Tin thế giới sáng thứ Bảy: Cuộc chạy đua lật đổ ông Putin đã bắt đầu

Cựu quan chức Nga: Cuộc chạy đua lật đổ ông Putin đã bắt đầu

Ông Putin (ảnh: AP).

Igor Strelkov – Nhà phân tích chiến tranh Nga và cựu thân tín trung thành của ông Putin cho biết cuộc chạy đua lật đổ ông Putin và chiếm lấy ngai vàng Điện Kremlin đang diễn ra.

Cựu đại tá Cục tình báo Liên bang Nga cho biết cuộc chiến giành ‘đỉnh Olympus chính trị’ đã bắt đầu giữa những người xung quanh tổng thống Nga.

Strelkov – người đóng vai trò quan trọng trong việc sáp nhập Crimea của ông Putin vào năm 2014 – hiện là người ủng hộ chiến tranh nhưng chỉ trích mạnh mẽ chiến lược chiến tranh ở Ukraine của Điện Kremlin.

Ông tuyên bố, ngay lập tức huy động thêm nửa triệu quân nữa là cách duy nhất để tổng thống Nga tránh thất bại và tủi nhục trong cuộc chiến ở Ukraine.

Ông tuyên bố rằng người bạn thân của Putin, Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu quân đội tư nhân Wagner, đã sẵn sàng đối đầu với các đồng minh của Bộ trưởng Quốc phòng đang suy yếu Sergei Shoigu.

Những người khác tin rằng các đồng minh an ninh của cựu lãnh đạo tình báo Nga Nikolai Patrushev – thư ký của hội đồng an ninh đầy quyền lực – có nhiều khả năng sẽ kích động ông Putin trong nỗ lực cứu giới cầm quyền ưu tú nếu chiến tranh tiếp tục đi vào ngõ cụt.

Một số người cho rằng khối an ninh đang xếp con trai ông là Bộ trưởng Nông nghiệp Dmitry Patrushev làm người đứng đầu một cuộc đảo chính thay thế Putin nếu ông bị buộc phải rút lui vì thất bại chiến tranh hoặc sức khỏe yếu.

Strelkov cho rằng Prigozhin, từng là ‘đầu bếp’ của Putin phụ trách các bữa tiệc ở Điện Kremlin, đang hướng tới mục tiêu trở thành một lực lượng chính trị lớn theo đúng nghĩa của mình và có bằng chứng cho thấy ông ta hiện đang được đưa tin nổi bật trên các phương tiện truyền thông nhà nước.

Đã có suy đoán rằng ông muốn trở thành bộ trưởng quốc phòng – hoặc thậm chí là tổng thống.

Strelkov, cựu bộ trưởng quốc phòng của cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk cho biết: “Nhóm của Yevgeny Prigozhin chống lại các nhóm bao gồm Sergei Shoigu, Họ đã bắt đầu cuộc chiến. Bây giờ chúng ta đang nói về những gì xảy ra thời hậu Putin. Nó sẽ xảy ra trong một hoặc hai năm? Chúng tôi không biết”.

“Nhưng trên thực tế, cuộc chiến giành đỉnh Olympus chính trị đã bắt đầu giữa các nhóm bao quanh Putin đến mức mà ngay cả chúng ta cũng có thể nhận thấy điều đó”.

Ông nói thêm rằng Prigozhin muốn trở thành một “diễn viên chính trị” và “rõ ràng đang tăng cường quyền lực của mình, kể cả ở nơi công cộng”.

Strelkov cảnh báo: “Những lần xuất hiện gần đây nhất của ông ấy trên các phương tiện truyền thông cho thấy rõ ràng rằng giờ đây ông ấy không chỉ coi mình là một chỉ huy chiến tranh, mà còn là một nhân vật chính trị và của công chúng…”

“Prigozhin chống lại nhóm mà Shoigu đứng đầu hoặc thuộc về. Họ đã bắt đầu chiến đấu. Nó giống như một trận chiến thời phong kiến”. Ông nói: “Cuộc khủng hoảng quân sự đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng quyền lực”.

