Tin thế giới sáng thứ Bảy: Các bệnh viện tại Thượng Hải cạn kiệt thuốc điều trị Covid-19

Các bệnh viện tại Thượng Hải cạn kiệt thuốc điều trị Covid-19

Các bệnh viện tại Thượng Hải cạn kiệt thuốc điều trị Covid-19
Bệnh nhân nằm trên cáng tại bệnh viện Đồng Nhân ở Thượng Hải, Trung Quốc, vào ngày 3/1/2023. (Ảnh: Hector Retamal /AFP/Getty Images)

Thượng Hải tiếp tục đối mặt với thách thức về số ca nhiễm Covid-19 gia tăng. Bệnh nhân đến quá đông khiến bệnh viên không thể xử lý kịp, trong khi những người nhiễm bệnh đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thuốc men.

Nhiều bệnh viện lớn ở Trung Quốc đã chật kín các ca bệnh nghiêm trọng, đồng thời các bác sĩ tại các phòng khám và bệnh viện nhỏ cũng bị quá tải bởi lượng bệnh nhân.

Vào ngày 13/1, nhân viên tại Bệnh viện trọng điểm của quận Tĩnh An – một trong những quận trung tâm của Thượng Hải – đã xác nhận với The Epoch Times rằng, thực tế tất cả khách đến khoa nội tổng quát đều bị nhiễm Covid-19 và thời gian chờ đợi trung bình đối với bệnh nhân ngoại trú đã hơn một giờ.

Theo nhân viên này, bệnh viện đã hết thuốc Paxlovid, nếu có thì phải được sự đồng ý của giám đốc khoa mới được sử dụng.

Thượng Hải đối mặt với tình trạng cạn kiệt nhiều loại thuốc

Một người quản lý của một bệnh viện ở Thượng Hải nói với ấn bản tiếng Trung của The Epoch Times rằng, có 20.000 gói Paxlovid của Pfizer ở khắp Thượng Hải cho dân số hơn 24 triệu cư dân.

“Quý vị sẽ không nhận được thuốc này ngay cả khi quý vị có tiền”, ông nói.

Một số thuốc đã được nhập cảng trái phép, nhưng các bác sĩ cũng không dám sử dụng vì lo sợ rằng đó có thể là thuốc giả, ông nói.

Ông cho hay: “Những bệnh nhân không có quen biết sẽ không thể sử dụng thuốc này”.

Trong một cuộc họp báo hôm 14/1, các cơ quan quản lý y tế Thượng Hải tuyên bố đã phân bổ khoảng 60.000 gói thuốc chống virus, bao gồm Paxlovid và Azvudine. Theo hãng truyền thông nhà nước Caixin, gần 40.000 liều thuốc đã được sử dụng.

Người dùng mạng xã hội Trung Quốc cho biết, tất cả các bệnh viện ở Thượng Hải đều hết thuốc kháng virus hiệu quả.

Ông Mậu Hiểu Huy (Miao Xiaohui), trưởng khoa Bệnh Truyền Nhiễm kiêm phó chủ tịch của Bệnh viện Trường Chinh (Changzheng) Thượng Hải, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nổi tiếng ở Thượng Hải, đã đăng trên WeChat, một trang mạng xã hội của Trung Quốc, lời xin lỗi sâu sắc của ông tới những người đã nghe theo lời khuyên của ông và không dự trữ thuốc.

Khi đại dịch bùng phát vào đầu tháng 12/2022, ông đã kêu gọi những người theo dõi mình trên mạng xã hội bình tĩnh đối mặt với biến thể Omicron mà không có triệu chứng. Tuy nhiên, chỉ hai tuần sau khi gặp khó khăn trong việc tìm thuốc điều trị các triệu chứng của mình, ông ấy đã lên tiếng xin lỗi người dân.

Ông Đới Đình Long (Dai Tinglong), Giáo sư tại Đại học Johns Hopkins, người đã theo dõi chuỗi cung ứng y tế, cho biết: “Nguyên nhân thực sự của tất cả những sự thiếu hụt này là do Trung Quốc đột ngột chuyển từ chính sách Zero Covid sang chính sách Total Covid”.

Cơ quan ngôn luận của chính quyền Tân Hoa Xã đưa tin vào ngày 11/1 rằng, Cơ quan An ninh Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHSA) cho biết, có hơn 600 loại thuốc được sử dụng để điều trị Covid-19 trong danh mục bảo hiểm y tế hiện tại. Bên cạnh đó, những người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 có “nhiều lựa chọn” liên quan đến việc Pfizer và NHSA không đạt được thỏa thuận đưa Paxlovid vào chương trình chi trả bảo hiểm của Trung Quốc.

