Mới đây, Reuters dẫn lời 2 nguồn tin xác nhận rằng Tesla đã đóng cửa trung tâm triển lãm bán hàng đầu tiên ở Trung Quốc. Theo báo cáo, Tesla đã bắt đầu điều chỉnh chiến lược bán hàng và dịch vụ của mình tại Trung Quốc. Tin tức trên khiến dư luận dấy lên rất nhiều đồn đoán.
Tesla đóng cửa cửa hàng đầu tiên ở Trung Quốc
Tối ngày 2/11, Tesla đã lặng lẽ đóng cửa cửa hàng triển lãm của mình ở Parkview Green, khu mua sắm cao cấp ở trung tâm Bắc Kinh. Về vấn đề này, Tesla đã không trả lời ngay lập tức các câu hỏi của Reuters.
Trung tâm bán hàng Bắc Kinh mở cửa vào năm 2013, với tư cách là cửa hàng đầu tiên của Tesla tại Trung Quốc, được cải tạo vào năm 2018 và mở rộng chiếm 2 tầng của trung tâm thương mại, báo cáo cho biết.
Tính đến thời điểm hiện tại, Tesla sở hữu và vận hành hơn 200 cửa hàng tại Trung Quốc, trưng bày các mẫu xe và sắp xếp các buổi lái thử cho những khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, hơn một nửa số cửa hàng tại Trung Quốc của Tesla không cung cấp dịch vụ sửa chữa hoặc bảo dưỡng, các cửa hàng này nằm ở những địa điểm có giá thuê cao với không gian hạn chế. Thay vì phụ thuộc vào các đại lý, Tesla đã sở hữu tất cả các cửa hàng của riêng mình và bán xe trực tuyến.
Vào tháng 9, Reuters đưa tin Tesla đang xem xét đóng cửa một số trung tâm trưng bày trong các trung tâm thương mại lộng lẫy ở Bắc Kinh và các thành phố khác, do lưu lượng hành khách giảm mạnh vì dịch viêm phổi ở Vũ Hán.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Xe khách Trung Quốc, Tesla đã bán được 318.151 chiếc xe tại Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2022, tăng 55% so với hàng năm.
Ưu đãi lớn dành cho Tesla khiến các công ty Trung Quốc tức giận?
Cuối năm ngoái, có thông tin về mối quan hệ của Tesla với Trung Nam Hải, và nội tình Tesla bị 2 công ty lớn của Trung Quốc bao vây và đàn áp.
Tháng 12/2021, “Wall Street Journal” của Mỹ tiết lộ sau khi Mỹ thắt chặt xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc vào năm 2018, ông Tập Cận Bình đã thề sẽ xây dựng Trung Quốc trở thành một trung tâm công nghiệp và đổi mới của thế giới trong tương lai, vì vậy CEO Elon Musk đã trở thành mục tiêu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Theo nguồn tin cho biết, đầu tiên chính quyền Trung Quốc cung cấp cho ông Musk đất đai giá rẻ, các khoản vay lãi suất thấp và ưu đãi thuế, cũng như cho phép ông một mình sở hữu một công ty ô tô.
Sau đó ông Musk mở một nhà máy sản xuất ô tô điện ở Thượng Hải. Không chỉ vậy, để lấy lòng ông, Thủ tướng Lý Khắc Cường hứa sẽ cung cấp cho ông một “thẻ xanh” Trung Quốc trong một cuộc họp năm 2019. Kể từ đó, hơn một nửa số xe của Tesla được sản xuất tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, ngay khi nhận được ưu đãi của giới chức và có vẻ như đang “phát đạt”, Tesla bất ngờ dính líu đến các yêu cầu quy định của ĐCSTQ đối với các công ty công nghệ lớn, và sự không hài lòng của các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc.
