Đức Nhân
Một bài đăng trên Internet (ảnh) đã đặt ra “một câu hỏi đáng suy ngẫm”: các chuyên gia kiểm soát dịch bệnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc nói rằng “cuối cùng, 80%-90% người dân sẽ bị lây nhiễm”, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các quốc gia khác. Điều này có phải là do virus “ưa thích” người Trung Quốc?
Để tìm hiểu về vấn đề này, tác giả đã truy cập vào đường link https://news.google.com/covid19/map?hl=en-US&mid=%2Fm%2F09c7w0&gl=US&ceid=US%3Aen và ghi nhận được:
(1) Trong ngày 5/1, số ca mắc mới tại Mỹ là 115.834 (số ca mắc mới trung bình trong 7 ngày là 64.731 ca). Tổng số ca mắc đã lên đến gần 101 triệu ca, tổng số ca tử vong là 1,1 triệu. Nếu tính dựa trên dân số 332 triệu người của Mỹ, tỷ lệ lây nhiễm tại đây là 30,42%.
(2) Số người nhiễm bệnh ở Ấn Độ là 44,68 triệu người, cùng với tổng số người tử vong là 530.000 người. Nếu tính trên dân số 1,408 tỷ người của Ấn Độ thì tỷ lệ lây nhiễm tại Ấn Độ là 3,17%.
(3) Số người nhiễm bệnh ở Indonesia là 6,72 triệu người, với tổng số người tử vong là 160.000 người. Nếu tính trên dân số 273,8 triệu người của Indonesia thì tỷ lệ lây nhiễm ở Indonesia là 2,45%.
(4) Số người nhiễm bệnh ở Nhật Bản là 29,82 triệu người, tổng số ca tử vong là 58.000 ca. Nếu tính trên dân số 125,7 triệu người của Nhật Bản thì tỷ lệ lây nhiễm ở Nhật Bản là 23,72%.
(5) Số người nhiễm bệnh ở Đài Loan là khoảng 8,98 triệu người, với tổng số người tử vong là 15.000 người. Nếu tính dựa theo dân số 23,57 triệu người của Đài Loan thì tỷ lệ lây nhiễm ở Đài Loan là 38,10%.
(6) Số người nhiễm bệnh ở Hồng Kông là 2,72 triệu người, tổng số ca tử vong là 12.000 ca. Nếu tính theo dân số 7,413 triệu người của Hồng Kông thì tỷ lệ lây nhiễm ở Hồng Kông là 36,69%.
(7) Số người nhiễm bệnh trên toàn thế giới là 663 triệu người, tổng số người tử vong là 6,7 triệu người. Nếu tính trên dân số toàn cầu là 7,888 tỷ người thì tỷ lệ lây nhiễm toàn cầu là 8,41%. (Tuy nhiên cần lưu ý rằng: Số người nhiễm bệnh trên toàn thế giới trong đó bao gồm cả Trung Quốc và số người nhiễm bệnh do ĐCSTQ công bố có sự sai lệch. Do vậy tỷ lệ lây nhiễm trên toàn cầu thực tế phải cao hơn con số 8,41%.)
Chúng ta hãy thảo luận về những dữ liệu này.
Thứ nhất, Hoa Kỳ bị ĐCSTQ chê là “quốc gia thất bại trong công tác phòng chống dịch”, thậm chí không thể sao chép được cách chống dịch của ĐCSTQ. Nhưng trên thực tế tỷ lệ lây nhiễm của Hoa Kỳ chỉ ở mức 30,42%. Nước láng giềng của Trung Quốc là Nhật Bản còn có tỷ lệ lây nhiễm thấp hơn, chỉ ở mức 23,72%. Có thể xem Hoa Kỳ và Nhật Bản là đại diện của các nước phát triển trên thế giới. Tỷ lệ lây nhiễm tại các nước này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ lây nhiễm 80%-90% mà Trung Quốc sẽ đạt đến.
