Ông Netanyahu tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Israel nhiệm kỳ thứ 6
Sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11, cựu Thủ tướng đã thành lập liên minh với 6 đảng cánh hữu vào tuần trước để trở lại nắm quyền.
Hôm thứ Năm (29/12), ông Benjamin Netanyahu đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Israel. Đây là nhiệm kỳ thứ 6 của ông.
Sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11, ông Netanyahu đã thành lập liên minh với 6 đảng cánh hữu vào tuần trước để trở lại nắm quyền.
Trước khi tuyên thệ nhậm chức, ông Netanyahu đã tweet lời chúc phúc, cảm ơn Chúa vì đã cho phép ông đạt được kết quả này.
Chính phủ liên minh mới, bao gồm các đảng theo chủ nghĩa dân tộc và Chính thống giáo. Họ dự kiến đưa ra các chính sách bao gồm mở rộng các khu định cư của người Do Thái ở Bờ Tây, thắt chặt các quy tắc nhập cư và án tử hình đối với những kẻ khủng bố.
Chính phủ liên minh cũng đã đồng ý rằng các doanh nghiệp tư nhân và các chuyên gia y tế nên được phép từ chối các dịch vụ vi phạm niềm tin tôn giáo của họ.
Hàng trăm người đã phản đối chính phủ mới bên ngoài Knesset hôm thứ Năm, The Jerusalem Post đưa tin. Một số người biểu tình nêu ra những lo ngại về cách đối xử với người Ả Rập và cộng đồng LGBT dưới chính phủ mới.
Tổng thống Joe Biden cho biết ông mong muốn được làm việc với chính phủ mới ông Netanyahu, nhưng gợi ý rằng Hoa Kỳ có thể “phản đối” một số chính sách liên quan đến cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.
Ông Biden đã nói rằng ông ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột và thúc giục “đàm phán hòa bình lâu dài giữa Nhà nước Israel và nhân dân Palestine” trong chuyến thăm Trung Đông vào mùa hè này.
Gọi nhà lãnh đạo kỳ cựu là “bạn của tôi trong nhiều thập kỷ,” TT Biden cảnh báo trong một tuyên bố hôm thứ Năm rằng Washington “sẽ tiếp tục… phản đối các chính sách gây nguy hiểm cho khả năng tồn tại của [giải pháp hai nhà nước] hoặc mâu thuẫn với lợi ích và giá trị chung của chúng ta.”
Nhật Minh
Belarus triệu tập đại sứ Ukraine về tên lửa phòng không đi lạc
Minsk cho biết họ đã bắn hạ một tên lửa phòng không S-300 của Ukraine trong bối cảnh Kyiv và nhiều thành phố khác đang hứng chịu làn sóng tấn công tên lửa của Nga, Reuters đưa tin.
Video of the Ukranian 🇺🇦 S-300 missile who fell in Belarus 🇧🇾 today.
— Info Warrior (@InfoWarriorNews) December 29, 2022
It was a matter of time…
Moldova 🇲🇩 and Poland 🇵🇱 had the same incidents a month ago! #Russia #Ukraine #UkraineRussiaWar️ pic.twitter.com/1L1WV7cDEm
Belarus đã triệu tập đại sứ Ukraine để phản đối sau khi nói rằng nước này đã bắn hạ một tên lửa phòng không S-300 của Ukraine trên một cánh đồng.
Belarus cho biết tên lửa đã rơi gần làng Harbacha ở vùng Brest, cách biên giới với Ukraine khoảng 15 km, vào khoảng 10 giờ sáng giờ địa phương (07:00 GMT).
“Các mảnh vỡ được tìm thấy trong một cánh đồng nông nghiệp… mảnh vỡ thuộc về tên lửa dẫn đường phòng không S-300 được bắn đi từ lãnh thổ Ukraine”, Bộ Quốc phòng nước này cho biết.
Chính ủy quân sự của khu vực Brest phía tây nam Belarus, Oleg Konovalov, đã trình chiếu vụ việc hôm thứ Năm trong một video được hãng thông tấn BelTA của nhà nước đăng tải trên mạng xã hội, nói rằng người dân địa phương “hoàn toàn không có gì phải lo lắng”.
