EU) rằng “lãnh đạo Nga đã ra lệnh biến hệ thống năng lượng Ukraine thành bãi chiến trường”, nguy cơ thúc đẩy làn sóng mới người tị nạn Ukraine chạy sang châu Âu.

“Hậu quả của việc này rất nguy hiểm đối với tất cả chúng ta ở châu Âu”, ông Zelensky nói với các lãnh đạo EU đang họp thượng đỉnh tại Brussels, Bỉ.Advertisementhttps://d57685dc1203bcb007b7fec675944035.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Đập thủy điện Kakhovka được xây dựng trên sông Dnieper, trong khu vực hiện do quân đội Nga kiểm soát, cách thủ phủ Kherson khoảng 70 km và không xa giới tuyến với lực lượng Ukraine. Thành phố cạnh con đập, Nova Kakhovka, hiện cũng do Nga kiểm soát.

Đập thủy điện Kakhovka ở tỉnh Kherson, miền nam Ukraine. Ảnh: Wikipedia.
Đập thủy điện Kakhovka ở tỉnh Kherson, miền nam Ukraine. Ảnh: Wikipedia.

Kherson là một trong 4 tỉnh Ukraine mà Nga tuyên bố sáp nhập tháng trước và là thành phố lớn đầu tiên Nga kiểm soát sau khi bắt đầu xâm chiếm Ukraine ngày 24/2.

Tuy nhiên, lực lượng Ukraine đang đẩy mạnh chiến dịch phản công ở miền nam và ngày càng tiến sát thành phố. Lực lượng Nga ở Kherson đã phải rút lui khoảng 20-30 km trong vài tuần qua và có nguy cơ bị dồn sát bờ tây sông Dnieper.

Vladimir Saldo, lãnh đạo tỉnh Kherson do Nga bổ nhiệm, hôm 19/10 cho biết khoảng 50.000-60.000 dân thường sẽ được sơ tán, trong bối cảnh quân đội Nga đang củng cố các vị trí phòng thủ trong khu vực nhằm “đẩy lùi các cuộc tấn công”. Theo Saldo, việc sơ tán sẽ giúp tránh thương vong lớn cho dân thường trong giao tranh và cho phép “quân đội Nga thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Kherson”.

Tướng Surovikin thừa nhận tình hình ở Kherson đang rất căng thẳng và quân đội Nga có thể buộc phải đưa ra những quyết định khó khăn.

Cục diện chiến sự Ukraine và vị trí tỉnh Kherson. Đồ họa: Guardian.
Cục diện chiến sự Ukraine và vị trí tỉnh Kherson. Đồ họa: Guardian.

Ukraina nói Nga đang vật lộn để trả tiền cho binh lính

Theo Kyiv, Quân đội Nga đang phải vật lộn để thanh toán số tiền đã nợ binh lính.

Không chỉ có tinh thần thấp và muốn đào ngũ, quân đội Nga và gia đình của họ cũng phải đối mặt với các vấn đề về lương bổng

Quân đội Ukraina cho biết: “Có những vấn đề đáng kể ở Liên bang Nga với các khoản thanh toán bằng tiền cho các quân nhân tham gia vào cuộc chiến trên lãnh thổ Ukraine. Việc thanh toán các khoản hỗ trợ tài chính cho binh lính đang bị trì hoãn”

“Thân nhân của những người thiệt mạng không nhận được khoản bồi thường đã hứa”,

Đây không phải là báo cáo đầu tiên về việc binh lính Nga không nhận được hỗ trợ tài chính như đã hứa. Vào tháng 8, Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, D.C, nói rằng những người lính dự bị và tình nguyện viên của Nga đã phàn nàn rằng họ không được trả lương, không cho ăn đầy đủ hoặc được cung cấp những lợi ích mà họ đã được hứa hẹn

Ngày 15/10, các quan chức quốc phòng Anh cho biết, nhiều lính nghĩa vụ Nga phải tự bỏ tiền mua áo giáp, đặc biệt là loại áo giáp hiện đại 6B45 đang được rao bán trên các trang mua sắm trực tuyến của Nga với giá 40.000 rúp (khoảng 640 đô la Mỹ), tăng so với khoảng 12.000 rúp (khoảng 190 đô la Mỹ) vào tháng Tư.