“Đổi lại, cuộc khủng hoảng quyền lực sẽ làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng quân sự. Và nó sẽ tiếp tục đi xuống, trừ khi các biện pháp khẩn cấp mà tôi đã đề cập trước đó được thực hiện”.

Dự đoán một làn sóng huy động khác, ông nói thêm: “Họ sẽ buộc phải có nó – đợt thứ hai và sau đó có lẽ là đợt thứ ba. Để giành chiến thắng ở Ukraine, chúng tôi sẽ cần thêm khoảng nửa triệu binh sĩ”.

Kênh Telegram có tên General SVR tuyên bố ông Putin đã phê duyệt kế hoạch kêu gọi huy động hai triệu người trong năm nay, trong đó một số sẽ ra mặt trận làm bia đỡ đạn và những người khác làm việc trong các ngành liên quan đến quân sự.

Những người đầu tiên được gọi sẽ là những người đàn ông mắc nợ vợ cũ của họ về các khoản tiền cấp dưỡng, kênh này cho biết.

Một động thái huy động quần chúng như vậy có thể diễn ra vào tháng tới.

Strelkov có sự hỗ trợ quan trọng giữa các chỉ huy quân đội và cơ quan mật vụ bên dưới cấp cao nhất. Cho đến nay, ông vẫn tránh được việc bị bắt mặc dù đã chỉ trích tổng thống Putin và những thân cận hàng đầu của ông.

Strelkov, 52 tuổi, một blogger kiên quyết ủng hộ chiến tranh, là một trong số ba người bị tòa án Hà Lan kết án vào năm ngoái vì vụ bắn rơi máy bay chở khách của hãng hàng không Malaysia Airlines khiến toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng vào năm 2014.

Mặc dù vậy, ông vẫn là người có tiếng nói quan trọng bên trong nước Nga về việc tiến hành chiến tranh.

Liên Thành

Dell loại bỏ chip sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2024

Thương hiệu máy tính Mỹ nổi tiếng Dell có kế hoạch ngừng sử dụng chip sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2024, để đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc khi cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng trở nên gay gắt.

Dell cũng yêu cầu các nhà cung cấp của mình cắt giảm đáng kể số lượng linh kiện máy tính khác được sản xuất tại Trung Quốc trong các sản phẩm của mình.

Theo tờ Nikkei Asia, nhà sản xuất máy tính lớn thứ ba thế giới đã nói với các nhà cung cấp vào năm ngoái rằng, họ muốn giảm lượng chip sản xuất tại Trung Quốc, bất kể là nhà cung cấp trong nước hay nhà cung cấp có vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc.

Dell đặt mục tiêu đến năm 2024, tất cả các chip được sử dụng trong các sản phẩm máy tính của hãng đều được sản xuất tại các nhà máy ngoài Trung Quốc.

Các nguồn tin nói với Nikkei Asia: “Mục tiêu này khá kiên quyết. Sự quyết tâm loại bỏ chip này không chỉ giới hạn ở những con chip của các nhà sản xuất Trung Quốc mà còn của các nhà cung cấp không phải người Trung Quốc ở nước này.”

Dell xác nhận với tờ Nikkei Asia: “Chúng tôi liên tục mở rộng sự đa dạng hóa chuỗi cung ứng trên toàn cầu, điều này có ý nghĩa đối với khách hàng và doanh nghiệp của chúng tôi.”

Động thái của Dell thúc đẩy cuộc chiến công nghệ đang diễn ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất khi Mỹ gần đây đã đưa ra nhiều biện pháp để kiềm chế chế độ Trung Quốc.

Căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đã khiến các hãng máy tính Mỹ chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nơi họ đã cắm rễ sâu trong nhiều thập kỷ. Dell đã xuất xưởng hơn 60 triệu máy tính xách tay và máy tính để bàn vào năm 2021.

Một gã khổng lồ công nghệ khác, Apple, có kế hoạch sản xuất máy tính MacBook tại Việt Nam thay vì Trung Quốc vào giữa năm nay.

