Liên Thành
Trước khi Nga chuẩn bị xâm lược Ukraina vào đầu năm 2022, lúc này chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố hợp tác Trung-Nga “không ngừng phát triển”, thậm chí là hữu nghị “không có giới hạn”. Tuy nhiên, khi chiến tranh Nga-Ukraina nổ ra đã đặt dấu hỏi lớn cho lời bày tỏ này. Một số chuyên gia cho rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin không nhận được sự ủng hộ như mong muốn từ Trung Quốc, bởi lợi ích của Bắc Kinh nằm ở việc sử dụng tài nguyên của Nga, nếu Nga thua trong cuộc chiến này, khả năng Matxcova trở thành chư hầu của Trung Quốc sẽ thành hiện thực.
Theo báo cáo của tờ DW của Đức, Tiến sĩ Michael Paul, chuyên gia về các vấn đề Nga và an ninh tại Quỹ Khoa học và Chính trị Berlin, đã đề cập trong một cuộc phỏng vấn độc quyền rằng một năm trước, giới lãnh đạo Trung Quốc đã ca ngợi mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga là “hữu nghị không giới hạn”, nhưng khi Nga phát động một cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” đối với Ukraina. Thì cho đến nay, ông Putin vẫn chưa nhận được sự ủng hộ như mong muốn từ Trung Quốc.
Ông Paul cho biết vẫn chưa rõ chính xác Trung Quốc và Nga đã xây dựng tình hữu nghị này như thế nào. Ví dụ, trong hợp tác giữa Trung Quốc và Nga, hợp tác hàng hải là khá đơn phương, có thể nói Bắc Kinh đã được hưởng lợi rất nhiều từ kinh nghiệm và công nghệ của Nga. Tuy nhiên, hầu như Nga không nhận lại được lợi ích nào từ Trung Quốc; còn về mặt trao đổi công nghệ vũ khí, có rất ít tương tác giữa hai nước.
Ông Paul đặc biệt nhấn mạnh rằng chính quyền TQ đột nhiên đứng về phía kẻ xâm lược, nhưng một kẻ xâm lược can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền hoàn toàn không thể là vì lợi ích của Trung Quốc. Nga tuần này thông báo rằng ông Putin mời ông Tập thăm Mát-xcơ-va vào mùa xuân năm nay, nhưng việc Bắc Kinh chậm trả lời công khai dường như phản ánh một mối quan hệ hoàn toàn thực dụng không tuân theo các nguyên tắc rõ ràng và luôn nhìn vào những gì đối phương đang làm để làm cơ sở cho các quyết định của mình.
Ông Paul cho rằng nếu Nga thua trận. Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một đối tác suy yếu, vì vậy một số người nghĩ rằng Nga sẽ trở thành chư hầu của Trung Quốc, và khả năng này là hoàn toàn có thể. Nhưng trong mọi trường hợp, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga sẽ có nhiều khó khăn hơn trong tương lai. Bản thân ông Tập Cận Bình không muốn thấy đối tác của mình ngang nhiên phát động chiến tranh mà không báo tin cho mình, đặt Trung Quốc vào một tình thế lúng túng trên trường quốc tế.
Đối với lợi ích chung của Trung Quốc và Nga về địa chiến lược và kinh tế, ông Paul cho biết có ý kiến cho rằng Nga sẽ trở thành “trạm xăng dầu của Trung Quốc”. Và điều mà Bắc Kinh quan tâm tất nhiên là sử dụng các nguồn tài nguyên của Nga, bao gồm dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và nguyên liệu thô, cũng như các tuyến vận tải biển phía Bắc. Nhưng đến thời điểm này, có thể thấy mối quan hệ hai bên không suôn sẻ.
Ông Paul chỉ ra thêm rằng trong năm qua, không một tàu buôn nào của Trung Quốc đi qua tuyến đường thủy Bắc Cực, điều này đã không xảy ra trong một thời gian dài. Trước hết, Trung Quốc nhận thức rất rõ mối quan hệ phức tạp và mâu thuẫn xung quanh tuyến đường thủy này, bởi vì ai cũng biết rằng ông Putin đang cố gắng xây dựng nó thành Kênh đào Xuy-ê của Nga. Thứ hai, Trung Quốc không muốn mạo hiểm và trở thành mục tiêu của lệnh trừng phạt của phương Tây. Ngoài ra, lợi ích thương mại hiện tại của tuyến đường này không lớn, và chi phí công nghệ và thủ tục đã khiến các công ty phương Tây mất hứng thú với nó.