Ông Konovalov đã so sánh vụ việc vừa diễn ra với một sự cố tương tự vào tháng 11, khi một chiếc S-300 do lực lượng phòng không Ukraine khai hỏa đã đi lạc sang lãnh thổ của Ba Lan.
“Phía Belarus xem vụ việc này là cực kỳ nghiêm trọng,” Anatoly Glaz, phát ngôn viên của Bộ, cho biết, theo Reuters.
“Chúng tôi yêu cầu phía Ukraine tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng… [và] buộc những người liên quan phải chịu trách nhiệm và thực hiện các biện pháp toàn diện để ngăn chặn sự tái diễn của những vụ việc như vậy trong tương lai,” ông nói thêm.
S-300 là hệ thống phòng không thời Liên Xô được cả Nga và Ukraine sử dụng.
Vụ việc xảy ra khi Nga đang tiến hành đợt tấn công tên lửa mới nhất vào các thành phố trên khắp Ukraine.
Belarus đã cho phép Moscow sử dụng lãnh thổ của mình vào tháng 2 làm bệ phóng cho cuộc xâm lược Ukraine, và ngày càng có nhiều hoạt động quân sự của Nga và Belarus diễn ra tại Belarus trong những tháng gần đây.
Tuy nhiên, Minsk đã khẳng định rằng họ sẽ không tham gia vào cuộc chiến trừ khi an ninh của chính họ bị Ukraine hoặc các đồng minh phương Tây của Ukraine đe dọa.
Lê Vy
Ước tính số ca tử vong do COVID ở Trung Quốc tăng lên 9.000 ca mỗi ngày
Theo thống kê của công ty dữ liệu y tế Airfinity có trụ sở tại Vương quốc Anh hôm 29/12, gần như khoảng 9.000 người Trung Quốc tử vong mỗi ngày vì COVID-19. Con số này gần gấp đôi so với ước tính một tuần trước trong bối cảnh các ca lây nhiễm lan rộng khắp quốc gia đông dân nhất thế giới.
Các ca nhiễm COVID bắt đầu ảnh hưởng khắp Trung Quốc vào tháng 11 và tăng tốc trong tháng này sau khi Bắc Kinh dỡ bỏ chính sách “zero-COVID” bao gồm xét nghiệm PCR thường xuyên đối với người dân và công bố dữ liệu về các trường hợp không có triệu chứng.
Airfinity cho biết số ca tử vong cộng dồn kể từ ngày 1/12 tại Trung Quốc có thể lên tới 100.000 trong tổng số ca nhiễm là 18,6 triệu. Tổ chức này sử dụng mô hình dựa trên dữ liệu từ các tỉnh ở Trung Quốc trước khi những thay đổi trong việc báo cáo các ca nhiễm được áp dụng gần đây.
Airfinity dự đoán, số ca nhiễm COVID tại Trung Quốc sẽ đạt đỉnh lần đầu tiên vào ngày 13/1 với 3,7 triệu ca mỗi ngày.
Con số này trái ngược với hàng nghìn ca nhiễm được các cơ quan y tế báo cáo hàng ngày sau khi phần lớn mạng lưới xét nghiệm PCR trên toàn Trung Quốc bị dỡ bỏ do các cơ quan chức năng chuyển hướng từ ngăn ngừa lây nhiễm sang đối phó với chúng.
Airfinity dự kiến số ca tử vong sẽ đạt đỉnh vào ngày 23/1 với khoảng 25.000 ca mỗi ngày, số ca tử vong cộng dồn sẽ lên tới 584.000 ca, tính từ tháng 12.
Kể từ ngày 7/12 khi Trung Quốc đột ngột thay đổi chính sách, các nhà chức trách đã báo cáo chỉ có 10 trường hợp tử vong do COVID.
Các quan chức y tế định nghĩa về tử vong do COVID là khi một cá nhân chết vì suy hô hấp do COVID-19 gây ra, không bao gồm các trường hợp tử vong do các bệnh và tình trạng khác ngay cả khi người chết đã xét nghiệm dương tính với virus.
Tính đến ngày 28/12, số ca tử vong do COVID được công bố chính thức của Trung Quốc là 5.246 kể từ khi bắt đầu đại dịch vào năm 2020.
Airfinity dự báo sẽ có 1,7 triệu ca tử vong trên khắp Trung Quốc vào cuối tháng 4.