Washington đã công bố các biện pháp càn quét nghiêm ngặt về kiểm soát xuất khẩu chip sang Bắc Kinh vào tháng 10. Các hạn chế nhằm cắt đứt quyền tiếp cận của Trung Quốc đối với các chip được sử dụng trong trí tuệ nhân tạo và siêu máy tính mà chế độ này khai thác để xây dựng ngành công nghiệp chip và tăng cường quân đội.

Hai đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Hà Lan đã đồng ý về nguyên tắc cùng với Mỹ thắt chặt kiểm soát xuất khẩu thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc. Động thái này là một nỗ lực của Washington nhằm ngăn chặn chế độ Trung Quốc tiếp cận công nghệ tiên tiến của Mỹ, và làm giảm tham vọng chip của Bắc Kinh.

Liên Thành

Hàn Quốc cân nhắc chấm dứt thỏa thuận quân sự với Triều Tiên

Hàn Quốc cân nhắc chấm dứt thỏa thuận quân sự với Triều Tiên
Binh sĩ Hàn Quốc vận hành Hỏa Thần M61 Vulcan – loại pháo 6 nòng có thể bắn 6000 phát đạn 20 mm trong một phút – trong cuộc tập trận chống máy bay không người lái ở Yangju, Hàn Quốc vào ngày 29/12/2022. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Hàn Quốc/Getty Images)

Hàn Quốc đang cân nhắc chấm dứt thỏa thuận quân sự liên Triều năm 2018 nếu quân đội Triều Tiên còn tiếp tục xâm phạm không phận nước này, theo một quan chức Hàn Quốc. Động thái trên diễn ra sau khi quân đội Hàn Quốc phát hiện 5 thiết bị bay không người lái (UAV) của Triều Tiên vượt qua biên giới liên Triều và xâm phạm không phận Hàn Quốc trong ngày 26/12/2022. 

Hàn Quốc đã phát đi thông điệp cảnh báo và điều các máy bay chiến đấu để ngăn các UAV của Triều Tiên.

Vào ngày 26/12, Triều Tiên đã điều động 5 máy bay không người lái bay qua Đường Phân chia ranh giới Quân sự (MDL) giữa hai miền Triều Tiên và vi phạm không phận của nước này. Một trong số đó đã nhanh chóng tiến vào vùng cấm bay có bán kính 3,7 km (2,2 dặm) bao quanh văn phòng Tổng thống Hàn Quốc.

Đường phân giới quân sự này đóng vai trò biên giới biển trên thực tế giữa hai miền Triều Tiên

Đây là lần đầu tiên sau hơn 5 năm, một máy bay không người lái của Triều Tiên đã vượt qua ranh giới phân chia giữa hai nước. Trong một động thái “ăn miếng trả miếng”, Hàn Quốc đã bắn cảnh cáo và lần đầu tiên điều máy bay không người lái của mình về phía Triều Tiên.

Một quan chức quân sự Hàn Quốc giấu tên nói với hãng thông tấn Yonhap rằng: “Chiếc máy bay này đã bay nhanh vào rìa phía bắc của khu vực, nhưng không đến gần các cơ sở an ninh quan trọng” .

Vụ xâm nhập đã buộc Hàn Quốc phải điều động máy bay chiến đấu và bắn khoảng 100 phát đạn vào máy bay không người lái Triều Tiên khi chúng bay qua các thành phố của Hàn Quốc trong nhiều giờ.

Hôm 27/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã kêu gọi lực lượng quân sự nước này tăng cường chuẩn bị và huấn luyện quân sự. Đồng thời, ông cũng lên tiếng trích phản ứng của Seoul sau khi không bắn hạ được chiếc máy bay nào trong số 5 máy bay không người lái của Triều Tiên xâm nhập vào không phận nước này.

