Bộ Tư Pháp buộc tội 10 điệp viên Trung Quốc tại Mỹ

Lam Giang

Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland (giữa), Giám đốc FBI Chris Wray (phải) và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lisa Monaco (trái) họp báo ở Washington hôm thứ Hai 24/10/2022, công bố cáo buộc 13 bị cáo, trong đó có 10 sĩ quan tình báo Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp tại Mỹ theo lệnh của Bắc Kinh. (Ảnh: Kevin Dietsch/Getty Images)

Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) ngày 24/10 đã công bố cáo buộc đối với 10 sĩ quan và quan chức tình báo Trung Quốc, buộc tội họ tham gia vào các chiến dịch gián điệp ở Mỹ nhằm tăng thêm lợi ích chiến lược cho Trung Quốc.

Theo các cáo buộc, các đặc vụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) âm mưu cưỡng bức hồi hương những người bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc sống ở Mỹ; cản trở việc truy tố hình sự đối với một công ty viễn thông Trung Quốc; tuyển dụng gián điệp để làm đặc vụ cho Trung Quốc, và hoạt động bất hợp pháp với tư cách là đặc vụ của bộ máy an ninh và tình báo của ĐCSTQ. Tổng cộng 13 cá nhân đã bị buộc tội.

Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland đã công bố các cáo buộc cùng với Giám đốc FBI Chris Wray và các quan chức hàng đầu của Bộ Tư pháp. 10 trong số 13 cá nhân bị buộc tội trong các vụ án là quan chức Trung Quốc.

“Những trường hợp này chứng tỏ chính phủ Trung Quốc đã và đang tìm cách can thiệp vào các quyền và tự do của các cá nhân ở Mỹ, đồng thời phá hoại hệ thống tư pháp bảo vệ những quyền đó của chúng ta. Họ đã không thành công”, Bộ trưởng Garland nói.

Giám đốc Chris Wray bổ sung thêm: “Bắc Kinh cho rằng việc tuân thủ pháp quyền của chúng ta là một điểm yếu, nhưng họ đã sai. Các quy trình dân chủ và luật pháp của chúng ta trang bị cho chúng ta những vũ khí mà Trung Quốc không có”.

“Bộ Tư pháp sẽ không dung thứ cho mọi nỗ lực của bất kỳ thế lực nước ngoài nào nhằm phá hoại nhà nước pháp quyền dựa trên nền dân chủ của chúng ta. Mỹ sẽ kiên quyết bảo vệ các quyền lợi của mọi công dân trên đất nước mình. Và chúng tôi sẽ bảo vệ tính toàn vẹn của các thể chế của nước Mỹ”, ông Garland nói thêm.

Bộ Tư pháp ngày 20/10 đã công bố cáo trạng đối với 7 cá nhân được cho là có liên quan đến âm mưu do thám, quấy rối và đe dọa một công dân Trung Quốc và thường trú nhân Mỹ chuyển về Trung Quốc. Hai trường hợp khác, một ở New York và một ở New Jersey, cũng được Bộ Tư pháp công bố cáo trạng vào ngày 24/10.

ĐCSTQ bị cáo buộc hối lộ quan chức Mỹ

Vụ án đầu tiên được công bố vào ngày 24/10. Theo đó, hai sĩ quan tình báo Trung Quốc bị cáo buộc cố gắng cản trở cuộc điều tra hình sự nhằm vào một công ty viễn thông Trung Quốc.

Anh Hà Quốc Xuân (Guochun He) và Vương Chính (Zheng Wang) đã âm mưu mưu đánh cắp các hồ sơ và thông tin khác từ văn phòng luật sư Mỹ ở New York, theo các tài liệu của tòa án (pdf).

Anh Hà Quốc Xuân (Guochun He) và Vương Chính (Zheng Wang). (Ảnh: Bộ Tư pháp Mỹ/Epoch Times)

Đơn kiện cáo buộc rằng, hai bị cáo và những sĩ quan tình báo tiến hành các hoạt động tình báo nước ngoài nhắm vào Mỹ thay mặt cho ĐCSTQ. Theo đó, hai bị cáo này đã bắt đầu âm mưu kể trên từ năm 2019.

Anh Hà Quốc Xuân và Vương Chính đã tìm cách can thiệp vào nỗ lực truy tố công ty viễn thông Trung Quốc bằng cách hối lộ một nhân viên chính phủ Mỹ. Nỗ lực này nhằm đánh cắp các tài liệu tuyệt mật bao gồm danh sách nhân chứng, chi tiết về các nhân viên liên quan đến vụ án và ghi chú của công tố viên. Theo tài liệu của tòa án, điều này “​​sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho an ninh quốc gia Mỹ”. Các tài liệu này sau đó sẽ được chuyển cho các sĩ quan tình báo cấp cao hơn ở Trung Quốc, theo các công tố viên.

