Tiệc Halloween 2022 tại Seoul, Hàn Quốc đã xảy ra một vụ giẫm đạp ngoài ý muốn, địa điểm là ở Itaewon. Người trong cuộc may mắn sống sót kể lại trải nghiệm thoát chết kỳ diệu như thế nào? Đằng sau thảm kịch này có những nhân tố nào khác?
Thảm kịch giẫm đạp ở Itaewon: Đêm kinh hoàng
Itaewon nằm ở phía Nam của núi Namsan, quận Yongsan, thành phố Seoul. Đây là một khu kinh doanh nổi tiếng với sự cởi mở và đa dạng. Có rất nhiều nhà hàng, quán bar và câu lạc bộ với các thị hiếu khác nhau. Vào Halloween hằng năm, đây là nơi tập trung đông người, vô cùng náo nhiệt.
Vào tối ngày 29 tháng 10 năm 2022, những con đường hẹp của Itaewon bị lèn chặt bởi đám đông ăn mừng Halloween. Thực ra, còn 2 ngày nữa mới đến Halloween, nhưng mọi người không thể chờ đợi, muốn đổ ra đường ăn mừng ngay. Chủ yếu là những người trẻ tuổi. Cũng có nhiều người nước ngoài đang sống ở Hàn Quốc.
Bởi vì đây là lễ hội đầu tiên cho phép tụ tập không cần đeo khẩu trang ở Seoul kể từ khi đại dịch Covid bùng phát, nên mọi người đều rất hào hứng. Ai cũng mặc quần áo lạ mắt, hưng phấn say sưa.
Có một thanh niên gốc Ấn Độ tên là Nuhyil Ahammed cũng đã đến Itaewon với bạn bè của mình. Anh là dân IT đã sống và làm việc tại Seoul nhiều năm.
Ahammed và bạn bè vừa đi vừa trò chuyện thì vô tình bị cuốn theo dòng người vào một ngõ hẹp. Nơi đó bị lèn chặt bởi đám đông cuồng nhiệt. Mọi người không thể di chuyển.
Về sau, quan chức địa phương nhận định, có khoảng 100.000 người ở Itaewon vào thời điểm đó. Con hẻm nơi bi kịch xảy ra dài 45m rộng 4m khiến cho người ta chen vai thích cánh muốn rời đi cũng không được.
Qua 10 giờ đêm, chuyện kinh dị đã xảy ra. Đám đông bắt đầu trở nên hỗn loạn bất an, xô đẩy xung quanh, mọi người bị xô đẩy quay cuồng. Bắt đầu có người bị ngã xuống.
Anh chàng lập trình viên Ahammed là một trong những nhân chứng và người sống sót sau vụ việc. Sau thảm kịch, anh đã kể lại cho truyền thông về tình hình lúc đó.
Theo những gì anh nói thì người ta không thể cử động, đồng thời lúc thì xô đằng trước, lúc bị xô đằng sau, cứ như vậy nhiều lần. Anh nhận ra có gì đó không ổn, sợ sẽ xảy ra điều gì đó.
Người ngã xuống cơ bản không có chỗ để đứng dậy, trong khi những người phía sau lại tiến lên, cứ như thế hết làn sóng người này đến làn sóng người khác.
Ahammed bị xô đẩy giữa biển người, không thể đứng vững, và ngã xuống đất. Nhìn lớp người đằng sau cuồn cuộn chen tới anh cảm thấy hoảng sợ và nghẹt thở. Nhưng đúng tại thời điểm ấy, anh thấy một điều lạ.
Anh chợt nhìn thấy một người phụ nữ mang đôi cánh giống như Thiên Thần trong truyền thuyết. Thiên Thần vẫy tay với Ahammed. Ahammed vật lộn để thoát ra khỏi đám đông nhao đến phía Thiên Thần. Lúc đó Ahammed quả là rất may mắn, anh tìm thấy cầu thang ngoài của một cửa hàng. Anh leo lên cầu thang, nhìn ra thì Thiên Thần đã biến mất.
Ahammed quay lại và nhìn xuống dưới đường. Cảnh tượng thật thê thảm, đám đông hỗn loạn, người thì bị xô ngã xuống, người thì bị giẫm lên. Tiếng la hét, tiếng khóc lóc vang lên không ngớt. Ahammed trông thấy mà kinh hoàng. Chứng kiến cảnh tượng xảy ra trước mắt mà không thể làm gì.