Theo nội dung trang web vào năm 2020, Airfinity tuyên bố đã xây dựng một “nền tảng thông minh và phân tích sức khỏe COVID-19 chuyên dụng đầu tiên trên thế giới”.
Nhà dịch tễ học trưởng của Trung Quốc Wu Zunyou phát biểu hôm 29/12 rằng một nhóm tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc có kế hoạch đánh giá các ca hợp tử vong theo một hướng khác.
Ông Wu trả lời với các phóng viên tại một cuộc họp báo rằng nhóm sẽ đo lường sự khác biệt giữa số ca tử vong trong làn sóng lây nhiễm hiện tại và số ca tử vong dự kiến nếu dịch bệnh chưa bao giờ xảy ra.
Bằng cách tính toán cái gọi là “tỷ lệ tử vong quá mức”, Trung Quốc sẽ tìm ra những gì có thể đã bị đánh giá thấp, ông Wu cho hay.
Vy An (Theo Reuters)
Hàn Quốc áp dụng xét nghiệm COIVD-19 bắt buộc đối với du khách đến từ Trung Quốc
Hàn Quốc sẽ yêu cầu du khách từ Trung Quốc cung cấp kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 trước khi khởi hành, hãng tin News1 của Hàn Quốc đưa tin hôm thứ Sáu, theo Bloomberg.
Trung Quốc đã đảo ngược hoàn toàn chính sách Zero COVID của mình chỉ sau một đêm, khiến virus corona hoành hành khắp đất nước và khó có thể kiểm soát.
Từ ngày 8/1, Trung Quốc cũng sẽ bỏ yêu cầu cách ly đối với khách du lịch nhập cảnh, một bước được coi là khiến mọi người có nhiều khả năng đi du lịch nước ngoài hơn sau gần ba năm bị cô lập hoàn toàn.
Với việc Trung Quốc là một thị trường du lịch nước ngoài khổng lồ, các quốc gia khác hiện đang trở nên cảnh giác với nguy cơ dịch bùng phát trở lại tại đất nước của họ.
Đầu tuần này, Hoa Kỳ cho biết kể từ ngày 5/1, họ sẽ yêu cầu hành khách đi máy bay đến từ Trung Quốc xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với COVID, bất kể quốc tịch hay tình trạng tiêm chủng.
Yêu cầu này cũng áp dụng cho khách du lịch từ Hồng Kông và Ma Cao.
Ý cũng đã áp dụng xét nghiệm COVID nhanh bắt buộc đối với tất cả hành khách nhập cảnh vào nước này từ Trung Quốc, theo tuyên bố của Bộ Y tế. Biện pháp mới cũng áp dụng cho hành khách quá cảnh.
Là quốc gia châu Âu đầu tiên bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID vào đầu năm 2020, Ý cũng đang kêu gọi các quốc gia khác trong khu vực thông qua thỏa thuận xét nghiệm chung.
Động thái này được đưa ra sau khi các nhà chức trách ở Milan trước đó cho biết gần một nửa số hành khách trên hai chuyến bay từ Trung Quốc đã xét nghiệm dương tính với virus corona. Hầu hết du khách không có bất kỳ triệu chứng nào.
Ngân Hà
Nhìn lại năm 2022: Hàng loạt “ông lớn” công nghệ tiến hành tái cơ cấu
Làn sóng tái cơ cấu của các hãng công nghệ lớn trở nên dồn dập và trở thành đề tài thu hút sự chú ý vào những tháng cuối năm 2022, với hàng trăm hàng nghìn nhân viên bị mất việc làm chỉ trong vỏn vẹn có vài tháng. Meta, Twitter hay Google là những “ông lớn” đi đầu trong việc cắt giảm nhân sự trên diện rộng.
Theo thống kế, trong thập niên qua, khi lĩnh vực công nghệ phát triển, số lượng việc làm trong ngành này cũng gia tăng một cách nhanh chóng. Số liệu của tổ chức phi lợi nhuận CompTIA chỉ ra rằng lĩnh vực công nghệ đã có thêm 2,3 triệu việc làm mới trong thời gian từ năm 2009 đến 2019.
