Xuân Hoa
Ông Lula da Silva – cựu Tổng thống, người từng bị kết án 12 năm 1 tháng tù giam vì tội tham nhũng và rửa tiền – đã giành được 50,9% phiếu bầu; Tổng thống đương nhiệm Jair Bolsonaro nhận được 49,1%. Thật khó để tin rằng người dân Brazil lại xuống cấp về mặt đạo đức để bầu chọn chính trị gia cánh tả đầy tai tiếng như ông Lula.
Vòng hai cuộc bầu cử Tổng thống Brazil diễn ra vào hôm Chủ nhật (30/10). Kết quả bỏ phiếu được công bố bởi các thẩm phán của Tòa án Bầu cử Cấp cao (TSE) – cơ quan bầu cử cao nhất tại Brazil.
Các cuộc bầu cử công bằng luôn sử dụng phương thức bỏ phiếu trên giấy hoặc một số loại hồ sơ sổ sách cho phép ngay cả những cử tri bỏ phiếu điện tử cũng có thể theo dõi việc kiểm phiếu.
Đây là lý do tại sao hầu hết các nước phát triển vẫn chủ yếu sử dụng lá phiếu giấy và thùng phiếu làm từ vải, nhựa và các vật liệu phi điện tử khác.
Tuy nhiên, với hệ thống bỏ phiếu điện tử hiện tại ở Brazil, không có gì đảm bảo tuyệt đối rằng phiếu bầu của người dân Brazil chính xác như những gì họ đã bỏ vào thùng phiếu, vì chính phủ không lưu giữ sổ sách bản cứng cho mỗi phiếu bầu điện tử.
Nói cách khác, người dân Brazil không thể kiểm chứng liệu các lá phiếu của họ có được đếm một cách hợp lệ hay không. Vào ngày 10/08/2021, Quốc hội Brazil đã từ chối thông qua một sửa đổi hiến pháp trong đó yêu cầu in ra các lá phiếu mà cử tri có thể kiểm tra, qua đó giúp giám sát quá trình bỏ phiếu điện tử.
Một phần lớn nguyên nhân của việc không thông qua đề xuất đến từ nỗ lực vận động hành lang mạnh mẽ của vị thẩm phán hàng đầu về bầu cử lúc bấy giờ, ông Luís Roberto Barroso, người hiện là thẩm phán Tòa án Tối cao.
Ông Barroso đã thuyết phục đủ số nghị sĩ để bác bỏ đề xuất sửa đổi vô cùng hợp lý này.
Chính phủ mất tính hợp pháp do can dự từ tư pháp
Brazil có Tòa án Bầu cử Cấp cao (TSE), nơi các thẩm phán về bầu cử tạo ra quy tắc, giải quyết tranh chấp và thậm chí giám sát tài chính các chiến dịch bầu cử. Trong tổng số 7 thành viên, 3 người được bầu bằng cách bỏ phiếu kín giữa các thẩm phán Tòa án Tối cao; 2 người khác được bầu bằng cách bỏ phiếu kín giữa các thẩm phán của Tòa án Công lý Cấp cao (STJ) – tòa án cao thứ hai tại Brazil. 2 người còn lại do Tổng thống bổ nhiệm trong số 6 luật sư được các thẩm phán Tòa án Tối cao đề cử.
Thật kỳ lạ, một số thẩm phán của TSE đã vận động một cách công khai và quyết liệt để chống lại Tổng thống đương nhiệm Jair Bolsonaro – một trong những ứng cử viên. Ví dụ, vào ngày 19/02, Chủ tịch hội đồng bầu cử lúc bấy giờ, ông Luís Roberto Barroso, đã phát biểu tại Trường Luật Đại học Texas (Mỹ) về chủ đề khá đặc biệt là “Loại bỏ một Tổng thống”.
Vài tháng sau, ngày 25/06, ông là diễn giả tại Đại học Oxford (Anh). Hôm đó, ông Barroso bị 2 sinh viên Oxford người Brazil cắt ngang khi họ đặt nghi vấn về độ tin cậy của máy bỏ phiếu điện tử. Chủ tịch Tòa án Bầu cử Cấp cao Brazil (TSE) Luís Roberto Barroso phát biểu trong buổi khai mạc đợt Kiểm tra Công khai lần thứ 6 về tính bảo mật của hòm phiếu điện tử (TPS) ở Brasilia, Brazil, ngày 22/11/2021. (Ảnh: Evaristo Sa / AFP qua Getty Images)
Giống như hàng triệu công dân khác, 2 sinh viên đó nghi ngờ rằng hệ thống bỏ phiếu điện tử có thể không hoàn toàn đáng tin cậy. Họ muốn kiểm tra lá phiếu của họ dưới dạng phiếu đăng ký vật lý cho mỗi lá phiếu điện tử — tức là có một tờ giấy được in ra để công dân xác nhận xem phiếu bầu của họ có được bỏ hợp lệ hay không.
Trước đó, ngày 01/08/2021, hàng triệu người đã xuống đường tại các thành phố lớn ở Brazil để phản đối sự thiếu minh bạch trong hệ thống bỏ phiếu điện tử.
Một phần nguyên nhân của cuộc biểu tình đến từ thực tế rằng, một số thẩm phán có vẻ như đang đóng vai trò chính trị không phù hợp với chức năng tư pháp. Một cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện bởi DataPoder360, công bố vào ngày 15/06/2020, cho thấy rằng phần lớn người Brazil coi hoạt động của cơ quan tư pháp là không có gì nổi bật, tồi tệ hoặc khủng khiếp.