Airfinity, một công ty phân tích dữ liệu y tế có trụ sở tại London, ước tính số ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc sẽ đạt đến đỉnh điểm và kéo dài từ ngày 13/1 đến ngày 27/1 với 4,8 triệu ca mỗi ngày, theo cập nhật mới nhất của Airfinity vào ngày 19/1.

Theo The Epoch Times

Lam Giang biên dịch

Trung Quốc: Quảng Đông chi 22 tỷ USD cho chính sách Zero Covid trong 3 năm

Bệnh nhân chờ gặp bác sĩ tại một phòng khám sốt của Bệnh viện Nhân dân Đông Quản ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, vào ngày 20/12/2022. (Ảnh: VCG/VCG/Getty Images)

Ba năm dưới chính sách Zero Covid của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một thảm họa đối với tài chính địa phương.

Trong ba năm qua, tỉnh Quảng Đông ở miền nam Trung Quốc đã trực tiếp chi 22 tỷ USD cho các biện pháp ngăn chặn Covid của chính quyền trung ương, chẳng hạn như xét nghiệm hàng loạt và tiêm chủng bắt buộc.

Theo báo cáo ngân sách năm 2022 công bố ngày 12/1, tỉnh Quảng Đông – một tỉnh mạnh về kinh tế của Trung Quốc đã chi tổng cộng 146,8 tỷ nhân dân tệ (21,65 tỷ USD) cho công tác phòng chống dịch bệnh trong ba năm qua.

Từ năm 2020 đến năm 2022, chi phí cho chiến dịch phòng chống và kiểm soát dịch bệnh lần lượt là 30,278 tỷ USD (4,47 tỷ USD), 45,376 tỷ USD (6,69 tỷ USD) và 71,139 tỷ USD (10,49 tỷ USD), tăng khoảng 50% mỗi năm, theo nguồn tin từ hãng tin Caixin của Trung Quốc.

Tổng chi tiêu này vượt quá khoản đầu tư vào quỹ vi mạch bán dẫn quốc gia của Bắc Kinh – Quỹ Đầu tư Công nghiệp Vi mạch Tích hợp Quốc gia Trung Quốc (China National Integrated Circuit Industry Investment Fund – ICF), còn được gọi là Big Fun.

Big Fund được thành lập vào năm 2014 với khoản đầu tư ban đầu là 138,7 tỷ RMB (21 tỷ USD).

Gánh nặng lớn đối với tài chính địa phương

Các chính quyền địa phương ở Trung Quốc đã triệu tập nhiều phiên họp lập pháp thường niên năm 2023 để lập kế hoạch ngân sách và các mục tiêu tăng trưởng trong hai tuần đầu tiên của tháng 1. Mục tiêu của những cuộc họp này nhằm chuẩn bị cho kỳ họp chính trị quốc gia sắp tới, Kỳ họp “lưỡng hội” sẽ diễn ra vào tháng 3.

Khoản chi khổng lồ để hỗ trợ chính sách Zero Covid sẽ là một đặc điểm phổ biến trong bảng cân đối kế toán của chính quyền địa phương.

Chẳng hạn, chính quyền địa phương của Bắc Kinh đã chi gần 30 tỷ nhân dân tệ (4,5 tỷ USD) vào năm 2022 – tăng 140% so với chi tiêu của năm 2020. Thành phố đã không tiết lộ chi tiêu năm 2021 của mình trong việc ngăn chặn đại dịch Covid-19.

Tỉnh Phúc Kiến đã chi 13,04 tỷ nhân dân tệ (2 tỷ USD) vào năm 2022 – tăng 56% so với năm 2021. Các khoản phí này đã lên tới 30,5 tỷ nhân dân tệ (4,6 tỷ USD) cho tỉnh này trong ba năm qua.

Thành phố Thượng Hải đã bị phong tỏa trong hai tháng vào tháng 4 và tháng 5 năm ngoái. Theo đó, có nguồn tin cho hay, chi tiêu cho quận Tùng Giang cho chính sách Zero Covid vượt quá chi phí cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng vào năm 2022. Quận này cũng là nơi đặt nhà máy của một số gã khổng lồ sản xuất vi mạch toàn cầu, bao gồm cả TSMC và SMIC. Quận Tùng Giang đã chi 4,45 tỷ nhân dân tệ (664 triệu USD) cho các biện pháp liên quan đến Covid.