Trong thời kỳ đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh, nhiều đặc quyền dành cho nhân viên được tăng lên khi họ được phép làm việc tại nhà và cá nhân hóa lịch trình làm việc. Họ cũng có thể nhận được các khoản trợ cấp chăm sóc sức khỏe và đi lại khắp thế giới trong khi vẫn làm việc và hưởng lương. Một số công ty thậm chí còn cho phép nhân viên nghỉ làm vào các ngày thứ 6 hàng tuần.
Tuy nhiên, đó đã là câu chuyện của quá khứ. Trong bối cảnh nền kinh tế đang rơi vào tình trạng bất ổn, những lo ngại về nguy cơ xảy ra cuộc suy thoái, áp lực từ lạm phát gia tăng, tình hình xung đột tại Ukraine… nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực công nghệ phát hiện ra những điểm bất cập, như công ty đang có quá nhiều nhân viên, song hiệu quả công việc chưa tương xứng với số lượng nhân sự và những ưu đãi họ được hưởng. Vậy nên, cắt giảm chi phí là điều cần thực hiện ngay. Theo đó, làn sóng tái cơ cấu công ty, tinh gọn bộ máy nhân sự để hướng tới cải thiện hiệu suất đã diễn ra đồng loạt ở lĩnh vực công nghệ trong năm 2022.
Ông Mark Zuckerberg, người sáng lập Meta (công ty mẹ của Facebook), là CEO hãng công nghệ lớn tại Mỹ “nổ phát súng đầu tiên” cho làn sóng này. Để ứng phó với sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Meta từng tuyển dụng nhân sự trên diện rộng trong 2 năm qua, tăng số lượng từ 48.000 nhân viên vào cuối năm 2019 lên 77.800 người vào đầu năm nay. Tuy nhiên, vị CEO này đã dự đoán rằng nền kinh tế thế giới đang chuẩn bị rơi vào một trong những đợt suy thoái tồi tệ nhất lịch sử và từ đó quyết định đóng băng tuyển dụng, đồng thời sa thải nhiều nhân viên để tiết giảm chi phí hoạt động xuống mức thấp nhất.
Ông thừa nhận rằng mình đã lạc quan quá mức khi tính toán sự tăng trưởng của hãng, dẫn đến tuyển dụng quá nhiều nhân sự. Hồi giữa tháng trước, Meta thông báo đã cắt giảm 11.000 lao động, tương đương 13% tổng số nhân sự của công ty này.
Trong khi đó, CEO của Google, ông Sundar Pichai, cho hay: “Rõ ràng hiệu suất hoạt động của chúng tôi hiện chưa tương ứng số lượng nhân viên mà chúng tôi có. Chúng tôi cần tạo ra một nền văn hóa doanh nghiệp tập trung vào sứ mệnh, sản phẩm và khách hàng của doanh nghiệp”. Được biết, Google đang cân nhắc việc tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp, đóng băng tuyển dụng và đầu tư cho đến năm 2023, đồng thời thúc đẩy nhân viên làm việc năng suất hơn thời điểm hiện tại.
Ông Brian Olsavsky, Giám đốc Tài chính của Amazon, phát biểu rằng công ty đang thừa nhân sự sau khi thực hiện tuyển dụng quy mô lớn trong 2 năm đại dịch. Điều này dẫn đến hiệu quả công việc bị ảnh hưởng và theo đó “gã khổng lồ” ngành thương mại điện tử này buộc phải tạm dừng phát triển các cơ sở văn phòng mới, đồng thời cân nhắc sa thải bớt một lượng nhân viên trong tương lai.
Tập đoàn phần mềm Microsoft, hãng máy tính HP, ứng dụng nhắn tin Snapchat hay công ty cung cấp dịch vụ đặt xe trực tuyến Lyft… đã cắt giảm một số nhân viên thuộc các bộ phận nhất định. Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase Global cũng thông báo tạm ngừng tuyển dụng tất cả các vị trí công việc mới do các điều kiện thị trường hiện tại.