Thứ hai, Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc đều là những nền kinh tế mới nổi nhưng mức độ phát triển của hai quốc gia kia vẫn thấp so với Trung Quốc (đặc biệt là về phương diện chăm sóc sức khỏe). Cả hai nước này đều đã trải qua cơn sóng thần dịch bệnh nhưng tỷ lệ lây nhiễm của hai nước chỉ lần lượt là 3,17% và 2,45%. Tại sao tỷ lệ lây nhiễm của Ấn Độ và Indonesia lại khác xa Trung Quốc như vậy? Bệnh nhân nhiễm virus corona Covid-19 nằm trên giường bệnh tại sảnh của Bệnh viện Nhân dân số 5 ở thành phố Trùng Khánh, phía tây nam Trung Quốc, vào ngày 23/12/2022. (Ảnh: Noel Celis/AFP/Getty Images)
Thứ ba, mặc dù đều là người Trung Quốc, tỷ lệ lây nhiễm tại Hồng Kông và Đài Loan được xếp vào hàng cao nhất thế giới, lần lượt ở mức 38,10% và 36,69%. Nhưng những con số này vẫn thấp hơn nhiều so với Trung Quốc đại lục.
Từ đó, những phân tích này không khó để chúng ta rút ra được kết luận: (1) Khi so sánh giữa các quốc gia, tỷ lệ lây nhiễm có thể đạt đến 80%-90% của người dân Trung Quốc là một con số cao bất thường; (2) Dựa trên các số liệu, virus “rất thích” người Trung Quốc.
Nhưng tại sao virus lại “thích” người Trung Quốc?
Có quan điểm cho rằng chính sách “Zero Covid” kéo dài gần ba năm của ĐCSTQ đã khiến tỷ lệ lây nhiễm tự nhiên của người Trung Quốc chỉ ở mức thấp và không đạt được miễn dịch cộng đồng. Việc ĐCSTQ đột ngột từ bỏ chính sách “Zero Covid” cùng với việc vaccine do Trung Quốc sản xuất ít có hiệu quả hơn so với các loại vaccine của phương Tây đã tạo ra cơn sóng thần dịch bệnh hiện nay.
Quan điểm trên cũng có phần hợp lý nhưng nó lại không thể giải thích được tại sao dịch bệnh lại bùng phát ở Bắc Kinh và những nơi khác trước cả khi ĐCSTQ dỡ bỏ phong tỏa? Do đó, việc ĐCSTQ thay đổi chính sách chỉ góp phần tạo ra cơn sóng thần dịch bệnh chứ không phải là nguyên nhân căn bản.
Chúng ta hãy quan sát rộng hơn một chút. Mười bảy năm trước, vào năm 2003, một đại dịch khác cũng bùng phát tại Trung Quốc – đó là SARS. Khi ấy, có một câu hỏi nổi tiếng đã lan truyền trên Internet: Là một quốc gia đông dân, hệ thống y tế của Ấn Độ kém hơn nhiều so với Trung Quốc, khả năng bùng phát dịch tại Ấn Độ đáng lẽ sẽ cao hơn. Nhưng tại sao hai lần đại dịch đều xảy ra ở Trung Quốc đầu tiên chứ không phải là Ấn Độ?
Câu hỏi này đã một lần chứng minh một điều đáng buồn đó là virus “ưu ái” người Trung Quốc.
Vậy nguyên nhân đằng sau của điều này là gì?
Tác giả tin rằng chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Trước tiên chúng ta đọc lại câu chuyện “Nỗi oan cảm động trời xanh của Đậu Nga”.
Khi Đậu Nga sắp bị hành quyết, Đậu Nga yêu cầu viên quan giám sát cho phép nàng treo một mảnh lụa trắng lên cột cờ, rồi lập lời thề với trời đất:
“Thứ nhất, nếu Đậu Nga thật sự phải chịu hàm oan thì khi đầu lìa khỏi cổ, máu của tôi sẽ không chảy xuống đất, mà sẽ bắn lên mảnh vải lụa đang treo ở trên kia”.
“Thứ hai, nếu Đậu Nga thật sự phải chịu hàm oan thì sau khi thân này chết đi, trời đổ tuyết dày ba thước phủ kín thi thể của tôi”.
“Thứ ba, nếu Đậu Nga chết mà phải chịu hàm oan thì vùng Sở Châu sẽ gặp hạn hán lớn trong ba năm”.
