Nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa khởi sắc, sự kết hợp giữa áp lực bên trong và bên ngoài đã dẫn đến những triển vọng đáng lo ngại. Các khu vực ngoại thương quan trọng như Giang Tô, Chiết Giang và Thượng Hải, cũng ngừng tuyển lao động đáng kể, vốn nước ngoài như Kyocera của Nhật Bản đã rút đi, Trung Quốc không còn là công xưởng của thế giới.
Hiện chính quyền Bắc Kinh vẫn hy vọng áp dụng mô hình kích thích kinh tế thông qua đầu tư. Điều này đã làm giảm kỳ vọng của ngoại giới về việc nền kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi sau khi thay đổi chính sách phòng chống dịch bệnh “Zero-COVID”, và các nhà đầu tư quốc tế cũng vì thế mà thay đổi chiến lược đầu tư của họ.
Tuy nhiên, áp lực bên ngoài ngày càng gia tăng, chính quyền Biden trong tuần này đã long trọng tuyên bố sẽ áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt để ngăn Nga phát động chiến tranh ở Ukraine. Nhưng trọng tâm của Chính phủ Mỹ đang ngày càng chuyển sang việc Bắc Kinh cung cấp vật tư dân sự và quân sự cho Moscow.
Trung Quốc là một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới các sản phẩm từ điện tử, máy bay không người lái đến phụ tùng ô tô. Sự thực đã chứng minh, Trung Quốc là đối tác kinh tế quan trọng của Nga. Dữ liệu thương mại từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đã cung cấp cho Nga rất nhiều sản phẩm dùng cho mục đích dân sự hoặc quân sự, bao gồm nguyên liệu thô, điện thoại thông minh, xe cộ và chip máy tính.
Vốn nước ngoài cũng liên tục rút khỏi Trung Quốc, từ năm ngoái đến nay, nhiều công ty nước ngoài tại Trung Quốc lần lượt rút khỏi Trung Quốc, và chuyển sang các nước như Việt Nam, v.v.
Ông Hideo Tanimoto, chủ tịch của công ty Kyocera, nhà sản xuất chất bán dẫn nổi tiếng thế giới, cho biết mô hình kinh doanh sản xuất tại Trung Quốc và xuất khẩu ra nước ngoài không còn khả thi, Trung Quốc không còn phù hợp để tiếp tục là công xưởng của thế giới.
Theo tờ Financial Times của Anh, khi nói về lệnh cấm của Mỹ, ông Hideo Tanimoto cho rằng nếu các nhà sản xuất thiết bị chip ngừng cung cấp sản phẩm cho Trung Quốc, thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến đơn đặt hàng của công ty, dưới lệnh hạn chế của Mỹ, sản phẩm của Kyocera chỉ có thể sản xuất ở Trung Quốc và bán ở Trung Quốc, không thể xuất khẩu ra nước ngoài sau khi sản xuất ở Trung Quốc. Do đó công ty đã chuyển một số dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và Thái Lan.
Một vòng trừng phạt mới của Mỹ đối với Trung Quốc sắp diễn ra và ngày càng có nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang cân nhắc rút lui.
Ngày 24/2, theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, các thành viên lưỡng đảng của Hạ viện Mỹ đã đề xuất một dự luật mới, nhằm cung cấp hỗ trợ kinh tế nhanh chóng cho các đối tác và đồng minh đang đối mặt với sự cưỡng ép kinh tế của chính quyền Bắc Kinh, đồng thời yêu cầu chính quyền Bắc Kinh phải hành xử có trách nhiệm.
Việc vốn nước ngoài rút khỏi Trung Quốc cũng được phản ánh trong số liệu chính thức, theo thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc về tổng giá trị xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các tỉnh thành tính đến tháng 11/2022, trong đó kim ngạch xuất khẩu của thành phố Thâm Quyến giảm 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái, tỉnh Giang Tô giảm 4,3%, tỉnh Chiết Giang giảm 3,8% và Thượng Hải tăng nhẹ 0,2%.
Áp lực nội bộ của nền kinh tế Trung Quốc cũng đang gia tăng, xuất khẩu ngoại thương mà chính phủ dựa vào cũng đáng lo ngại. Tầng tầng container xếp lên nhau tại cảng Diêm Điền (Yantian) của Thâm Quyến đang phủ đầy bụi, các container rỗng đang ở mức cao nhất trong 29 năm qua. Các cảng lớn khác như Ninh Ba và Thiên Tân cũng gặp tình trạng tương tự.
Sau khi Tết cổ truyền Trung Quốc kết thúc, sự phục hồi việc làm mà chính phủ mong đợi vẫn chưa diễn ra như mong đợi, một lượng lớn công nhân cổ trắng và lao động nhập cư đang tìm việc vẫn chưa tìm được việc làm. Tình hình việc làm ảm đạm, lòng tin của người dân suy sụp, có quan chức lấy ví dụ, có huyện tuyển 10 giáo viên, kết quả gần 3.000 người đăng ký. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh không có biện pháp cứu trợ, trong khi dữ liệu kinh tế không thật so với tình hình thực tế. Tất cả điều này phản ánh hoàn cảnh khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc.
Theo một báo cáo của Đài Á châu Tự do vào ngày 23/2, Thâm Quyến, từng là thành phố năng động nhất về kinh tế ở Trung Quốc, đang mất đà phát triển khi một số lượng lớn các công ty chuyển địa điểm hoặc đóng cửa. Tại khu vực đồng bằng sông Dương Tử, một nơi có hoạt động kinh tế sôi nổi khác, hơn 90% doanh nghiệp chế xuất đã ngừng tuyển dụng lao động sau dịp nghỉ Tết Âm lịch năm nay. Một doanh nhân tham gia vào lĩnh vực gia công các sản phẩm ngoại thương ở Tô Châu cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng do tác động của cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ và các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, các công ty đã đẩy nhanh tốc độ di chuyển chuỗi cung ứng của họ ra nước ngoài. Mỹ đang cố gắng tách rời liên kết một cách toàn diện với Trung Quốc, và các nhà xuất khẩu trong nước nhận được đơn đặt hàng giảm khoảng 90% so với cùng kỳ năm ngoái, “Lần này (Mỹ) chắc chắn sẽ tách rời sự liên hệ (với Trung Quốc), điều này sẽ ảnh hưởng lớn (đến ngành ngoại thương trong nước Trung Quốc)”.
Lý Chính Hâm, Vision Times