Không chỉ đồn cảnh sát, các mô hình khác của Bắc Kinh đã xuất hiện ở các nước

Liên Thành

Ảnh minh hoạ.

Báo cáo mới nhất của tổ chức nhân quyền Tây Ban Nha “Safeguard Defenders” vào ngày 5 tháng 12 tiết lộ rằng, chính phủ Trung Quốc đã thiết lập tới 102 đồn cảnh sát mật trên khắp thế giới, trong đó sử dụng các nhà lãnh đạo Hoa kiều địa phương ở nhiều quốc gia để hợp tác trực tiếp với các tòa án và viện kiểm sát nội địa của Trung Quốc, thành lập cái gọi là trung tâm giải quyết tranh chấp và xuất khẩu mô hình đàn áp ra nước ngoài.

Tháng 9 năm nay, tổ chức phi chính phủ Safeguard Defenders của Tây Ban Nha lần đầu tiên tiết lộ rằng ĐCSTQ đã thiết lập các “đồn cảnh sát” không chính thức ở nước ngoài để theo dõi, đe dọa và đàn áp những người bất đồng chính kiến ​​ở nước ngoài. Chế độ này cũng đã thành lập cái gọi là trung tâm hòa giải tranh chấp ở nhiều quốc gia, sử dụng các nhà lãnh đạo Hoa kiều địa phương để trực tiếp hợp tác với các tòa án và viện kiểm sát ở đại lục để xử lý các vụ kiện dân sự xuyên biên giới, và thậm chí thẩm vấn các vụ án hình sự.

Hình Thiên Hạnh, nhà bình luận về các vấn đề thời sự ở Hoa Kỳ cho hay: “Bởi vì những điều này có liên quan đến cái gọi là an ninh quốc gia của đất nước này, nên nó phải được sự chấp thuận ngầm của cơ quan an ninh quốc gia hàng đầu của Trung Quốc. Chỉ với sự cho phép này, nó mới có thể được thành lập ở nước ngoài, có đồn cảnh sát đứng tên, cho nên bây giờ có tòa án, viện kiểm sát, v.v., điều đó cho thấy nó đang dần được mở rộng.”

NTDTV trích dẫn thông tin từ phương tiện truyền thông “Nhân dân nhật báo” (People’s Daily) của ĐCSTQ rằng, Liên đoàn Hoa kiều toàn Trung Quốc hiện đang tiến hành nghiên cứu và triển khai việc thúc đẩy “hợp tác truy tố Hoa kiều”.

Trần Sấm Sang, tiến sĩ luật tại Đại học St. John, Hoa Kỳ nói rằng: “Ngay từ đầu ĐCSTQ đã thành lập các tổ chức này, trước đây các tổ chức này ở nước ngoài đã làm một số việc, nhưng ban đầu nó không quá nổi bật. Tổ chức này đã liên kết với các tổ chức Hoa kiều khác, sau đó sử dụng các tổ chức phi chính phủ này để làm đặc vụ. Để có thể kinh doạnh suôn sẻ hơn ở Trung Quốc, các tổ chức Hoa kiều nóng lòng muốn bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với chính phủ Trung Quốc, vì đôi bên cùng có lợi, do đó họ đã cùng hợp tác.

Nhà bình luận Hình Thiên Hạnh, nói rằng ĐCSTQ cần kể cái gọi là câu chuyện Trung Quốc ra nước ngoài và định hình hình ảnh của Vĩ Quang Chính.

Nhà bình luận Hình Thiên Hạnh cho hay: “Đó là cách kiểm soát người Hoa ở nước ngoài, tìm hiểu động thái của toàn bộ người nước ngoài bao gồm cả người Hoa, thâm nhập vào xã hội Mỹ thông qua người Hoa, nhằm thu thập thông tin họ muốn và sử dụng chúng để kiểm soát những người Hoa ở nước ngoài này. Thông qua việc thao túng những Hoa kiều này để gây một số ảnh hưởng đến nền chính trị và kinh tế đối với khu vực địa phương.

Vào tháng 11 năm 2022, Giang Tô đã thành lập “Trạm kiểm tra người Hoa ở nước ngoài” đầu tiên, tuyên truyền rằng họ có thể tiến hành hòa giải xuyên biên giới ở nước ngoài, điều tra xuyên biên giới và điều trần xuyên biên giới, đồng thời thực hiện xử lý trực tuyến các vụ việc liên quan đến người Trung Quốc ở nước ngoài.

Ngô Thiệu Bình, cựu luật sư nhân quyền ở đại lục nói rằng: “Vụ việc này phản ánh rằng cánh tay tư pháp của ĐCSTQ rất dài, vươn ra cả nước ngoài. Họ không sử dụng quân đội hoặc các lực lượng vũ trang khác để trực tiếp xâm phạm chủ quyền đối với lãnh thổ và không phận của các quốc gia khác, nhưng mọi người có thể thấy rằng, họ sử dụng phương pháp xâm nhập mềm này để xâm phạm đáng kể chủ quyền tư pháp của các quốc gia khác.”

Theo bài bình luận, giả sử Hoa Kỳ đến Trung Quốc để thiết lập một trạm dịch vụ như vậy, ngay cả khi đó là hợp tác về thủ tục pháp lý, chính quyền Trung Quốc sẽ không cho phép.

Trần Sấm Sang nói rằng: “Việc chính phủ Trung Quốc chà đạp luật pháp quốc tế một cách vô đạo đức và trắng trợn cho thấy họ kém hiểu biết, đồng thời cho thấy sự nhân nhượng lâu dài của cộng đồng quốc tế đối với ĐCSTQ cũng giúp chế độ này có thêm can đảm để làm điều này.” 

May mắn thay, sau khi báo cáo này được đưa ra, các chính phủ phương Tây khác cũng đã lần lượt phản ứng.”

Cựu luật sư nhân quyền ở đại lục Ngô Thiệu Bình nói rằng: “Nếu ĐCSTQ tiếp tục thành công trong cách hành xử như vậy, thì chế độ này sẽ vươn móng vuốt sang người Hoa hải ngoại hoặc người Hoa gốc Hoa, nhưng trong tương lai nó có thể trực tiếp vươn móng vuốt của nó sang cộng đồng người nước ngoài.”Theo số liệu mới được “Safeguard Defenders” đưa ra vào ngày 5 tháng 12, ĐCSTQ đã thiết lập ít nhất 102 đồn cảnh sát mật tại 53 quốc gia trên thế giới, trong đó Ý có nhiều điểm nhất thế giới với 11 đồn cảnh sát. Bài báo cũng cáo buộc rằng, một đặc vụ bí mật của đồn cảnh sát hải ngoại của ĐCSTQ đã ép buộc một công dân Trung Quốc ở ngoại ô Paris trở về Trung Quốc, và chính phủ Trung Quốc đã đặc biệt tuyển dụng các đặc vụ để hoàn thành các nhiệm vụ đó.

Related posts