Kết quả, tất cả những điều này đều trở thành sự thật. Nhiều năm sau đó, cha của Đậu Nga thi đỗ bảng vàng và được làm quan to. Lúc về quê thăm người thân, ông đã giở lại vụ án của Đậu Nga để minh oan cho con mình. Người trong làng nói với cha của Đậu Nga: “Chúng tôi sớm đã biết con gái ông bị oan, nhưng vì khiếp sợ quyền thế của tên tham quan kia nên chúng tôi chỉ dám phẫn nộ trong lòng, không dám nói ra miệng. Tuy chúng tôi không có làm hại gì đến Đậu Nga nhưng cớ sao lại phải gánh chịu ba năm hạn hán lớn?”.
Cha của Đậu Nga đáp lời: “Các người biết rõ Đậu Nga bị hàm oan nhưng lại không dám lên tiếng nói lời công đạo chính là bất nghĩa. Có người còn tin vào tên tham quan kia, cho rằng Đậu Nga thật sự đã giết người, dám nhạo báng trung lương chính là bất nhân. Ông Trời có mắt, không hề có tai họa vô cớ, hết thảy thiên tai nhân họa đều là để trừng trị những kẻ bất nhân bất nghĩa!”.
Câu chuyện về nỗi oan của Đậu Nga rất đáng cho chúng ta suy ngẫm. Ở Trung Quốc, ĐCSTQ đã bức hại Pháp Luân Công suốt hơn 20 năm qua kể từ tháng 7 năm 1999, thậm chí chúng còn tiến hành thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công vô tội để kiếm tiền. Quả thật vô cùng tàn ác!
ĐCSTQ đã bịa ra rất nhiều lời dối trá trắng trợn để bức hại Pháp Luân Công, có bao nhiêu người đã vô tình hoặc cố ý nghe theo những lời dối trá và ủng hộ cuộc bức hại tàn ác này? Trong những năm gần đây, thiên tai nhân họa liên tục xảy ra ở Trung Quốc, dịch bệnh hoành hành, phải chăng ĐCSTQ đang chịu sự trừng phạt của ông Trời vì cuộc đàn áp tín ngưỡng đẫm máu này?
Hiện nay, một lượng lớn người dân Trung Quốc vẫn đang bị đầu độc bởi những lời dối trá của ĐCSTQ. Đây mới chính là nguyên nhân thực sự khiến người dân Trung Quốc được virus “ưu ái”. Còn các biện pháp ứng phó của ĐCSTQ thì sao? Đó là hoàn toàn buông tay, “ai nhiễm thì cứ nhiễm, ai dương tính thì cứ dương tính, ai chết thì cứ chết”. ĐCSTQ đã đẩy người dân vào một thảm họa chưa từng có.
“Tin tức Netease” đã đăng một bài báo vào ngày 22 tháng 12 năm 2022 với tiêu đề “Một lần nữa tốc độ của Trung Quốc đã tạo nên kỳ tích, tỷ lệ lây nhiễm của virus corona đứng đầu thế giới”. Bài báo cho rằng kể từ khi ĐCSTQ bất ngờ nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch, tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 không ngừng tăng cao. Hiện tại đã có hơn 290 triệu người bị nhiễm bệnh, có thể nói là “không có nước nào sánh bằng”.
Bài báo cũng nói rằng số lượng người nhiễm bệnh ở mỗi tỉnh là tương đương nhau và “không thể có được số liệu thống kê chính xác”. Bài báo cho rằng “nhất định họ sẽ tạo ra tốc độ và kỳ tích của Trung Quốc”. Sau khi đọc xong, nhiều cư dân mạng đã tức giận đáp lại: “Thì ra từ kỳ tích còn có cách dùng như vậy!”.
Vào ngày 30 tháng 12 năm 2022, Airfinity, một công ty phân tích dữ liệu y tế của Anh, tuyên bố rằng do sự lây lan của dịch bệnh khi Trung Quốc gỡ bỏ phong tỏa, công ty này ước tính rằng số người chết vì dịch bệnh ở Trung Quốc sẽ lên tới 11.000 người mỗi ngày. Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2023, tổng số ca tử vong do dịch bệnh có thể lên đến 110.000 ca. Hiện tượng quá tải tại các lò hỏa táng của Trung Quốc là một ví dụ điển hình.
Theo The Epoch Times Chinese
Đức Nhân biên dịch