Đài CNN Business đưa tin, theo dữ liệu từ Bộ Tài chính Trung Quốc, khi kết hợp với thâm hụt của cả chính quyền trung ương và địa phương, thâm hụt tài chính lớn của Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm 2022, đạt 6,66 nghìn tỷ nhân dân tệ (944 tỷ USD), gần gấp ba lần so với một năm trước.

Nhà kinh tế Triệu Vi (Zhao Wei) ước tính rằng, thâm hụt tài khóa lớn này có thể vượt qua 10 nghìn tỷ nhân dân tệ (1,4 nghìn tỷ USD) vào năm 2022, mức lớn nhất trong lịch sử, theo đài CNN Business.

Chính sách Zero Covid thất bại

Trong một bài báo ngày 8/1, hãng truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã đã ca ngợi những điều chỉnh của ĐCSTQ trong chiến dịch chống Covid hiện nay. Điều này đã vô tình thừa nhận sự thất bại của chính sách Zero Covid trong ba năm qua, đồng thời tạo cơ hội cho ngoại giới tìm hiểu về sự thay đổi chính sách của chế độ này.

Bài báo đã đề cập đến chi phí khổng lồ của chính sách Zero Covid.

“Các trường hợp mới tiếp tục xuất hiện, tốc độ lây lan nhanh chóng ngày càng nổi bật… chính sách Zero Covid rất khó duy trì và chi phí xã hội cho việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh tăng cao”, báo cáo của Tân Hoa Xã cho biết.

Tạp chí Spectator có trụ sở tại London đã suy đoán về lý do Bắc Kinh đột ngột nới lỏng chính sách nền tảng Zero Covid: “Lần đầu tiên, chính phủ Trung Quốc dường như đã thừa nhận lý do thực sự – chính sách Zero Covid là do không thể kiểm soát được biến thể Omicron”, bài báo cho hay.

Theo The Epoch Times

Huyền Anh biên dịch

Năm 2022, Hollywood mất hơn 500 tỷ USD giá trị thị trường

Năm 2022, Hollywood mất hơn 500 tỷ USD giá trị thị trường
Những ngôi nhà bên dưới Đài thiên văn Griffith và biển hiệu Hollywood ở Los Angeles hôm 04/08/2022. (Ảnh: Mario Tama/Getty Images) Hoa Kỳ

Các hãng phim Hollywood đã mất hơn 500 tỷ USD giá trị thị trường vào năm 2022, trong đó riêng Disney đã mất 120 tỷ USD.

Ngành công nghiệp điện ảnh từng thống trị toàn cầu của Mỹ đang đối mặt với thời kỳ khó khăn phía trước.

Chính trị thức tỉnh trong lĩnh vực giải trí và sự can thiệp đối với nghệ thuật từ các chính phủ ngoại quốc như Trung Quốc cộng sản đã gây thiệt hại cho lượng người xem, khả năng sáng tạo, và các thông số tài chính.

Financial Times đưa tin, hồi tháng trước (12/2022), chỉ số chuyên theo dõi hoạt động của 30 công ty truyền thông hàng đầu thế giới Dow Jones Media Titans đã cho thấy mức lỗ 40% vào năm 2022, với tổng giá trị thị trường của các công ty này giảm từ 1.35 ngàn tỷ USD xuống còn 808 tỷ USD.

Khoản lỗ năm ngoái trong ngành giải trí đã vượt qua các khoản lỗ trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như ngân hàng, vốn đã giảm 14.5% và viễn thông, vốn đã chứng kiến ​​​​sự sụt giảm 11.2% trong doanh thu.

Các hãng phim lớn, các dịch vụ phát trực tuyến, nhà cung cấp truyền hình cáp, đài truyền hình, và các tập đoàn truyền thông khác đã mất tổng cộng 542 tỷ USD giá trị thị trường vào năm 2022.

Bất ổn kinh tế tấn công các dịch vụ giải trí thu phí

Do sự cạnh tranh ngày càng tăng cũng như chi phí gia tăng — kết hợp với lạm phát ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng dẫn đến quảng cáo chậm lại và số người đăng ký hủy đăng ký ngày càng tăng, nhiều nhà đầu tư đã rút khỏi thị trường dịch vụ phát trực tuyến từng bùng nổ một thời.

Lạm phát cao và bất ổn kinh tế đã gây thiệt hại cho ngân sách các gia đình Mỹ, với giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và năng lượng ngày càng tăng.

Trước đây trong những thời kỳ kinh tế khó khăn hơn, người tiêu dùng đã cắt giảm chi tiêu đối với các mặt hàng không thiết yếu như các chuyến đi tới rạp chiếu phim, đăng ký dịch vụ truyền hình cáp và dịch vụ phát trực tuyến, việc xem hòa nhạc, và mua album.