Trần Phong

Ông Putin đặt một số khu vực bao gồm Matxcova vào tình trạng ‘tăng cường cảnh giác’

Ông Putin đặt một số khu vực bao gồm Matxcova vào tình trạng ‘tăng cường cảnh giác’

Hôm qua (20/10), TT Nga Putin tuyên bố thiết quân luật tại 4 khu vực của Ukraine mà Nga đã sáp nhập, sau động thái tổ chức di tản khoảng 1 tuần trước đó; đồng thời đặt một số khu vực của Nga, bao gồm cả thủ đô Matxcova, trong tình trạng “tăng cường cảnh giác”, với lệnh hạn chế giao thông và tăng cường trật tự công cộng ở thủ đô.

Thị trưởng Matxcova, ông Sergey Sobyanin, người đã cố gắng giữ cho thủ đô hoạt động như bình thường, cùng ngày đã cho biết: “Tôi phải nhấn mạnh rằng hiện tại không có biện pháp nào đang hạn chế nhịp sống bình thường.”

“Việc đảm bảo ổn định kinh tế, các biện pháp an ninh, sự phối hợp của các lực lượng vũ trang, cũng như ứng phó khẩn cấp, phòng thủ dân sự, phương tiện bảo vệ, v.v., sẽ được thực hiện bởi chính quyền liên bang và thành phố”, ông Sobyanin cho biết trong một bài đăng trên ứng dụng Telegram.

Kể từ khi ông Putin công bố lệnh điều động quân sự một phần, thành phố Matxcova đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi sự rút lui của các công ty phương Tây và sự ra đi của một số tầng lớp trung lưu.

Ngoài ra, ông Putin đã đặt Crimea, được sáp nhập bởi Matxcova và một số khu vực phía nam nước Nga dưới các biện pháp an ninh mới theo lệnh thiết quân luật có thể hạn chế sự di chuyển của người dân.

Tuy nhiên, Thống đốc thành phố Rostov, ông Vasily Golubev cho biết sẽ không có gì thay đổi đối với người dân địa phương.

“Tôi muốn nhấn mạnh rằng không có thay đổi cụ thể nào đối với cư dân … Ở Rostov, không có lệnh cấm di chuyển”, ông Golubev nói trong một bài đăng trên Telegram.

Trần Phong

Nga: Chính trị gia đối lập Alexey Navalny đối mặt với cáo buộc ‘khủng bố’, 30 năm tù

Chính trị gia đối lập Alexey Navalny

Chính trị gia đối lập Alexey Navalny hiện đang ngồi tù cho biết các nhà chức trách Nga đã đệ trình các cáo buộc mới chống lại ông vì tội cổ vũ “chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan”, có khả năng dẫn đến án tù 30 năm – gấp đôi mức án ban đầu của ông.

Navalny, nhà phê bình trong nước nổi tiếng nhất về Tổng thống Vladimir Putin, đã thụ án hơn 11 năm vì các tội gian lận, khinh thường tòa án và vi phạm lệnh ân xá, tất cả đều bị ông bác bỏ và nói rằng chúng nhằm bịt ​​miệng ông.

“Tôi đã nhận được thông báo chính thức rằng một vụ án hình sự mới đã được khởi xướng chống lại tôi vì tuyên truyền chủ nghĩa cực đoan, kêu gọi khủng bố, tài trợ cho hoạt động cực đoan và phục hồi chủ nghĩa Quốc xã,” ông Navalny cho biết hôm thứ Năm.

Ông nói, các luật sư đã ước tính hiện ông có thể phải đối mặt với bản án cộng dồn là 30 năm.

Chưa có xác nhận chính thức về việc này từ Ủy ban điều tra của Nga.

Người phát ngôn của Navalny, Kira Yarmysh, cho biết trường hợp mới liên quan đến kênh YouTube có tên là Chính trị Phổ thông, do các đồng minh của ông khởi xướng sau khi ông đã ngồi tù được một năm.