“Vụ việc cho thấy sự thiếu sót đáng kể trong việc chuẩn bị và huấn luyện của quân đội chúng ta trong vài năm qua, đồng thời khẳng định rõ ràng [quân đội Hàn Quốc] cần phải [duy trì vị thế] sẵn sàng và [tăng cường] huấn luyện hơn nữa”, ông Yoon nói trong một cuộc họp.

Thư ký báo chí Kim Eun-hye nói rằng, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã yêu cầu quân đội nước này phát triển “khả năng phản ứng áp đảo vượt xa phản ứng tương xứng trước các hành động khiêu khích của Triều Tiên”.

Tổng thống Yoon Suk-yeol cũng chỉ thị cho Bộ trưởng Quốc phòng Lee Jong-sup thành lập một đơn vị máy bay không người lái hỗn hợp có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ, bao gồm các hoạt động giám sát và trinh sát, xây dựng một hệ thống cho phép sản xuất hàng loạt máy bay không người lái nhỏ và thúc đẩy phát triển máy bay không người lái tàng hình trước cuối năm nay.

Nhà lãnh đạo Hàn Quốc cũng kêu gọi các lực lượng vũ trang nước này xây dựng “khả năng phản ứng áp đảo” trước các hành vi khiêu khích từ Triều Tiên.

Bà Kim cho biết, Tổng thống Hàn Quốc cũng kêu gọi các trợ lý của ông xem xét việc chấm dứt thỏa thuận quân sự liên Triều nếu Triều Tiên còn tiếp tục xâm chiếm lãnh thổ của Hàn Quốc.

“Tổng thống Yoon Suk-yeol đã chỉ đạo cho Văn phòng An ninh Quốc gia xem xét đình chỉ thỏa thuận quân sự đạt được vào ngày 19/9/2018, trong trường hợp Triều Tiên tiếp tục có hành vi khiêu khích, vi phạm chủ quyền của Hàn Quốc”, ông Kim nói với các phóng viên hôm thứ Tư (4/1).

Thỏa thuận được cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ký kết vào năm 2018 nhằm chấm dứt tình trạng thù địch quân sự giữa hai quốc gia. Việc chấm dứt thỏa thuận có thể dẫn đến việc nối lại các cuộc tập trận bắn đạn thật dọc theo đường phân giới giữa hai miền Triều Tiên.

Hoa Kỳ bày tỏ lo việc Triều Tiên coi thường thỏa thuận quân sự liên Triều năm 2018cvà viện dẫn một loạt các hành động khiêu khích bằng máy bay không người lái, cũng như tên lửa của Triều Tiên nhằm vào đồng minh Hàn Quốc.

“Chúng tôi lo ngại về việc Triều Tiên rõ ràng coi thường Thỏa thuận quân sự liên triều ngày 19/9/2018. Đồng thời, chúng tôi cũng kêu gọi nước này chấm dứt hành vi vô trách nhiệm và là leo thang [căng thẳng]”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ned Price nói với các phóng viên.

Tuyên bố tập trận hạt nhân chung

Trong một bản tin trước đó, ông Yoon tuyên bố rằng, Hàn Quốc và Hoa Kỳ đang đàm phán về các cuộc tập trận chung trong tương lai và sử dụng vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ. Theo đó, phía Hoa Kỳ tỏ ra “khá tích cực” về đề xuất này.

Nhưng Tổng thống Joe Biden đã bác bỏ những tuyên bố như vậy. Khi được hỏi về việc, liệu hai đồng minh có tiến hành đàm phán về các cuộc tập trận hạt nhân chung tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm thứ Hai (2/1) hay không, ông Biden trả lời: “Không” và không giải thích chi tiết.

Đáp lại, ông Kim nói rằng, ông Biden “không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nói ‘Không’” trong cuộc họp báo, vì các cuộc tập trận hạt nhân chung chỉ có thể được tiến hành giữa các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân; và Hàn Quốc không phải là một trong số đó.

Ông Kim khẳng định rằng, Mỹ và Hàn Quốc đang thảo luận về “việc chia sẻ thông tin, lập kế hoạch chung và các kế hoạch thực hiện chung liên quan đến hoạt động của các căn cứ hạt nhân của Mỹ nhằm chống lại các mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên”, theo các nguồn tin địa phương.