BBC đã phỏng vấn một số nhân chứng nước ngoài về vụ việc, và Ahammed là một trong số họ. Thiên Thần cứu Ahammed trong nguy hiểm liệu có phải là Thiên Thần thật không, hay là người nào đó hóa trang thành Thiên Thần? Không thấy Ahammed đề cập trong bài phỏng vấn, hoặc có thể Ahammed có nói nhưng BBC đã không trích dẫn đầy đủ câu chuyện của anh..
Bởi vì nó xảy ra vào ban đêm, tầm nhìn không tốt, lại hoảng loạn trong cảnh xô đẩy, giẫm đạp, người ta chỉ có thể nhìn thấy một chút những thứ xung quanh mình. Tầm nhìn rất hẹp, trên thực tế không ai biết rõ chuyện gì đã xảy ra. Không ai biết hỗn loạn bắt đầu từ đâu và tại sao.
Mặc dù thời điểm đó đã có viên cảnh sát đứng trên nóc xe công vụ hò hét bảo mọi người nhanh rời khỏi đó, nhưng anh cũng không nắm được tình hình chung. Được biết có hơn 150 người mất đi sinh mạng trong thảm kịch này. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tuyên bố 7 ngày quốc tang.
Có thể có người sẽ nói rằng, Itaewon vẫn tổ chức Halloween hàng năm, mãi đến năm nay mới xảy ra thảm kịch này, chẳng phải chỉ là ngẫu nhiên thôi?
Nhưng một số người không nghĩ vậy. Một số linh mục Kitô giáo cho rằng Halloween là một đêm tà ác. Mọi người biến nó thành ra một ngày lễ, thực ra là mời gọi ma quỷ. Họ đang nói chuyện giật gân hay sự thật?
Trên thực tế, Halloween năm nào cũng thực sự không hề yên bình. Tai nạn giao thông nhiều hơn bình thường.
Theo thống kê của Bộ Giao thông Hoa Kỳ, trong 13 năm từ 1995 đến 2008, vào ngày Halloween, số vụ tai nạn xe hơi cao hơn bình thường 30%. Mà không chỉ là tai nạn xe hơi, tỉ lệ người đi bộ tử vong cũng hơn bình thường. Theo số liệu thống kê từ 2005 đến 2019, tỷ lệ phần trăm người đi bộ bị xe đụng vào ngày Halloween cao hơn bình thường 28%.
Không mời không gọi mà xe hơi cứ lao đến đâm vào người, tại sao ngày này lại lạ lùng như vậy?
Nguồn gốc của Halloween
Mọi người đều biết rằng Halloween diễn ra vào ngày cuối cùng của tháng 10 – ngày 31. Trên thực tế, vài thế kỷ trước, có một lễ hội trong Kitô giáo, là ngày Lễ Các Thánh – Hallowtide. Nó diễn ra 1 ngày sau Halloween, tức là ngày 1 tháng 11. Từ Halloween vốn có nghĩa là đêm trước ngày Lễ Các Thánh.
Hallowtide được sử dụng để kỷ niệm những Thánh đồ thuở đầu bị bức hại đến chết vì tín ngưỡng. Nói chính xác ra thì Halloween nên được gọi là Lễ hội ma. Nguồn gốc thực sự của nó không phải là từ Kitô giáo. Trên thực tế, nó có từ thời tiền Kitô giáo, được phát triển từ một lễ hội dân gian ở châu Âu.
Có một dân tộc là người Celt. Vào thế kỷ thứ 3 TCN, họ đã sinh sống ở Tây Âu, Trung Âu và khu vực Ireland, Scotland thuộc Quần đảo Anh ngày nay.
Người Celt có hệ thống tôn giáo độc đáo của riêng họ. Nó cũng có giáo đường và đền thờ riêng. Họ có một lễ hội gọi là Samhain được tổ chức vào ngày tương ứng với ngày 31/10 Công lịch hiện nay. Đó cũng là đêm giao thừa đối với họ. Người Celt cho rằng hồn ma của người thân đã chết sẽ trở lại thăm họ vào ngày này. Nhưng để đề phòng tà ma cũng thừa cơ xuất hiện, người Celts sẽ đốt một đống lửa lớn vào ngày này, rồi hóa trang thành những bộ dạng đáng sợ, dùng cách lấy độc trị độc để ngăn tà ma ghé thăm.
Đây cũng là dịp cho trẻ em được vui chơi giải trí. Nguồn gốc của “trick or treat” xuất phát từ việc trẻ em hóa trang thành hồn ma người quá cố mang đèn lồng tạc từ củ cải đi từ nhà này sang nhà khác hát hò xin bánh trái cho người thân.