Tesla hiện phải giữ lại tất cả dữ liệu thu thập được từ khách hàng tại Trung Quốc Đại Lục, và tìm kiếm sự chấp thuận của chính quyền Trung Quốc trước khi cập nhật một số phần mềm nhất định trên ô tô Trung Quốc. Ngoài ra, một số đối thủ đang lợi dụng kho dữ liệu của Bắc Kinh về các ‘gã khổng lồ’ công nghệ để đánh Tesla.
Nguồn tin cho biết, không thể không nói thẳng rằng ngay từ đầu, các quan chức ở Bắc Kinh đã nói rõ họ “muốn một vài thứ”, để đổi lại việc Tesla được bước vào thị trường Trung Quốc.
Ông Bill Russo, người sáng lập công ty tư vấn Automobility có trụ sở tại Thượng Hải, cũng nói rằng luật chơi của ĐCSTQ không phải để Tesla giành chiến thắng, mà nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp Trung Quốc.
Tesla đang bị ĐCSTQ đàn áp?
Tuy nhiên, điều bất ngờ là một cựu nhân viên của Tesla, ông Guangzhi Cao, đã đánh cắp bí mật thương mại, và tiết lộ chúng cho nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc Xiaopeng (Xpeng) Motors.
Theo đơn kiện của Tesla tại Hoa Kỳ, cựu kỹ sư của hãng, ông Cao Guangzhi, đã đánh cắp các chi tiết quan trọng trong kế hoạch xe tự lái của công ty, gồm bộ sưu tập hơn 300.000 tài liệu và thư mục, và tiết lộ cho Xpeng Motors.
Điều đáng chú ý trong vụ việc này là trong vòng chưa đầy 1 năm, Xpeng Motors đã 2 lần bị cáo buộc đánh cắp bí mật kinh doanh xe tự lái của các công ty công nghệ lớn của Mỹ.
Lần gần nhất là vào tháng 7/2018, khi nhân viên của Xpeng Motors, ông Xiaolang Zhang, bị cáo buộc ăn cắp bí mật thương mại về kế hoạch xe tự lái của Apple, đã bị FBI bắt giữ. Về vấn đề này, Xpeng Motors đổ lỗi cho Xiaolang Zhang và sa thải ông.
New York Times: ĐCSTQ bắt kịp công nghệ phương Tây bằng cách “tìm kiếm, vay mượn và đánh cắp”
Theo một bài viết trên New York Times, Trung Quốc bắt kịp công nghệ của phương Tây dựa vào 3 vũ khí ma thuật là “tìm kiếm, vay mượn và đánh cắp”.
Ngoài ra theo thống kê, “Kế hoạch Ngàn nhân tài” của ĐCSTQ đã thâm nhập sâu vào Hoa Kỳ. Giáo sư Trung Quốc hoặc nước ngoài nhận trợ cấp tài chính từ ĐCSTQ, hoặc ngay từ đầu họ đã đến để đánh cắp công nghệ, nhưng lại che giấu thân phận và không báo cáo. Nhiều giáo sư đã bị phát hiện, bị kết án và phạt tiền. Một số ít ăn cắp bí mật vì động cơ chính trị hoặc hối lộ tài chính.
Theo một bài đăng năm 2018 trên tạp chí Nature (Mỹ), vào thời điểm đó “Kế hoạch Ngàn nhân tài” của ĐCSTQ đã thu hút 7000 chuyên gia khoa học công nghệ để cung cấp cho Trung Quốc bí mật khoa học công nghệ của nước ngoài. Từ năm 2018 đến nay đã trôi qua 3 năm, ước tính hiện nay ĐCSTQ đã thu hút gần chục ngàn chuyên gia khoa học công nghệ thông qua các chương trình đánh cắp công nghệ khác nhau.
Trong những năm gần đây, các sĩ quan quân đội Hoa Kỳ gốc Hoa đã đánh cắp bí mật quân sự và bán cho Đại Lục. Gần đây, có thông tin cho rằng kỹ sư Yu Long của bang Connecticut đã bị buộc tội đánh cắp bí mật mạ titan cho động cơ tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 rồi mang về Trung Quốc. Ông bị kết án 2,5 năm tù.
Bình Minh