Huyền Anh
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tiếp tục gia hạn sắc lệnh dưới thời ông Trump trong tuần này, trong đó cấm các cá nhân hoặc thực thể Mỹ đầu tư vào các công ty có liên hệ với quân đội Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh số 13959 vào tháng 11/2020, với lý do lo ngại về các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
“Thông qua chiến lược quốc gia về Sự kết hợp Quân sự – Dân sự, Trung Quốc đã tăng quy mô của tổ hợp công nghiệp – quân sự của họ bằng cách buộc các công ty dân sự Trung Quốc hỗ trợ các hoạt động tình báo và quân sự của mình”, theo lệnh điều hành ngày 12/11/2020 của ông Donald Trump.
Lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia đã chặn các nhà đầu tư, bao gồm các công ty đầu tư và quỹ hưu trí của Mỹ, mua cổ phần của các thực thể Trung Quốc mà Bộ Quốc phòng cho là “thuộc quyền sở hữu hoặc chịu sự kiểm soát” của quân đội Trung Quốc.
Tháng 6/2021, ông Biden đã mở rộng phạm vi của lệnh cấm này với Lệnh hành pháp 14032, cấm các khoản đầu tư của Mỹ vào các công ty liên kết với quân đội hoặc các ngành công nghiệp giám sát của Trung Quốc.
Lệnh mới nhất của ông Biden sẽ gia hạn tình trạng khẩn cấp quốc gia liên quan đến đầu tư vào các công ty giám sát và quân sự của Trung Quốc thêm một năm, sau ngày kết thúc dự kiến trước đó là 12/11.
Theo chiến lược quốc gia gọi là “Sự kết hợp Quân sự – Dân sự”, Bắc Kinh vẫn đang tận dụng những đổi mới công nghệ của khu vực tư nhân để nâng cao năng lực quốc phòng của mình.
“Trung Quốc đang ngày càng tăng cường khai thác nguồn vốn của Mỹ để cung cấp nguồn lực; cho phép phát triển và hiện đại hóa các bộ máy quân sự, tình báo và các bộ máy an ninh khác. Điều này sẽ tiếp tục cho phép Trung Quốc đe dọa trực tiếp đến Mỹ và các lực lượng của Mỹ ở nước ngoài”, ông Biden cho biết trong một tuyên bố.
“Tổ hợp công nghiệp – quân sự của Trung Quốc … tiếp tục gây ra mối đe dọa bất thường đối với an ninh quốc gia Mỹ, cũng như các chính sách đối ngoại và nền kinh tế của Washington. Tổ hợp này được cho là có nguồn gốc từ toàn bộ hoặc phần lớn từ bên ngoài nước Mỹ”.
Trong tuyên bố của mình, ông Biden nói rằng chiến lược quốc gia “kết hợp quân dân” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là đáng trách, vì nó buộc các doanh nghiệp dân sự ở Trung Quốc phải trực tiếp đóng góp vào các hoạt động quân sự và tình báo của chế độ.
Ông Biden nói, vì lý do này, các công ty đó nên được đối xử như thể họ là một phần của bộ máy tình báo và quân sự của Trung Quốc, cũng như hạn chế khả năng tương tác của họ với thị trường Mỹ.
“Các công ty đó, mặc dù bề ngoài vẫn là công ty tư nhân và dân sự, nhưng họ trực tiếp hỗ trợ cho các bộ máy quân sự, tình báo và an ninh của Trung Quốc”, ông Biden nói.
“Đồng thời, những công ty đó huy động vốn bằng cách bán chứng khoán cho các nhà đầu tư Mỹ giao dịch trên các sàn giao dịch công cộng ở trong nước và nước ngoài, vận động các nhà cung cấp chỉ số và quỹ của Mỹ đưa những chứng khoán này vào các dịch vụ thị trường và tham gia vào các hành vi khác để đảm bảo quyền truy cập vào thủ đô Washington”.
Những công ty đang chịu lệnh cấm thương mại này bao gồm các nhà cung cấp mạng viễn thông Huawei và ZTE, và hãng sản xuất công nghệ giám sát hình ảnh Hikvision thuộc sở hữu nhà nước.
Cả ba công ty này đều bị kiểm tra chặt chẽ vì đã góp phần giúp Bắc Kinh mở rộng bộ máy giám sát đối với các dân tộc thiểu số ở Tân Cương, cũng như mối liên hệ của họ với quân đội Trung Quốc. Trong danh sách đen còn có nhà sản xuất bán dẫn hàng đầu Trung Quốc là Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế (SMIC) và tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC).
Đây cũng là sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất Trung Quốc, và được thành lập với tư cách là công ty dầu khí ngoài khơi thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc vào năm 1982.
Huyền Anh