‘Tên lửa quái vật’

Năm ngoái, Triều Tiên đã phóng một số lượng tên lửa chưa từng có, một trong số đó là Hwasong-17. Các chuyên gia gọi đây là “tên lửa quái vật”, vì nó có khả năng tấn công bất cứ khu vực nào trong lãnh thổ Hoa Kỳ, thậm chí là còn xa hơn nữa.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát vụ phóng tên lửa Hwasong-17 ngày 24/3. (Ảnh: KCNA)

Trong cuộc phỏng vấn với đài Chosun Ilbo của Hàn Quốc hôm 2/1, ông Yoon cho biết, chiến lược cung cấp “chiếc ô hạt nhân” hay “răn đe mở rộng” của Mỹ đối với Hàn Quốc không đủ yên tâm để đảm bảo an toàn công cộng, trong bối cảnh Triều Tiên đã phát triển được vũ khí hạt nhân của riêng mình.

“Trong quá khứ, khái niệm về ‘chiếc ô hạt nhân’ hay ‘khả năng răn đe mở rộng’ là sự chuẩn bị chống lại Liên Xô và Trung Quốc trước khi Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân. Đây cũng là cách Mỹ nói với chúng tôi rằng đừng lo lắng vì họ sẽ lo liệu mọi thứ”, ông nói.

“Bây giờ, chỉ với điều đó cũng khó thuyết phục người dân chúng tôi. Chính phủ Hoa Kỳ hiểu điều này ở một mức độ nào đó”, ông Yoon nói thêm.

Khi được hỏi về khả năng chia sẻ hạt nhân giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ, ông Yoon tuyên bố rằng “từ chia sẻ hạt nhân thực sự mang lại cảm giác nặng nề cho Hoa Kỳ”.

Ông nói: “Thay vào đó, nếu Hàn Quốc và Mỹ xây dựng kế hoạch hoạt động của lực lượng hạt nhân dựa trên thông tin được chia sẻ, cũng như khái niệm về các cuộc tập trận, huấn luyện và hoạt động chung, thì kế hoạch đó sẽ hiệu quả như chia sẻ hạt nhân”.

Theo The Epoch Times

Lam Giang biên dịch

5% ngân sách quốc phòng Mỹ phá hủy 50% quân đội Nga ở Ukraina

Máy bay không người lái Switchblade.

Tác giả Stavros Atlamazoglou đã có bài viết với tựa đề như vậy và đưa ra nhận định, rất có khả năng Ukraine sẽ không đạt được những chiến thắng mà họ có nếu không có sự hỗ trợ về vật chất và tình báo từ phương Tây.

Khi những người lính Nga đầu tiên vượt qua biên giới quốc tế Ukraine-Nga vào sáng sớm ngày 24 tháng 2, máy bay của Mỹ và NATO đã bay với hàng ngàn tấn hỗ trợ quân sự cho các nước láng giềng thân thiện cạnh Ukraine. Ở đó, các xe tải quân sự và xe lửa đang chờ để vận chuyển các thiết bị cứu sinh qua biên giới cho quân đội Ukraine đang rất cần.

Khi cuộc xung đột đang tiến tới mốc 11 tháng và quân đội Ukraine có lợi thế chiến lược, có những tiếng nói ở Mỹ kêu gọi ngừng hoặc giảm số lượng viện trợ quân sự cho Ukraine. 

Một số lập luận cho rằng số tiền cam kết cho chính nghĩa ở Ukraine sẽ được sử dụng tốt hơn trong quân đội Hoa Kỳ, trong khi những người khác cho rằng nó sẽ chỉ giúp leo thang chiến tranh. Nhưng các sự kiện cho thấy rằng Hoa Kỳ đang đạt được một thành công lớn từ đồng tiền của mình bằng cách giúp đỡ Ukraine.

Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, Hoa Kỳ đã gửi hoặc cam kết gửi hơn 21 tỷ USD hỗ trợ an ninh cho Ukraine, trong khi tổng viện trợ tài chính, quân sự và nhân đạo là gần 50 tỷ USD. 

