Trung Quốc thắt chặt phong tỏa trong bối cảnh dịch bùng phát trở lại, người nông dân khóc ròng

Chính sách zero Covit của chính quyền Trung Quốc khiến người nông dân chao đảo. Rau ở huyện Cao sau thu hoạch khó bán. (Ảnh: aboluowang.com)

Ngày 23/11, Tờ “Nông dân nhật báo” của Trung Quốc đưa tin “Những cánh đồng rau bạt ngàn bị ế vì không có thương lái thu hoạch”. Đoạn video về “cần tây khó bán” đã thu hút sự chú ý và cộng hưởng cư dân mạng. Trong video, người nông dân nhìn xuống mảnh đất bị cày xới và nhẩm tính gần 100.000 cân rau màu bị hủy vì lý do này. Thật đáng buồn và xót xa!

Đầu mùa đông vốn được đánh giá là vụ mùa bội thu khi rau khan hiếm và doanh số bán hàng bùng nổ. Tại sao rau ở huyện Cao khó bán như vậy?

Theo các phương tiện truyền thông có liên quan đưa tin, mặc dù không có khu vực có nguy cơ cao xảy ra dịch viêm phổi cấp mới, nhưng việc tiếp cận vào thị trấn Hanji, huyện Cao để thu mua rau vẫn rất khó khăn. Mọi phương tiện từ nơi khác đến đều phải báo cáo trước ba ngày. 

Trong khi xe tải ở Trịnh Châu, Tây Bắc và năm tỉnh các nơi khác dù báo trước cũng không thể đi qua. Tất cả xe tải địa phương chở rau dù không đi qua vùng nguy cơ dịch bệnh cũng phải “cách ly ở nhà trong bảy ngày” sau khi trở về nhà. Như vậy, con đường “ra khỏi huyện” của rau huyện Cao chắc chắn gặp nhiều trở ngại. 

Tình thế tiến thoái lưỡng nan mà người nông dân trồng rau ở huyện Cao phải đối mặt không phải là trường hợp cá biệt. 

Thời gian gần đây, nhiều nơi gặp tình trạng rau không bán được. Ở phần bình luận của các video liên quan, cư dân mạng nhiều nơi cho biết rau ở quê họ cũng khó bán, để nhường chỗ cho gốc rạ trồng mì. Một số nông dân chỉ còn lựa chọn phá bỏ rau xanh trên ruộng. 

Báo cáo khảo sát từ chợ Xinfadi, Bắc Kinh cho thấy, từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11, giá rau “chạy ngược chiều” với xu hướng giá thị trường. Đồng Đài Loan giảm xuống còn vài cent, hoặc thậm chí vài xu, trong khi giá rau tại chợ Xinfadi tăng 9,03% so với tuần trước. 

Trong số nhiều lý do được liệt kê ở báo cáo khảo sát, “các tài xế xe tải đã xếp hàng quá lâu tại trạm kiểm soát, kết quả xét nghiệm Covid hết hạn nên phải xét nghiệm lại. Rõ ràng, nạn “ách tắc giao thông” trong dịch bệnh đã trở thành yếu tố quan trọng không thể bỏ qua trong việc không bán được rau.

Giọng khàn khàn, nghẹn ngào của những người nông dân trồng rau gặp nạn khiến người đi đường không khỏi xót xa. Khi hàng trăm ngàn cân rau màu bị tàn phá trên cánh đồng cũng đồng nghĩa với công sức của người nông dân đổ sông đổ bể. Nước mắt người nông dân chảy trong lòng. 

Năm nay áp lực việc làm cao, ra ngoài làm việc khó, về quê làm ruộng là lựa chọn tối ưu để nhiều nông dân tăng thêm thu nhập. Diện tích trồng rau ở một số nơi tăng, đầu tư trồng rau của nông dân cũng tăng. Trước tình hình dịch bệnh, lượng tiêu thụ bị thu hẹp đã gây áp lực nhất định cho doanh thu bán rau.

Người dân muốn có cơm ăn, người nông dân muốn có thu nhập, và mùa màng không đợi một ai. Các phương tiện vận chuyển rau cần nhận được thêm “đèn xanh” để rau sạch từ đồng ruộng tới được bàn ăn của hàng nghìn hộ dân, để người nông dân có thêm thu nhập.

Hải Quỳnh

(Theo aboluowang.com)

Related posts