Huyền Anh
Vào đầu tháng 11/2022, ông Tập Cận Bình đã cố gắng kéo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Trung Quốc ra khỏi ‘vòng xoáy tử thần’, một sự sắp xếp có chủ ý để ông nắm giữ quyền lực tối cao.
Nhưng việc làm chậm tốc độ sụp đổ của Trung Quốc sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc châm ngòi cho một cuộc nội chiến kể từ khi ông Tập nắm giữ quyền lực tối cao. Ông Tập vẫn cần phải thanh trừng các phe đối lập trong nội bộ ĐCSTQ và các cộng đồng dân sự.
Do đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể sẽ sớm yêu cầu chuyển hướng vì lợi ích của Đảng và nhân dân, có lẽ dưới hình thức gia tăng xung đột với Đài Loan. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy ông Tập và Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) muốn tránh “vấn đề Đài Loan” trong ngắn hạn.
Chuyển hướng “vấn đề” Đài Loan sang chiến tranh nóng (kinetic warfare) vào thời điểm này có thể mang đến tổn thất cho PLA. Đài Loan đang ngày càng có sự chuẩn bị tốt hơn trong việc đẩy lùi một cuộc xâm lược của PLA; trong khi PLA không có gì đảm bảo cho một chiến thắng áp đảo, trừ khi họ sử dụng vũ khí hạt nhân để hủy diệt sự sống và cơ sở hạ tầng của Đài Loan.
Không nên loại trừ khả năng đó. Nhưng tại thời điểm này, ông Tập đã giành được quyền kiểm soát trên danh nghĩa đối với Đảng và Trung Quốc. Và rõ ràng, ông muốn kiểm soát tình huống này hơn là dấn thân vào một rủi ro hiện hữu khác, theo một câu nói trong binh pháp Tôn Tử đại ý là “không đánh mà hàng”.
Tôn Tử cho rằng: vị tướng bách chiến bách thắng cũng không hẳn là vị tướng thiện chiến nhất. Không đánh mà có thể khuất phục được quân địch mới là người thiện chiến nhất, mới là người cầm quân có cảnh giới cao nhất.
Sau khi kết thúc Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ vào ngày 22/10, ông Tập đã giành chiến thắng trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát chính thức và toàn diện đối với Đảng và Trung Quốc. Bây giờ ông phải hoàn thành việc thanh trừng các đối thủ nội bộ trong khi tiếp tục ổn định vấn đề xã hội và kinh tế. Ông cần cộng đồng quốc tế cho ông “không gian thở” thông qua việc tiếp tục thương mại và đầu tư.
Sự sụp đổ kinh tế dường như có thể xảy ra vào cuối Đại hội Đảng 20. Điều này sẽ dẫn đến sự tuyệt vọng của người dân ở khu vực thành thị và tình trạng hỗn loạn có khả năng sẽ lan rộng. Tuy nhiên, tốc độ này được cho là nằm trong mức độ ông Tập cho phép để ông có thể tiến hành trấn áp các đối thủ nội bộ, bao gồm cả những cá nhân thuộc giới tinh hoa.
Sau khi kết thúc Đại hội 20, ông muốn “thổi một luồng sinh khí” vào lĩnh vực bất động sản, nơi mà hàng triệu người dân Trung Quốc đã gửi tiền tiết kiệm và các khoản thanh toán định kỳ để tăng giá trị khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, theo tình hình hiện nay, lĩnh vực bất động sản dường như không thể cứu vãn được nữa.
Lĩnh vực nhà ở cần nhiều tài trợ hơn mức mà ĐCSTQ có thể chi trả, trong khi lĩnh vực công nghệ lại đang được đầu tư quá mức. Do đó, tình thế khó xử của ông Tập vẫn chưa được giải quyết.
Cuộc nội chiến của ông Tập đã khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài không khỏi hoảng sợ. Nhiều người trong số họ còn lo sợ hơn nữa bởi lập trường độc tài mà ông Tập đã khẳng định tại Đại hội 20.