Trong gần 30 gói hỗ trợ quân sự, quân đội Mỹ đã gửi hoặc cam kết gửi nhiều hệ thống vũ khí khác nhau, bao gồm hơn 54.000 tên lửa chống tăng và đạn dược (trong đó có hơn 8.500 tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin), 45 xe tăng T-72B, 20 máy bay trực thăng Mi-17, 38 hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 (HIMARS), 178 khẩu pháo 155mm và 105mm với gần 1,2 triệu viên đạn, hơn 2.200 phương tiện chiến thuật và xe bọc thép chở quân, cùng các hệ thống vũ khí khác.

Hầu hết mọi quốc gia – bao gồm cả Mỹ – đang gửi cho Ukraine các hệ thống vũ khí cấp hai của mình vốn đang hướng tới bãi phế liệu hoặc thị trường vũ khí quốc tế. Tuy nhiên, chừng đó là đủ để quân đội Ukraine ngăn chặn các lực lượng lớn hơn và vượt trội về công nghệ của Nga.

Tất nhiên, chỉ riêng yếu tố vật chất thì không thể ngăn cản quân đội Nga. Quyết tâm mãnh liệt, lòng dũng cảm của binh lính và dân thường Ukraine là chìa khóa thành công của đất nước trước một lực lượng quân sự vượt trội và lớn hơn.

Hoa Kỳ là người ủng hộ quan trọng nhất của Ukraine trong cuộc chiến chống lại những kẻ xâm lược Nga.

Chắc chắn, các quốc gia khác, đặc biệt là Ba Lan, Estonia, Cộng hòa Séc và Vương quốc Anh, đã hỗ trợ rất nhiều, nhưng Kyiv sẽ không thể xoay chuyển tình thế chiến tranh và giải phóng nhiều lãnh thổ như vậy nếu thiếu sự hỗ trợ của Washington.

Và sự hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Ukraine có ý nghĩa về mặt tài chính. Với khoảng 5% ngân sách quốc phòng hàng năm, Mỹ đã gửi cho Ukraine các hệ thống vũ khí đã phá hủy khoảng 50% quân đội Nga trước chiến tranh.

Theo trang web tình báo nguồn mở Oryx, các lực lượng Ukraine đã chiếm được, làm hư hại hoặc phá hủy hơn 8.500 hệ thống vũ khí, bao gồm 1.600 xe tăng, 750 xe chiến đấu bọc thép, 1.800 xe chiến đấu bộ binh và 600 khẩu pháo, cùng các hệ thống vũ khí khác. Oryx chỉ báo cáo các hệ thống vũ khí có thể được xác minh độc lập và trực quan. Vì vậy, con số thực tế của Nga có khả năng cao hơn. 

Ngay trước lễ Giáng sinh, Tổng thống Joe Biden đã ký thành luật Đạo luật ủy quyền quốc phòng tài khóa 2023, phân bổ 816,7 tỷ USD cho Ngũ Giác Đài. Nếu chúng ta chia con số đó thành các phần để giải quyết các đối thủ gần ngang hàng, các mối đe dọa xuyên quốc gia và các mối quan tâm về hậu cần (gồm các vấn đề cần đối phó như Trung Quốc, Nga, Chiến tranh toàn cầu chống khủng bố và hiện đại hóa quân đội), sẽ có khoảng 200 tỷ được phân bổ để giải quyết quân đội Nga.

Vì vậy, chỉ bằng 50 tỷ USD cho Ukraine, Mỹ đã gián tiếp giảm một nửa khả năng chiến đấu của các lực lượng Nga, và số tiền này bằng một phần tư số tiền cần vừa được tính ở trên, bằng cách hỗ trợ Ukraine.

Thật vậy, việc ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine khi Kyiv đang có lợi thế chiến lược sẽ là hành động điên rồ, theo nhận định của tác giả Stavros Atlamazoglou.

Liên Thành

Related posts