Các công ty phát trực tuyến đã chứng kiến ​​​​sự gia tăng số lượng người đăng ký khi đại dịch bắt đầu, do các hạn chế về phong tỏa đã thúc đẩy lượng khán giả, với cổ phần trong lĩnh vực này chứng kiến ​​​​sự bùng nổ về lợi nhuận trong hai năm.

Logo Netflix trên nóc tòa nhà văn phòng của họ ở Hollywood, California, hôm 20/01/2022. (Ảnh: Robyn Beck/AFP qua Getty Images)

Nhưng theo Financial Times, Netflix đã chứng kiến ​​hai quý liên tiếp sụt giảm chưa từng có về số lượng người đăng ký trong năm nay, với cổ phiếu sụt giảm 52% giá trị vào tháng Mười Hai, khiến công ty phải cắt giảm lực lượng lao động.

Các giám đốc điều hành tại Netflix đã mở rộng và chi hàng chục tỷ USD cho các dự án nội dung phát trực tuyến trong khi chi phí sinh hoạt tăng vọt và các tùy chọn xem thay thế bắt đầu thách thức vị thế dẫn đầu của nền tảng này.

Các hãng phim điện ảnh, hãng phim truyền hình lâu năm thua lỗ

Các công ty giải trí lâu năm đã phải đối mặt với những tổn thất nặng nề nhất vào năm 2022.

Thời kỳ này, Paramount Global chứng kiến ​​giá trị cổ phiếu của mình giảm 42%, trong khi Warner Brothers Discovery chứng kiến ​​cổ phiếu của mình giảm 62%.

Warner Brothers Discovery đang trong quá trình hợp nhất Discovery và WarnerMedia của AT&T thành một tập đoàn duy nhất tại một trong những thời điểm tồi tệ nhất trong lịch sử ngành, trong bối cảnh họ được cho là đang phải đối mặt với khoản tái cơ cấu trị giá 5.3 tỷ USD và các chi phí khác liên quan đến vụ sáp nhập lớn này.

Logo Netflix trên nóc tòa nhà văn phòng của họ ở Hollywood, California, hôm 20/01/2022. (Ảnh: Robyn Beck/AFP qua Getty Images)

Trong khi đó, công ty Walt Disney hoạt động khá tệ hại trên toàn diện, với cổ phiếu của thương hiệu hùng mạnh một thời này giảm 45% vào năm ngoái, do hiệu suất cổ phiếu tệ hơn kể từ năm 1974.

Các nhà đầu tư cho rằng đại công ty giải trí này đang phải đối mặt với những con số yếu kém trong tương lai gần, với việc CEO Bob Chapek bị sa thải vào năm ngoái, cùng với sự trở lại của cựu CEO Bob Iger.

Với việc giảm khoảng 45%, cổ phiếu của Walt Disney đang hướng tới mức giảm hàng năm lớn nhất kể từ ít nhất là năm 1974. Cổ phiếu này đã chịu nhiều áp lực hơn trong những ngày gần đây khi doanh thu từ phần tiếp theo được háo hức mong đợi của bộ phim Disney “Avatar” đã thấp so với một số ước tính vào cuối tuần công chiếu.

Các đài truyền hình truyền thống như Comcast, công ty mẹ của NBC, MSNBC, và Universal, đã chứng kiến ​​cổ phiếu của họ giảm 31% trong năm, trong khi cổ phiếu của Charter Communications giảm 53% do khách hàng ngày càng cắt giảm nội dung truyền hình cáp của họ.

Nội dung ngày càng “thức tỉnh” cũng đang ảnh hưởng đến ý định xem TV của nhiều khán giả.

Giải Oscar, được phát sóng trên ABC, chỉ có 15 triệu người xem vào năm 2022, giảm so với 46.33 triệu người theo dõi vào năm 2014, theo dữ liệu người xem.

Lượng người xem đó là một sự cải thiện khiêm tốn so với năm trước khi chỉ có 10 triệu người xem.

Trong khi đó, những bộ phim như “Top Gun: Maverick” lại thành công khi thu về 718 triệu USD chỉ riêng tại phòng vé ở Hoa Kỳ, và 770 triệu USD trên toàn thế giới, trở thành bộ phim phát hành thành công nhất trong năm.

Có vẻ như những bộ phim yêu nước và cảm động vẫn được hầu hết khán giả Mỹ yêu thích.

Ông Bryan S. Jung là người bản xứ cư trú tại thành phố New York với nền tảng về chính trị và luật. Ông tốt nghiệp Đại học Binghamton.

Nhật Thăng biên dịch

Related posts