Sau đó, với sự phát triển của Kitô giáo, vào khoảng thế kỷ thứ 6, nó đã trở thành tín ngưỡng chủ đạo của cư dân Scotland. Thế là người ta bèn đem lễ Samhain dị giáo thay đổi thành Halloween.
Đến thế kỷ 19, với người Ireland và người Scotland, sau cuộc di cư ồ ạt sang châu Mỹ đã mang Halloween đến Tân Thế Giới. Và sau đó nó trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
Ban đầu, mục đích của Halloween là để xua đuổi tà ma, nhưng theo thời gian, cũng giống các lễ hội mang ý nghĩa tôn giáo như Lễ Phục sinh, Lễ Tạ ơn, Giáng sinh… thì âm hưởng tôn giáo biến mất, mà bị thay thế bằng nội dung tiêu dùng và giải trí. Halloween cũng dần mất đi ý nghĩa ban đầu. Ma quỷ cũng trở thành đối tượng giải trí và tiêu dùng
Nếu chỉ là trẻ con nhập vai chơi trò “cho kẹo hay bị ghẹo” thì cũng không hại gì lắm. Nói chung, nghịch ngợm là bản tính của trẻ con. Nhưng trong những năm gần đây ngày càng có nhiều người lớn gia nhập trò này.
Mọi người trên khắp thế giới hóa trang thành đủ kiểu đáng sợ, chọc ghẹo nhau. Thế thì cũng giống như là chào đón tà ma.
Tất nhiên sẽ có nhiều người không đồng ý. Xã hội hiện đại có nhịp sống nhanh và căng thẳng, mọi người chỉ đơn thuần là tìm dịp tụ tập giải trí thôi, có gì mà tà ma chứ?
Có chuyện tà ma diễu hành không?
Có người thực sự đã nghiên cứu về linh giới. Người đó viết rằng, có một khu vực hắc ám trong thế giới linh hồn, tựa như là hang sâu bị đá tảng che lấp ở trong núi. Một nhóm tà ma từ thế giới linh hồn dưới lòng đất đã tụ tập ở đó. Chúng đang làm mọi thứ có thể để tiêu diệt những linh hồn tốt và thế giới có con người sinh sống.
Đoạn miêu tả trên là từ một cuốn sách gọi là “Nhật ký linh giới” (“Andlig dagbok”). Tên sách này thoạt nghe thì có vẻ là truyện ba xu. Thật ra tác giả của nó là một người rất uy tín. Tên ông là Emanuel Swedenborg, nhà khoa học nổi tiếng người Thụy Điển. Mọi người có lẽ đã từng nghe qua đến ông với câu chuyện “Người du hành vào thế giới tâm linh”.
Swedenborg trước năm 55 tuổi là một trong những nhà khoa học thành công nhất ở châu Âu trong thế kỷ 18, được mệnh danh là vĩ đại nhất Châu Âu lúc bấy giờ, là một trong những nhân vật đáng kinh ngạc nhất. Điều mệnh danh này không phải là bỗng dưng mà có. Ông đã viết hàng chục cuốn sách về luyện kim, hóa học, hình học và sinh học. Có thể nói ông là nhân vật ở Bắc Âu thời bấy giờ sánh ngang với Sir Newton.
Nhưng sau 55 tuổi, đột nhiên đường đời của ông quay ngoắt 180 độ. Ông từ một nhà khoa học tiên phong, đột nhiên trở thành một người sùng đạo và nghiên cứu sự thần bí. Đó là bởi vì Swedenborg, ở tuổi 55, đã trải nghiệm một phép lạ, hoàn toàn thay đổi nhân sinh quan của ông.
Có một ngày ông ngồi một mình trong một nhà hàng ở London. Xung quanh thực khách rất náo nhiệt. Vào lúc Swedenborg chuẩn bị ăn xong thì điều kỳ lạ xảy ra.
Trước mắt ông đột nhiên tối sầm. Tất cả các ánh sáng biến mất. Swedenborg cảm thấy hốt hoảng. Khi ông trấn tĩnh lại, xung quanh lại sáng lên, nhưng cảnh quan thì khác. Nó không còn là chỗ ông vừa dùng bữa nữa. Những thực khách xung quanh cũng biến mất. Ông thấy mình đang ngồi trong một căn phòng lạ.
Ở góc khác của căn phòng, một người đàn ông đang ngồi. Người đàn ông này mỉm cười với ông, nói với ông rằng đừng ăn quá nhiều, sau đó biến mất. Swedenborg kinh ngạc vô cùng. Lúc này, ánh mắt của ông lại đột nhiên tối sầm lại.