Những thẩm phán này chỉ được 23% dân số nhìn nhận theo chiều hướng tích cực.
Kết quả cho thấy niềm tin của người Brazil vào tòa án đang giảm sút, trong khi sự hoài nghi về việc thực hiện pháp quyền lại ngày càng tăng lên. Thật vậy, nhiều người Brazil tin rằng cơ quan tư pháp là nhân tố quan trọng góp phần đáng kể làm suy yếu pháp quyền.
Đây không phải là điều gì mới mẻ. Vào đầu những năm 2000, một cuộc thăm dò ý kiến của Garibaldi-Fernandez, được dùng trong cuốn sách “Sự suy tàn của tư pháp và dân chủ ở Mỹ Latinh” (The Judiciary and Democratic Decay in Latin America) của Giáo sư luật Hoa Kỳ William Prillaman, cho thấy 74% người Brazil không có niềm tin vào các thẩm phán.
Ngoài ra, không dưới 86% nói rằng một số người, bao gồm cả thẩm phán và chính trị gia, không bao giờ bị trừng phạt thích đáng nếu họ vi phạm pháp luật. Cuối cùng, khoảng 50% không đồng ý với ý kiến rằng các thẩm phán thường trừng phạt kẻ có tội và để người vô tội được tự do.
Theo tác giả Prillaman, kết quả cuộc thăm dò đã chứng minh rằng “[người dân] gần như hoàn toàn mất niềm tin vào ngành tư pháp và Brazil dường như đang trên bờ vực của suy thoái dân chủ nghiêm trọng. Sự thất bại của ngành tư pháp là yếu tố quan trọng góp phần làm suy giảm niềm tin của người dân vào pháp quyền”.
Tổng thống đắc cử từng bị kết án hơn 12 năm tù và mới được tha bổng
Những lo ngại kể trên đã được xoa dịu phần nào khi vào năm 2017, cựu Tổng thống Brazil Lula da Silva bị kết án 12 năm 1 tháng tù giam vì tội tham nhũng và rửa tiền trên diện rộng.
Tuy nhiên, ông ấy chỉ phải ngồi tù 1,5 năm. Năm 2021, Tòa án Tối cao đã tuyên hủy tất cả các bản án của ông Lula với lý do kỹ thuật. Tòa án này đã không nói một lời nào về tội trạng của ông Lula – điều từng được chứng minh trong 3 quyết định của tòa án, trước 9 thẩm phán và trong một loạt các thủ tục tố tụng hình sự, nơi có rất nhiều người thú tội và đứng ra làm nhân chứng, nhiều lời bào chữa và thậm chí có cả hành động trả lại số tiền phạm pháp.
Thay vào đó, Tòa án Tối cao chỉ đơn giản tuyên bố rằng cựu Tổng thống lẽ ra không nên bị truy tố ở thành phố Curitiba mà phải ở thủ đô Brasilia, do đó khôi phục các quyền chính trị của ông Lula; điều này đã cho phép ông ấy ra tranh cử Tổng thống năm nay.
Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 10/01, Tổng thống đương nhiệm Bolsonaro cáo buộc một số thẩm phán “muốn ông Lula ra làm Tổng thống”. Cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva nói chuyện với người ủng hộ trong một cuộc mít tinh vận động vào tuần cuối cùng của chiến dịch tranh cử, tại Trường Portela Samba ở Rio de Janeiro, Brazil, ngày 25/09/2022. (Ảnh: Buda Mendes / Getty Images )
Ví dụ, ông Alexandre de Moraes – một thẩm phán Tòa án Tối cao, người từng đảm nhận chức vụ Chủ tịch tòa án bầu cử, chịu trách nhiệm giám sát quá trình bỏ phiếu – đã ra lệnh cho các mạng xã hội xóa hàng nghìn bài đăng và bỏ tù một cách tùy tiện không qua xét xử những người ủng hộ Tổng thống đương nhiệm. Ông Moraes cho rằng các bài đăng trên mạng xã hội “đã tấn công các tổ chức của Brazil”, trong đó có tòa án của chính ông ấy.
New York Times đánh giá: “Moraes đã hành động đơn phương, được kích động bởi những quyền lực mới mà tòa án đã cấp cho chính họ vào năm 2019 – qua đó cho phép họ, trên thực tế, cùng một lúc hoạt động như điều tra viên, công tố viên và thẩm phán”.
Ông Marco Aurélio Mello – cựu thẩm phán Tòa án Tối cao của Brazil – nói rằng: “Đó là một vai trò chưa từng có, biến tòa án, trong một số trường hợp, thành cả công tố viên và cả thẩm phán”, theo New York Times.
Tất nhiên, sẽ là vô cùng thiếu khôn ngoan đối với người Brazil khi họ đưa một chính trị gia khét tiếng tham nhũng trở lại vị trí Tổng thống. Thật khó để tin rằng họ lại xuống cấp về mặt đạo đức để chọn chính trị gia cánh tả đầy tai tiếng như ông Lula da Silva – người sau đó có thể hoàn thành công việc mà ông đã khởi động trước đây: biến Brazil thành một Cuba hoặc một Venezuela khác.
Vì vậy, câu hỏi đặt ra là: đã có một cuộc bầu cử Tổng thống công bằng và minh bạch ở Brazil? Xét cho cùng, như 2 nhà báo Mỹ gần đây đã nói trên New York Times, “ảnh hưởng ngày càng mở rộng của tòa án có thể tác động lớn đến người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống”.
Xuân Hoa