Liệu Bắc Kinh có trục lợi từ Siberia?

Thanh Hải

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói chuyện với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Samarkand, Uzbekistan, vào ngày 16/09/2022. (Ảnh: Sergei Bobylov/Sputnik/AFP/Getty Images)

Moscow cần tiền mặt để duy trì cuộc chiến tiêu hao ở chiến trường Ukraine. Đáng tiếc là nền kinh tế của Nga không được đa dạng hóa và phải phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng và khoáng sản. Trên thực tế, Nga rất cần Trung Quốc. Còn Trung Quốc có thể cung cấp vốn để phát triển và tiếp quản Siberia, nếu không phải là hợp pháp thì chắc chắn là trên thực tế.

Vào ngày 30/12/2022, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm trực tuyến, trong đó hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về các cam kết, sự hợp tác và phát triển về kinh tế cũng như chính trị song phương.

Nhưng càng ngày, người ta càng có cảm giác rằng “cuộc hôn nhân giữa Bắc Kinh và Moscow” chỉ là lợi dụng, chứ không phải xuất phát từ tình hữu nghị. Và ông Tập Cận Bình – Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – có thể đang dần chiếm thế thượng phong.

Mỗi quốc gia đều phải đối mặt với những vấn đề của riêng mình. Nga thì đang sa lầy trong một cuộc chiến tiêu hao và ngày càng mất lòng dân trong cuộc xung đột với Ukraine. Moscow đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế và bị đóng băng một phần đáng kể dự trữ ngoại hối. Tổng thống Nga Putin đã trở thành người không được hoan ngênh (persona non grata) trên vũ đài toàn cầu.

Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với những thách thức trong nội bộ ĐCSTQ. Chúng tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết ở đây, nhưng chỉ có thể tóm tắt rằng, các vấn đề đó rất quan trọng và có ảnh hưởng đến nền kinh tế, thị trường bất động sản, các ca nhiễm và các ca nhập viện do đại dịch Covid-19, cũng như tình trạng bất ổn của người dân ngày càng leo thang.

ĐCSTQ cũng được cho là có tham vọng thôn tính Đài Loan. Và với những hệ lụy mà Nga đang gánh chịu vì phát động cuộc xung đột tại Ukraine, Trung Quốc sẽ phải sẵn sàng đối mặt với những hậu quả tương tự, bao gồm cả việc bị cắt đứt khỏi hoạt động thương mại toàn cầu.

Trước đây chúng tôi từng thảo luận về việc Trung Quốc, Nga và các quốc gia khác có khả năng tạo ra đồng tiền dự trữ toàn cầu của riêng họ được bảo đảm bằng hàng hóa và/hoặc vàng.

Điều đó sẽ tạo ra một quyền bá chủ thương mại toàn cầu khác và giải phóng Trung Quốc (cũng như các nước khác) khỏi việc phải giao dịch bằng đô-la. Điều này sẽ hữu ích trong mô hình chính trị và kinh tế hậu toàn cầu hóa, mang tính khu vực hơn, đặc biệt là trong trường hợp Trung Quốc gia nhập Nga với tư cách là một quốc gia bị toàn cầu “coi thường”.

Trung Quốc cũng tìm cách đảm bảo dòng tài nguyên thiên nhiên của mình. Vào cuối tháng 12/2022, ông Putin “khoe” rằng, Nga đã trở thành nhà cung cấp dầu mỏ và khí đốt hàng đầu cho Trung Quốc. Trong 11 tháng đầu năm 2022, Nga đã vận chuyển khoảng 14 tỷ mét khối khí đốt sang Trung Quốc bằng đường ống dẫn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Vì phần lớn các nước phát triển cấm dầu của Nga, do đó, nước này đã vượt mặt Ả Rập Xê Út để trở thành nhà cung cấp dầu hàng đầu của Trung Quốc với chi phí thấp hơn.

Tuy nhiên, Nga thiếu các đường ống vận chuyển khí đốt từ Siberia đến Trung Quốc hoặc châu Âu. Siberia luôn kém phát triển về tốc độ đô thị hóa dày đặc, cơ sở hạ tầng yếu kém và phương tiện giao thông thiếu thốn. Đường ống “The Power of Siberia” (Sức mạnh của Siberia) hiện đã đi vào vận hành hoàn chỉnh và có thể vận chuyển khí đốt từ Nga đến tận Thượng Hải (Trung Quốc), với công suất tối đa 38 tỷ mét khối mỗi năm nếu tính từ năm 2027. Đoạn đường ống ở Nga đã hoàn thành vào năm 2019.

Moscow dự định xây dựng đường ống “The Power of Siberia” để cung cấp thêm khí đốt cho Trung Quốc, nhưng đây không phải là ưu tiên chiến lược về mặt ngân sách do cuộc chiến ở Ukraine.

Với việc Moscow hiện đang hoàn toàn bị phân tâm trong cuộc chiến ở phía tây, Trung Quốc và ông Tập Cận Bình hiện đang chiếm thế thượng phong trong “cuộc hôn nhân không mấy thuận lợi này”. Trong khi bề ngoài thì ông Tập công khai ủng hộ ông Putin, nhưng trong thâm tâm, ông Tập lại còn có “những lo ngại”. Trung Quốc cũng thất bại trong việc kháng cáo hầu hết các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga cũng như không cung cấp cho Nga bất kỳ viện trợ quân sự nào. Đó là một chút ngoại giao trùng lặp.

Hiện tại, Trung Quốc chỉ đơn thuần là lợi dụng Nga. Bất chấp sự hài hòa của công chúng hiện nay, mối quan hệ của họ vốn đã căng thẳng trong nhiều thập kỷ. Trung Quốc và Nga thường xuyên tranh giành quyền bá chủ ở Đông và Trung Á.

Tuy nhiên, Nga là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất từ nguồn tài trợ phát triển của Trung Quốc thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Trung Quốc hiện đã đảm bảo nguồn cung cấp dầu và khí đốt của Nga. Điều này khiến cho “đôi bên cùng có lợi” trong bối cảnh Trung Quốc tiếp quản sự phát triển của Siberia, vì Nga thiếu các nguồn lực để cạnh tranh. Lo sợ các lệnh trừng phạt của phương Tây, vốn đến từ dự án BRI của Trung Quốc đã sớm cạn kiệt kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ. Tuy nhiên, nếu chính Trung Quốc bị trừng phạt, BRI sẽ trở thành một bước tiến toàn diện.

Trung Quốc đang rất khát tài nguyên thiên nhiên. Trong khi đó, Siberia thì lại có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào như: dầu mỏ, khí đốt, than đá, kim cương, vàng, quặng sắt và khoáng sản đất hiếm. Dù vậy, Nga lại có ít vốn và xét về vị trí địa lý thì Moscow lại ở quá xa để có thể cung cấp các thiết bị cần thiết cho Siberia. Trong khi đó, Trung Quốc lại ở rất gần với Siberia.

Moscow cần tiền mặt để duy trì cuộc chiến tiêu hao ở chiến trường Ukraine. Đáng tiếc là nền kinh tế của Nga không được đa dạng hóa và phải phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng và khoáng sản. Trên thực tế, Nga rất cần Trung Quốc. Còn Trung Quốc có thể cung cấp vốn để phát triển và tiếp quản Siberia, nếu không phải là hợp pháp thì chắc chắn là trên thực tế.

Theo The Epoch Times

Thanh Hải biên dịch

Related posts