Ông Navalny, 46 tuổi, bị bắt vào tháng 1 năm 2021 khi trở về từ Đức, nơi ông giành thời gian hồi phục sau một vụ tấn công bằng chất độc suýt khiến ông mất mạng.

Năm 2020, ông bị đầu độc bằng chất độc thần kinh trong một chuyến đi vận động tranh cử ở Siberia, theo một số tổ chức y tế châu Âu. Điện Kremlin phủ nhận có liên quan.

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, Điện Kremlin đã đẩy mạnh chiến dịch nhằm dập tắt và bịt miệng các phe đối lập trong nước. Ông Navalny đã lên tiếng phản đối chiến tranh, chỉ trích Tổng thống Putin khi hầu tòa và gọi cuộc xâm lược là “ngu ngốc” và “được xây dựng trên sự dối trá”.

Đầu tháng này, tổ chức của ông cho biết họ sẽ mở lại các văn phòng của mình để chống lại việc điều động quân đội của Điện Kremlin.

Ngân Hà

Tòa án Nga ra lệnh giam giữ nhà báo bất đồng chính kiến ​​Ovsyannikova

Nhà báo Marina Ovsyayannikova

Hãng thông tấn Interfax cho hay, một tòa án Nga hôm 20/10 đã ra lệnh giam giữ nhà báo truyền hình Marina Ovsyannikova, hơn 6 tháng sau khi cô phát biểu trên truyền hình lên án Điện Kremlin đang nói dối về cuộc chiến Ukraine.

Tuần này, luật sư của nhà báo Ovsyannikova cho biết, cô đã rời khỏi Nga sau khi từ chối tuân theo các biện pháp quản thúc tại gia mà cô phải chịu.

“Đối với cô Ovsyannikova, tòa án đã ra lệnh giam giữ cô ấy trong vòng 1 tháng 29 ngày, áp dụng kể từ thời điểm bị cáo bị dẫn độ đến Liên bang Nga hoặc kể từ thời điểm bị bắt tại Liên bang Nga,” Interfax dẫn lời các quan chức tòa án cho hay.

Tuy nhiên, tòa án đã từ chối yêu cầu của các nhà điều tra hồi đầu tháng về việc phát lệnh bắt giữ nữ nhà báo.

Cô Ovsyannikova sinh ra tại Ukraine. Trong một buổi phát sóng trực tiếp hồi tháng 3, cô đã giơ một tấm biển trên truyền hình kêu gọi người Nga không tin vào những lời tuyên truyền. Tấm biển có nội dung: “Hãy ngừng chiến tranh. Đừng tin vào những lời tuyên truyền. Họ đang nói dối bạn ở đây.”

Sau đó, cô đã bị phạt 30.000 rúp (460 bảng Anh) vì vi phạm luật biểu tình.

Cô Ovsyannikova tiếp tục phản đối chiến tranh và bị quản thúc tại gia với cáo buộc lan truyền thông tin sai lệch về lực lượng vũ trang sau một cuộc biểu tình vào tháng 7 khi cô đứng trên bờ sông đối diện với Điện Kremlin và giơ một tấm áp phích gọi ông Putin là kẻ giết người và những người lính của ông ta là phát xít. Lực lượng an ninh đã đột kích vào nhà của cô vào tháng 8.

Nữ nhà báo Ovsyannikova phải đối mặt với án tù 10 năm theo quy định được quốc hội phê chuẩn sau khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine ngày 24/2.

Việc quản thúc tại gia của cô kéo dài đến ngày 9/10, nhưng cô đã bỏ trốn cùng con gái 11 tuổi. Cô cho biết trong một bài đăng trực tuyến:“Tôi tự coi mình là người hoàn toàn vô tội… Tôi từ chối tuân thủ các biện pháp hạn chế áp đặt đối với tôi kể từ ngày 30/9/2022 và tự giải thoát cho mình.”

Nhật Minh (Theo Reuters)

Bộ Tổng tham mưu Ukraina: Nguy cơ Belarus tấn công ngày càng lớn, hướng tấn công có thể thay đổi về phía Tây

Bộ Tổng tham mưu nói về mối đe dọa của một cuộc tấn công từ lãnh thổ của Belarus (Ảnh minh hoạ: Flickr).