Đổi lại, hai bị cáo này đã hối lộ cho nhân viên chính phủ Mỹ hơn 41.000 USD bitcoin, đồ trang sức và tiền mặt, đồng thời khuyên họ đến một địa điểm ở Las Vegas để họ chuyển tài sản sang USD, theo đơn tố cáo hình sự.

Điều mà hai bị cáo này không biết là các tài liệu họ nhận được đều là giả mạo, Bộ Tư Pháp cho hay. Họ đã làm việc với một điệp viên FBI giả dạng, người cung cấp thông tin cho họ theo chỉ đạo của FBI.

Xâm nhập các trường đại học, kiểm soát các cộng đồng người Hoa

Trong trường hợp thứ hai được công bố vào ngày 24/10, ba sĩ quan tình báo khác từ Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS) đã bị truy tố vì bị cáo buộc tham gia vào một chiến dịch tuyển dụng gián điệp để làm đặc vụ cho Trung Quốc tại Mỹ, bao gồm cả tại các trường đại học Mỹ.

Nỗ lực có tính hệ thống này được thực hiện từ năm 2008 nhằm tuyển dụng các cá nhân ở Mỹ làm đặc vụ cho ĐCSTQ. Đóng vai trò là học giả của Viện Nghiên cứu Quốc tế, các đặc vụ đã tìm cách mua chuộc hoặc ép buộc các cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, thiết bị và hỗ trợ cho ĐCSTQ tiếp cận các mục tiêu tình báo của Trung Quốc và phá hoại an ninh quốc gia của Mỹ, theo Bộ Tư Pháp.

Các công tố viên cho hay, các đặc vụ này cũng nhằm mục đích đánh cắp dữ liệu và công nghệ lấy dấu vân tay, cũng như phong tỏa các cuộc biểu tình nhân quyền chỉ trích ĐCSTQ.

“Những trường hợp này làm nổi bật mối đe dọa mà chính phủ Trung Quốc gây ra đối với các thể chế của chúng tôi và quyền của người dân sống ở Mỹ”, Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Matthew Olsen cho biết trong một tuyên bố.

“Chúng tôi sẽ không dung thứ cho những hoạt động trơ ​​trẽn này: quấy rối và cố gắng hồi hương bằng vũ lực của những cá nhân sống ở Mỹ; nỗ lực phá hoại hệ thống tư pháp của Mỹ; và tuyển dụng các đặc vụ cho ĐCSTQ dưới vỏ bọc của một tổ chức học thuật bình phong”.

Một chiến dịch chống lại Mỹ có hệ thống

Các cáo buộc làm nổi bật lên những nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm chống lại một chiến dịch rộng lớn của ĐCSTQ. Theo đó, ĐCSTQ không ngừng theo dõi người Mỹ, bịt miệng những người bất đồng chính kiến ​​và thúc đẩy quan điểm thân Bắc Kinh trong nước.

Các vụ truy tố kể trên cho thấy, ĐCSTQ đã chi hàng triệu USD để phát triển mạng lưới các điệp viên tại Mỹ trong những năm gần đây. ĐCSTQ đặc biệt tập trung vào việc tuyển dụng những người cung cấp thông tin và điệp viên trong cộng đồng người Hoa ở hải ngoại nhằm theo dõi và quấy rối những người bất đồng chính kiến ​​tại Mỹ.

Riêng trong năm nay, Bộ Tư Pháp Mỹ đã đưa ra cáo buộc chống lại các điệp viên ĐCSTQ liên quan đến các vụ việc như: âm mưu tấn công một cựu quân nhân đang tranh cử vào Quốc hội Mỹ, phóng hỏa một bức tượng chống ĐCSTQ ở California và theo dõi một vận động viên trượt băng nghệ thuật Olympic người Mỹ.

“Những cáo buộc đối với các sĩ quan tình báo và các quan chức chính phủ Trung Quốc vì nỗ lực cản trở phiên tòa của Mỹ đối với một công ty Trung Quốc; giả danh là giáo sư đại học để đánh cắp thông tin nhạy cảm và cưỡng bức hồi hương một cá nhân bất đồng chính kiến ​​về Trung Quốc, một lần nữa phơi bày sự thái quá của ĐCSTQ”, Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết trong một tuyên bố.

“FBI sẽ tiếp tục phóng chiếu toàn bộ sức mạnh của cơ quan phản gián và thực thi pháp luật của chúng tôi nhằm ngăn chặn tội ác của chính phủ Trung Quốc đối với các doanh nghiệp, trường đại học và cộng đồng người Mỹ gốc Hoa”

Lam Giang

Related posts