Trong khi các ngân hàng đang vỡ ra, Tổng thống Joe Biden vẫn say sưa kể về thành tựu chống biến đổi khí hậu. Tỷ phú Elon Musk nhắc nhở Nhà trắng nên quay về với vấn đề thực tại và cấp bách hơn: ‘các ngân hàng đang tan ra’, bắt đầu từ các ngân hàng thân thiện với tiền mã hoá.
Chỉ số giá đồng tiền mã hoá đình đám nhất thị trường là Bitcoin (BTC), đã đột ngột tăng trở lại 17,28% trong tháng qua khi cuộc khủng hoảng ngân hàng do Ngân hàng Thung lũng Silicon dẫn đầu. Không chỉ Bitcoin tăng, hai đồng tiền mã hoá có vị trí thứ hai và thứ ba trong bảng xếp hạng của thị trường này là Ether và Binance cũng lần lượt tăng 7,1% và 5,2%. Mặc dù vậy, so với cùng kỳ 2022, cả 3 đồng tiền đình đám nhất này đã lần lượt mất tới -38%, -44% và -25%, bảng số liệu cập nhật theo thời gian của Trading Economics cho thấy.
Lý lẽ của thị trường tiền mã hoá tăng trở lại khi hệ thống NHTM đang sụp đổ bởi dính líu đến tiền mã hoá được Forbes bình luận rằng do thị trường lo ngại siêu lạm phát.
Thực ra, lạm phát đã bắt đầu suy giảm sau chính sách tiền tệ diều hâu của Fed. Điều thị trường lo ngại không phải là lạm phát mà là lãi suất khiến các tài sản đầu cơ, các khoản vay trở thành gánh nặng cho các nhà đầu tư và nền kinh tế. Lúc này, bán tháo tài sản, vỡ nợ và sụp đổ ngân hàng là tất yếu.
Việc tiền mã hoá đột ngột tăng trở lại khi ngân hàng khủng hoảng có thể do tâm lý thị trường lo ngại về sự đổ vỡ sâu rộng hơn khiến các đồng tiền mạnh trở nên suy yếu do phải vay nợ để giải cứu.
Ngoài ra, sự đổ vỡ của 3 ngân hàng thương mại vừa và nhỏ của Mỹ cũng làm dấy lên kỳ vọng Mỹ sẽ chậm lại đà tăng lãi suất hoặc xoay chiều chính sách lãi suất năm 2022; điều này có lợi cho các thị trường đầu cơ như tiền ảo. Và kỳ vọng này đã làm thị trường tiền ảo hưng phấn trong tuần qua.
Ngày 22/3 vừa qua, Hội đồng tiền tệ mở liên bang Hoa Kỳ FMOC đã phát đi thông điệp tiếp tục tăng lãi suất 0,25%, mức tăng nhẹ hơn như kỳ vọng của thị trường. Dù vậy, đây không phải là một quyết định ngừng tăng hay xoay chiều chính sách tiền tệ như thị trường kỳ vọng.
Bởi vậy, đà sụt giảm của tiền ảo và sự mong manh của nó trước các quyết định chính sách của chính phủ Mỹ vẫn là một câu hỏi ngỏ.
Giờ đây, tỷ phú Tesla, Elon Musk, đã nhúng tay vào cuộc tranh luận, gửi lời cảnh báo tới tổng thống Mỹ Joe Biden sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tăng lãi suất trở lại.
“Các ngân hàng đang bị tan ra”, ông Musk đã bình luận vào một bài đăng trên Twitter của ông Biden đề cập đến những thành tựu về biến đổi khí hậu của chính quyền ông trong năm đầu tiên ông nắm quyền.
Chính quyền ông Biden đã quan tâm tới thành tích biến đổi khí hậu mà lờ đi cuộc khủng hoảng đang lao và tâm bão; cuộc khủng hoảng mà được nhiều nhà đầu tư, nhà kinh tế học khẳng định rằng nó sẽ “lớn chưa từng có”. Lời nhắc nhở của tỷ phú Elon Musk chỉ muốn kéo chính quyền tổng thống Joe Biden trở về với thực tại, các vấn đề thiết yếu hơn mà thôi
Ba ngân hàng Hoa Kỳ—Ngân hàng Thung lũng Silicon, Ngân hàng Signature Bank và Ngân hàng Silvergate —đều đã sụp đổ trong tháng này, một phần do lãi suất tăng làm mất giá trị trái phiếu mà họ nắm giữ. Cả Silvergate và Signature đều thân thiện với các công ty bitcoin và tiền điện tử, điều này thúc đẩy suy đoán rằng sự sụp đổ của các ngân hàng này bằng cách nào đó được kích hoạt bởi sự tham gia của họ vào không gian tiền điện tử.
Cổ phiếu Ngân hàng First Republic Bank FRC -6% đã rớt 90% giá trong tháng trước, giảm một lần nữa trong tuần này do các báo cáo rằng có thể cần phải huy động thêm vốn, họ đang được các đối thủ lớn hơn ném một chiếc phao cứu sinh trị giá 30 tỷ USD. Ở châu Âu, Credit Suisse trong tình trạng căng thẳng dài hạn đã được bán vội vàng cho đối thủ UBS trong một thỏa thuận định giá cho ngân hàng này chỉ bằng một phần nhỏ so với giá trị của nó chỉ vài tuần trước.
Tuần này, phát biểu sau khi Fed tăng lãi suất lần thứ 9 liên tiếp, chủ tịch Jerome Powell đã mô tả ngân hàng Thung lũng Silicon là “ngoại lệ” và hệ thống tài chính nói chung vẫn mạnh mẽ.
Thị trường bitcoin và tiền điện tử đã sụp đổ cùng với thị trường chứng khoán kể từ khi Fed cho biết vào cuối năm 2021 rằng họ sẽ bắt đầu tăng lãi suất và thắt chặt chính sách tiền tệ để làm chậm lạm phát. Giá bitcoin đã giảm từ mức cao nhất gần 70.000 USD/BTC xuống mức thấp dưới 20.000 USD, trong khi giá ethereum và các loại tiền điện tử lớn khác cũng chứng kiến sự sụt giảm tương tự.
“Sau sự sụp đổ của Silvergate , Ngân hàng Thung lũng Silicon và Ngân hàng Signature Bank, Fed đã giảm bớt những lời lẽ hung hăng, đây là một tín hiệu tích cực cho thị trường tài chính mặc dù cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh”, ông Ilya Volkov, giám đốc điều hành của nền tảng fintech quốc tế YouHodler có trụ sở tại Thụy Sĩ, cho biết trong các bình luận gửi qua email cho Forbes khi thêm rằng giá bitcoin và tiền điện tử đã tăng tốt trong thời gian gần đây.
“Tác động tích cực cũng được thấy rõ trên thị trường trái phiếu. Chênh lệch lợi tức giữa trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm, chỉ số chính cho các chuyên gia tài chính, đã giảm đáng kể trong thời gian gần đây. Vì vậy, việc Fed tăng 25 điểm cơ bản trong tương lai là đã sẵn sàng về mặt giá cả”, ông Volkov viết.