Bộ Tổng tham mưu Ukraina cho hay. Mục tiêu của cuộc tấn công sắp tới (nếu có) từ lãnh thổ Belarus có thể là cắt đứt nguồn cung cấp thiết bị của phương Tây cho Lực lượng vũ trang Ukraina.

Oleksiy Gromov, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến Chính của Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng Vũ trang Ukraine, đã cho biết trong cuộc họp giao ban hôm thứ Năm, 20/10. Cụ thể, theo ông, mối đe dọa về một cuộc tấn công lặp lại vào Ukraine từ lãnh thổ của Belarus ngày càng lớn, nhưng hướng của cuộc tấn công có thể được thay đổi về phía tây của biên giới Ukraine-Belarus nhằm ngăn chặn việc cung cấp thiết bị và vũ khí của phương Tây cho các lực lượng vũ trang của chính quyền Kyiv.

Ngoài ra, ông Gromov nói rằng việc khai triển hàng không và các đơn vị khác của quân đội Nga vẫn tiếp tục ở Belarus. Ngoài ra, có một cuộc vận động bí mật ở Belarus, và lãnh đạo đất nước tiếp tục trao lãnh thổ của mình cho Nga để phóng tên lửa và máy bay không người lái vào lãnh thổ Ukraine. Đặc biệt, ông Gromov lưu ý rằng máy bay MiG-31 đóng trên lãnh thổ Belarus có thể được trang bị loại tên lửa “Dao găm” của Nga.

Người phát ngôn cho biết thêm, tình hình ở biên giới Ukraine-Belarus được Bộ Tổng tham mưu theo dõi liên tục, các biện pháp đang được thực hiện để bảo vệ các khu vực ở hướng bắc.

Hôm qua, theo truyền thông Ukraina, máy bay quân sự MiG-31 đã cất cánh từ các sân bay ở Machulyshchy và Baranovichi. Về phần mình, Bộ Quốc phòng Belarus giải thích các cuộc điều động của nhóm không quân Nga là các cuộc tuần tra biên giới theo kế hoạch.

Yevhen Silkin, trợ lý chỉ huy của Lực lượng liên hợp các lực lượng vũ trang Ukraine phụ trách liên lạc chiến lược, gần đây cho rằng một cuộc tấn công mới từ Belarus có thể xảy ra vào mùa xuân.

Trần Phong

Ukraina nói Nga đang vật lộn để trả tiền cho binh lính

Theo Kyiv, Quân đội Nga đang phải vật lộn để thanh toán số tiền đã nợ binh lính.

Không chỉ có tinh thần thấp và muốn đào ngũ, quân đội Nga và gia đình của họ cũng phải đối mặt với các vấn đề về lương bổng

Quân đội Ukraina cho biết: “Có những vấn đề đáng kể ở Liên bang Nga với các khoản thanh toán bằng tiền cho các quân nhân tham gia vào cuộc chiến trên lãnh thổ Ukraine. Việc thanh toán các khoản hỗ trợ tài chính cho binh lính đang bị trì hoãn”

“Thân nhân của những người thiệt mạng không nhận được khoản bồi thường đã hứa”,

Đây không phải là báo cáo đầu tiên về việc binh lính Nga không nhận được hỗ trợ tài chính như đã hứa. Vào tháng 8, Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, D.C, nói rằng những người lính dự bị và tình nguyện viên của Nga đã phàn nàn rằng họ không được trả lương, không cho ăn đầy đủ hoặc được cung cấp những lợi ích mà họ đã được hứa hẹn

Ngày 15/10, các quan chức quốc phòng Anh cho biết, nhiều lính nghĩa vụ Nga phải tự bỏ tiền mua áo giáp, đặc biệt là loại áo giáp hiện đại 6B45 đang được rao bán trên các trang mua sắm trực tuyến của Nga với giá 40.000 rúp (khoảng 640 đô la Mỹ), tăng so với khoảng 12.000 rúp (khoảng 190 đô la Mỹ) vào tháng Tư.

Trần Phong

Related posts