Đối với Twitter, ngay sau khi nắm quyền, chủ sở hữu mới, ông Elon Musk, đã cắt giảm tới 50% lực lượng lao động của hãng này, chấm dứt hình thức làm việc từ xa, dừng phụ cấp cho nhân viên và biến văn phòng tại trụ sở chính của Twitter ở San Francisco thành phòng ngủ được trang bị tủ quần áo và máy giặt. Ngày nghỉ ngơi được áp dụng trong toàn công ty cũng đã biến mất khỏi thời gian biểu… Tính đến nay, mạng xã hội này chỉ còn vỏn vẹn 2.700 nhân sự. Trước đó, với tư cách CEO của Tesla, ông Musk cũng đã cho đóng cửa văn phòng của hãng xe điện này tại San Mateo ở tiểu bang California và cắt giảm khoảng 200 nhân sự nơi đây.
Cách điều hành của ông Elon Musk đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ trong nhân viên, nhưng lại nhận được sự tán đồng từ CEO của các doanh nghiệp công nghệ khác. Đối với những người có công ty riêng phát triển quá nhanh trong thời kỳ bùng nổ công nghệ, ông Elon Musk chính là người mang lập ra hình mẫu về việc có thể giảm bớt tình trạng “phình to” khi rủi ro suy thoái kinh tế ập đến.
Ông Andrew Chen, Giám đốc cấp cao của công ty đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz, chia sẻ: “Những động thái của ông Musk tại Twitter tạo động lực để những người ở vị trí lãnh đạo đưa ra quyết định khó khăn trong thời kỳ suy thoái kinh tế, những quyết định mà trước đây họ không nghĩ tới”. Nhiều CEO khác cũng thừa nhận rằng họ coi mô hình tái cơ cấu của Twitter như một ví dụ điển hình về tính hiệu quả và đồng thời đang loại bỏ dần các hoạt động không thực sự thiết yếu để tiết kiệm chi phí.
Còn tại Trung Quốc, các công ty lớn cũng “tái cơ cấu để tối ưu hóa kinh doanh” trong bối cảnh lĩnh vực công nghệ trong nước bị siết chặt theo quy định đối với hoạt động thương mại điện tử, tình hình suy thoái kinh tế, cũng như do các đối tác toàn cầu sa thải nhân viên. Tập đoàn Alibaba Group Holding xác nhận đã sa thải gần 10.000 nhân viên chỉ trong quý II/2022, khi gã khổng lồ thương mại điện tử này phải vật lộn với doanh số bán hàng trì trệ trong bối cảnh chi tiêu tiêu dùng yếu đi và những khó khăn kinh tế ngày càng lan rộng ở trong nước. Chỉ tính trong nửa đầu năm nay, Alibaba Group Holding đã sa thải hơn 13.600 nhân sự, qua đó đánh dấu mức giảm quy mô biên chế lớn đầu tiên của công ty kể từ tháng 3/2016.
Trong khi đó, “ông lớn” truyền thông xã hội Tencent Holdings đã cắt giảm 7.300 nhân viên trong 2 quý đầu năm nay, còn Xiaomi ngày 20/12 vừa qua cũng thông báo bắt đầu sa thải nhân viên trong mảng kinh doanh điện thoại thông minh và dịch vụ Internet. Theo Xiaomi, kế hoạch tinh giản này ảnh hưởng tới chưa đến 10% tổng lực lượng lao động của hãng (hơn 35.300 nhân viên tính đến tháng 9/2022) và những người bị sa thải sẽ được bồi thường theo quy định.
Để sẵn sàng ứng phó với một môi trường kinh doanh khó khăn hơn, các hãng công nghệ tại Đông Nam Á cũng đang sa thải nhân sự để cắt giảm chi phí và kiếm thêm lợi nhuận. Các công ty công nghệ lớn nhất Đông Nam Á, như GoTo của Indonesia, Grab và Sea của Singapore, đã giảm tổng số nhân lực của họ tới 10% trong năm 2022.
Thống kê của Layoffs.fyi, trang web tổng hợp những thông tin cắt giảm nhân sự của các công ty trên thế giới, chỉ ra rằng các quyết định cắt giảm việc làm tại 917 công ty công nghệ đã ảnh hưởng đến hơn 144.500 người trên thế giới trong năm nay. Dẫu vạy, giới chuyên gia nhận định rằng đây không phải là dấu hiệu cho thấy sự suy thoái dài hạn của lĩnh vực công nghệ mà chỉ là sự chuyển dịch tất yếu sau thời kỳ mà các hãng công nghệ “ăn nên làm ra”.