Swedenborg vội nhắm mắt định thần. Sau đó ông nghe thấy một tiếng động lớn. Rồi ông lại mở mắt ra. Lần này ông thấy mình đã trở lại nhà hàng cũ. Thực khách xung quanh vẫn còn đó. Món ăn vẫn ở trước mặt. Mọi người có vẻ không thấy chuyện gì lạ xảy ra với Swedenborg cả. Điều này khiến Swedenborg – người vẫn luôn tin vào khoa học – sợ hãi. Ông cho rằng đó là ảo giác do mình quá mệt mỏi, tốt hơn là nên tắm rửa và đi ngủ. Thế là ông vội thanh toán tiền rồi về khách sạn nghỉ ngơi.
Nhưng chính vào đêm hôm đó, Swedenborg mơ thấy gặp lại người đàn ông trong nhà hàng. Người đàn ông nói với ông rằng, ông ấy là sứ giả của Chúa. Người đó muốn đưa Swedenborg đi tham quan thế giới linh hồn, mong ông ghi lại những điều trải qua và truyền tải cho thế giới.
Thế là sau đó, vào năm 1758, Swedenborg đã xuất bản cuốn sách “Nhật ký linh giới”. Cuốn sách nói về trải nghiệm du hành thế giới linh hồn của ông. Ông nói rằng khi một người chết đi, người đó sẽ phát hiện ra thực sự có thế giới linh hồn. Có linh hồn tốt và linh hồn xấu. Linh hồn tốt là tồn tại giống như một dạng ánh sáng. Toàn thân tỏa sáng rực rỡ, một số có cánh, tương tự như các Thiên Thần trong Kitô giáo.
Linh hồn tốt sống ở tầng trên của linh giới, đó là nơi giống như Thiên đường mà tôn giáo vẫn nói tới. Linh hồn xấu thì không có ánh sáng trên cơ thể, chúng sống trong địa ngục tăm tối, luôn chờ cơ hội để xuất hiện ra tay hại nhân loại và linh hồn tốt.
Vì vậy, thượng tầng linh giới luôn bố trí người coi sóc tảng đá lớn chặn cổng của linh giới. Chúng ta có thể gọi họ là những người bảo vệ linh giới. Ngay khi nhìn thấy linh hồn xấu, người bảo vệ sẽ đuổi chúng đi.
Tất nhiên, các khái niệm về thế giới linh hồn, Thiên Thần, tà ma thì trong vòng 200 năm sau Swedenborg cũng chưa có cách nào kiểm chứng. Nó chỉ được lưu truyền trong những người tin vào tôn giáo và huyền học, cho đến khi có một khám phá y học.
Khí quyển con người (Human Atmosphere)
Thời gian vào đầu thế kỷ 20, có một bệnh viện tên là St Thomas ở trung tâm London. Đây cũng là một trong những bệnh viện có điều kiện y tế tốt nhất nước Anh thời bấy giờ. Nữ điều dưỡng nổi tiếng Florence Nightingale đã thành lập đội điều dưỡng chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới tại bệnh viện này.
Có một bác sĩ trong bệnh viện vào thời điểm đó tên là Walter John Kilner. Công việc của Kilner là thực hiện trị liệu bằng điện cho bệnh nhân.
Vào thời điểm đó, trị liệu điện chủ yếu được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da, chấn thương cơ bắp v.v…
Khi Kilner kiểm tra thân thể bệnh nhân trong phòng tối sẽ dùng một thiết bị y tế đặc biệt. Nó thông qua một loại tấm thủy tinh để quan sát kết cấu bắp thịt của bệnh nhân. Trên tấm thủy tinh đặc biệt này được phủ một loại chất hóa học gọi là Dicyanine A. Nhờ loại chất hóa học này mà người ta có thể nhìn thấy quang phổ nằm ngoài ánh sáng khả kiến. Vì Dicyanine A có hại cho cơ thể người, do đó, chỉ những nhân viên được đào tạo chuyên môn mới được tiếp cận. Qua thực tiễn sau thời gian dài, bác sĩ Kilner dần chú ý đến một hiện tượng lạ.
Trên thực tế, với sự gia tăng kinh nghiệm làm việc của mình, cảm thụ của ông cũng ngày càng mạnh mẽ hơn. Thông qua tấm thủy tinh này, ông có thể nhìn thấy xung quanh cơ thể của bệnh nhân có một viền sáng dày khoảng 15mm. Sự khác biệt là một số người có viền sáng mạnh hơn, một số người gần như quá yếu không thể nhìn thấy.