Điều này có nghĩa là khả năng tiếp cận công nghệ vi mạch của Trung Quốc đã bị hạn chế vào thời khắc then chốt. Trung Quốc không phải không có khả năng phát triển công nghệ vi mạch, nhưng tốc độ đó không theo kịp các mục tiêu quân sự và dân sự của ĐCSTQ.
Vì vậy, ông Tập cần tiếp tục thanh trừng các phe đối lập trong nước và giảm bớt nỗi sợ hãi ngày càng tăng trên trường quốc tế đối với Trung Quốc; đồng thời không ngừng phóng chiếu sức mạnh trên phạm vi toàn cầu.
Theo đó, khu vực tư nhân của giới tinh hoa từng tự do vận hành, tự do xuất cảnh, tự do sử dụng Quỹ hỗ trợ Xuất khẩu đều sẽ bị siết chặt.
Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận mâu thuẫn có chủ ý. Một mặt, ĐCSTQ xoa dịu người dân trong nước trong khi vẫn tăng cường kiểm soát. Mặt khác, ĐCSTQ cũng kiềm chế sự kích động của các đối thủ ở nước ngoài trong khi tiếp tục phát triển các năng lực của PLA để hỗ trợ cho các dự báo chiến lược của Trung Quốc.
Đáng chú ý, Mao Trạch Đông cũng từng sử dụng một cách tiếp cận gần như tương tự. Một mặt, chống lại những thách thức trong nước. Mặt khác, tránh xa những mối nguy hiểm bên ngoài với cái giá phải trả là sinh mạng của 60 triệu người dân Trung Quốc.
Ông Tập đã thuyết phục được Thủ tướng Đức Olaf Scholz thăm Bắc Kinh vào ngày 4/11 ngay sau Đại hội 20. Chuyến thăm lần này khiến ông Scholz trở thành vị khách hàng G7 quan trọng đầu tiên trong hơn ba năm, và “thắt chặt hơn nữa” mối quan hệ hợp tác kinh tế Trung – Đức. Không có gì ngạc nhiên khi realpolitik là một thuật ngữ tiếng Đức! Trong chính trị, thuật ngữ này không chỉ mang nghĩa là “thực tế”, mà nó còn là chủ nghĩa giao dịch (transactionalism).
Ngày hôm đó, bộ máy của ông Tập tiết lộ rằng, ĐCSTQ và chính phủ Nhật Bản đang thảo luận về cuộc gặp sắp tới giữa ông Tập và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào giữa tháng 11. Đây sẽ là một nỗ lực nhằm xoa dịu căng thẳng trực tiếp với chính phủ và người dân Nhật Bản, quốc gia cam kết tăng cường đáng kể khả năng quân sự và hỗ trợ cho Đài Loan.
Một thành viên khác của “Bộ Tứ” (Quad) chống Trung Quốc (Nhật Bản, Mỹ, Australia và Ấn Độ) đã bị kéo ra khỏi thái độ thù địch với Bắc Kinh tại trong Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vào ngày 15/9 và 16/9. Ông Tập và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhất trí hạ nhiệt tình hình. Nhóm Quad đang bị suy yếu bởi cuộc tấn công mới của ông Tập.
Với tất cả những điểm này, ông Tập đã sẵn sàng cho “tuần trăng mật” kinh tế với Australia, quốc gia chủ yếu phụ thuộc vào thương mại với Trung Quốc. Điều này sẽ khiến từ các công ty lớn trong lĩnh vực khai thác mỏ gia tăng áp lực lên chính quyền Đảng Lao động Australia của Thủ tướng Anthony Albanese trong việc nới lỏng xung đột quân sự với Trung Quốc.
“Quá đáng sợ!”, họ thốt lên.
Mặc dù vậy, gót chân Achilles trong nỗ lực tự vệ của ông Tập vẫn là nhóm dân cư trong nước, đặc biệt là những người dân khu vực thành thị đầy bất hạnh và bị đàn áp. Ông Tập vẫn chưa ra khỏi bìa rừng; phần còn lại của thế giới cũng vậy.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.
Huyền Anh