Phan Anh
Nhiều sĩ quan quân đội Trung Quốc nghỉ hưu liên tục chết, bao gồm cận vệ của Mao Trạch Đông
Trong khoảng hai đến ba tháng vừa qua, nhiều quan chức của quân đội Trung Quốc liên tiếp chết, trong số đó có Trung tướng Chu Thôn, cựu hiệu trưởng Học viện Chỉ huy Lục quân, Thiếu tướng Lý Đồng Mậu, cựu chính ủy Quân đoàn Pháo binh số 2, và Trung tướng Tôn Dũng, cựu thư ký Cục An ninh của Bộ Tổng tham mưu. Tôn Dũng từng là cận vệ của Mao Trạch Đông.
Vào ngày 29 tháng 12, báo Quân đội Trung Quốc đưa tin rằng Chu Thôn, một quan chức đã nghỉ hưu, cựu giám đốc Học viện Chỉ huy Quân đội, sau một thời gian điều trị bệnh tại bệnh viện không qua khỏi đã qua đời vào ngày 9 tháng 11, tại Bắc Kinh.
Chu Thôn, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1940. Ông đã làm công tác chính trị tư tưởng trong quân đội trong một thời gian dài, đồng thời từng là Phó Cục trưởng Cục Phòng hóa Hóa học Bộ Tổng tham mưu Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính ủy Cục Quản lý Động đất Quốc gia, Phó Cục trưởng Cục Động viên Bộ Tổng Tham mưu, Phó Cục trưởng Cục Điều tra Nghiên cứu, Phó Viện trưởng Học viện Chỉ huy Lục quân, v.v. Năm 1988, ông được Đảng Cộng sản Trung Quốc phong quân hàm trung tướng, đồng thời được Đảng Cộng sản Trung Quốc trao tặng huân chương danh dự về công lao độc lập.
Tờ báo quân sự nói trên cùng ngày cũng tiết lộ, rằng Thiếu tướng Hàn Chí Khánh, một quan chức đã nghỉ hưu của Đồn trú Bắc Kinh và là cựu Cục trưởng Cục Hậu cần Quân đội, điều trị tại bệnh viện không qua khỏi, đã qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 5 tháng 11, ở tuổi 64.
Thiếu tướng Lý Đồng Mậu, một quan chức đã nghỉ hưu của Đồn trú Bắc Kinh và cựu chính ủy Căn cứ 52 của Quân đoàn pháo binh thứ hai, do điều trị không qua khỏi đã qua đời vào ngày 28 tháng 10, ở tuổi 78, tại Bắc Kinh.
Lý Đồng Mậu, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 12 năm 1963, là chính ủy lữ đoàn, giám đốc kiêm chính ủy Cục Chính trị Căn cứ 51 Quân đoàn Pháo binh số 2, v.v.
Vào ngày 28 tháng 12 năm 2022, “Tạp chí Hồng thuyền” của NetEase tuyên bố rằng bộ phận biên tập của Hồng thuyền đã biết được từ người thân và bạn bè của Thi Quang Lễ rằng, Thi Quang Lễ, cán bộ đã nghỉ hưu, cựu cố vấn của Trường Hàng không 13 của Không quân đã qua đời vào ngày 27 tháng 12 năm 2022. Thi Quang Lễ, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 9 năm 1945, là phi công của Quân đội Cộng sản Trung Quốc tham gia Chiến tranh Triều Tiên.
Ngoài các quan chức quân đội ĐCSTQ nêu trên, Tân Hoa Xã vào tháng 11 đã tuyên bố rằng vào ngày 13 tháng 10 năm nay, Trung tướng Tôn Dũng, một sĩ quan đã nghỉ hưu của Phó Tư lệnh quân đội và là cựu Thư ký Cục An ninh của Bộ Tổng tham mưu, cũng đã chết tại Bắc Kinh do bị bệnh.
Tôn Dũng, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1945, là cận vệ của Chu Đức, phóng viên bí mật, cận vệ của Mao Trạch Đông, phó đội trưởng cận vệ, v.v. Năm 1991, ông được thăng quân hàm trung tướng, đồng thời giành được Huân chương Chiến công Độc lập của Quân đội Cộng sản Trung Quốc.
Theo Xiao Lusheng – Epochtimes
Nguyên Anh biên dịch