Điều khiến Kilner ngạc nhiên nhất là, khi ông tiếp tục theo dõi những bệnh nhân này, thì những người mà phát ra “trường khí” – hay chính là một loại hào quang – mà quá yếu thì không lâu sau đều gặp bất hạnh hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Vì vậy, bác sĩ Kilner đã coi viền ánh sáng bao quanh thân thể con người giống như bầu khí quyển của Trái Đất, và gọi là “khí quyển con người”. Sự sống còn của con người phụ thuộc vào nó. Nghĩa là nếu “khí quyển con người” không còn, con người cũng chết.
Khám phá của bác sĩ Kilner đã gây chấn động cộng đồng y học vào thời điểm đó.
Có người gọi “khí quyển con người” bằng tên khác, là “hào quang” (“aura”). Nhưng loại “hào quang” này thì ngoại trừ những người trải qua huấn luyện thời gian dài, có độ mẫn cảm siêu xuất như bác sĩ Kilner ra, thì người bình thường khó có thể nhìn thấy được.
Cho đến những năm 1980, Nhật Bản đã phát triển một thiết bị hình ảnh có độ nhạy cao, có thể cho mọi người nhìn thấy được “hào quang” trông như thế nào.
“Hào quang” có nhiều màu sắc khác nhau, và “hào quang” của mọi người có sự khác biệt về độ dày và màu sắc. Nói chung, “hào quang” của những người trẻ sáng hơn, màu sắc có xu hướng ấm hơn. “Hào quang” của người già bị lu mờ, màu lạnh. Người nghiện rượu và người bệnh “hào quang” trên người nhợt nhạt mờ mịt.
Y học hiện đại đã thừa nhận sự tồn tại của hiện tượng ánh sáng phát ra từ cơ thể người này. Một số người muốn sử dụng “hào quang” này để chữa bệnh. Nhưng làm sao để dùng, dùng như thế nào thì mọi người không đưa ra lời giải được. Vì vậy, ánh sáng cơ thể con người hay “linh khí” này vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải trong thế giới y học.
Linh khí, linh giới, linh hồn
Phàm là có chữ “linh” trong đó, thì đều có nghĩa là một hình thái nằm ngoài năng lực cảm thụ của năm giác quan con người.
Trong mọi nền văn hóa dân tộc, chỉ cần là lĩnh vực đề cập đến “linh” là mọi người đều hiếu kỳ. Đó vừa là sở thích vừa liên quan đến lựa chọn của con người ta về thiện – ác.
Có một câu chuyện trong “Thượng thư” – tác phẩm cổ thời cổ của Trung Quốc – đó là: “Tiêu Thiều cửu thành, phượng hoàng lai nghi; Kích thạch phụ thạch, bách thú suất vũ”, tạm dịch: Thổi tiêu khúc nhạc Thiều 9 lần, thì phượng hoàng bay đến nhảy múa. Gõ đàn đá, trăm loài thú đến nhảy múa.
Nói rằng dưới quyền Đế Thuấn có vị quan phụ trách âm nhạc, tên Quỳ, khi ông sắp xếp tập luyện cho một buổi nhạc vũ quy mô lớn, sẽ gõ vào đá để tạo nhịp điệu, chim và thú sẽ nhảy múa theo.
Khi buổi tập dượt giao hưởng quy mô lớn gọi là “Nhạc Thiều” này thành công, thì ngay cả phượng hoàng cũng bay đến địa điểm diễn tập.
Cho nên thành ngữ “Phượng hoàng lai nghi” có ý nghĩa mô tả về cảnh giới chí cao của âm nhạc cổ đại. Nếu ai diễn tấu mà có thể gọi được phượng hoàng đến thì xác thực là xuất sắc, là Thần nhân. Ý nghĩa là bầu không khí mà âm nhạc tối cao đem lại là có thể liên thông với với vũ trụ tầng cao. Còn không gian nơi phượng hoàng sống thì sao? Mỗi phân tử không khí đều là thiện và mỹ, đều khiến người ta cảm thấy vui vẻ thoải mái. Hiện trường biểu diễn của “Nhạc Thiều” có thể đạt được bầu không khí này, khiến phượng hoàng cảm thấy không có sự khác biệt giữa nơi đó và môi trường sống của mình. Chúng tự nhiên sẽ đến.
Cho nên, thiện niệm thiện hành sẽ đón thiện linh. Ác niệm ác hành sẽ dẫn ác linh.Những người trong đêm Halloween – mà thực sự là đêm của ma quỷ – mô phỏng lại “bách quỷ dạ hành”, liệu sẽ đi về hướng của loại linh nào?
Hữu Đức
Theo Wenzhao