Liên Thành
Vào tối ngày 27 tháng 3, đã thông qua hai dự luật quan trọng: Hạ viện đã thông qua Đạo luật “Trung Quốc không phải là quốc gia đang phát triển” với 415 phiếu thuận và 0 phiếu chống. Bên cạnh đó, cũng thông qua một dự luật khác, kêu gọi chấm dứt cưỡng bức thu hoạch nội tạng người và quy trách nhiệm cho những tên tội phạm trong đó có cả đảng viên ĐCSTQ liên quan đến cưỡng bức thu hoạch và buôn bán nội tạng người, với 413 phiếu thuận và 2 phiếu chống.
ĐCSTQ đã rất chú ý đến toàn bộ tiến trình hình thành các dự luật của Quốc hội Hoa Kỳ, đặc biệt hai dự vừa nêu là những dự luật liên quan đến sự tồn vong và an nguy của ĐCSTQ.
Chuyên gia các vấn đề thời sự gốc Hoa – Giang Phong đã có bài bình luận và chỉ ra sự lợi hại của 2 dự luật này, trực tiếp đe dọa sự tồn vong của ĐCSTQ như thế nào. Sau đây là những nội dung chính trong bài viết của ông.
Đạo luật “Trung Quốc không phải là một quốc gia đang phát triển” thực sự đã được Thượng viện đưa vào dự luật như một điều khoản bổ sung của Nghị định thư Montreal trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump vào năm 2018. Nội dung chính của “Nghị định thư Montreal” là gì? Đó là cùng nhau thúc đẩy khí hậu toàn cầu và bảo vệ môi trường, trong thỏa thuận khí hậu toàn cầu, các nước phát triển nên đóng góp tiền để giúp các nước đang phát triển giảm lượng khí thải ô nhiễm không khí.
Vấn đề lớn nhất ở đây là bản thân Trung Quốc. Trung Quốc có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, đồng thời cũng là quốc gia có lượng khí thải nhà kính lớn nhất trên thế giới, nhưng lại hoàn toàn phớt lờ trước vấn đề bảo vệ môi trường trong phát triển sản xuất. Quốc gia này tận dụng lợi thế to lớn về sản xuất với chi phí thấp, chiếm lợi của cả thế giới, nhưng lại nhận những khoản trợ cấp khổng lồ từ các nước phát triển. Khi đề cập đến lợi ích của chính mình, chẳng hạn như giảm phát thải khí nhà kính và tiếp cận thị trường, ĐCSTQ khẳng định rằng nó vẫn là một “quốc gia đang phát triển”.
Dưới thời tổng thống Trump, ông ta đã bắt đầu truy đuổi ĐCSTQ bằng cách phá vỡ sự mất cân bằng trong thương mại toàn cầu. ĐCSTQ không những chiếm lợi mà còn “giấu mình chờ thời”, “làm giàu trong im lặng”. Không chỉ kiếm tiền từ các nước phát triển mà còn nhận trợ cấp từ các nước đang phát triển. Với món tiền hàng nghìn tỷ đô la đó, họ dùng để tài trợ cho các quốc gia ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh để tăng tầm ảnh hưởng toàn cầu của mình và tham dự vào sáng kiến ”Một vành đai, Một con đường”, quay ngược lại gây nguy hiểm an ninh cho các nước phương Tây.
Vào năm 2018, Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua một sửa đổi nhằm chấm dứt tình trạng này, và đến nay đã được 5 năm. Trong 5 năm qua, cộng đồng quốc tế đã hứng chịu quá đủ. ĐCSTQ vẫn tiếp tục lừa dối thế giới, gồm cả việc Tập Cận Bình gọi điện thoại cho Biden nhiều lần, tham gia họp trực tuyến tại các hội nghị quốc tế và giảm lượng khí thải ô nhiễm trên Trái đất là điều quan trọng nhất mà Bắc Kinh đã cam kết. Tuy nhiên, những cam kết này chưa bao giờ thực hiện. Toàn bộ khu vực phía Bắc Trung Quốc, bao gồm cả Bắc Kinh, và thậm chí cả Hàn Quốc và Nhật Bản ở vùng hạ lưu phía tây đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi sương ô nhiễm và bão cát. Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào than đá vốn là một nguồn nhiên liệu cấp thấp.
“Đạo luật Trung Quốc không phải là một quốc gia đang phát triển” được thông qua vào ngày 27 đúng như dự đoán. Vài giờ sau khi Quốc hội thông qua hai dự luật, Tân Hoa Xã của ĐCSTQ và các phương tiện truyền thông lớn đã đưa ra những công bố khôi hài về cái gọi là báo cáo về vi phạm nhân quyền ở Hoa Kỳ do Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước công bố vào ngày 28. Phương tiện truyền thông của đảng đã nhanh chóng đưa ra các bình luận, nói rằng đây là sự trả thù do Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua “Đạo luật Trung Quốc không phải là một quốc gia đang phát triển”.
Đây quả là một trò hề cho thiên hạ! Sau những dự luật này sẽ có hàng loạt các biện pháp cụ thể thực sự khiến nó-ĐCSTQ- mất đi nguồn cung dinh dưỡng. ĐCSTQ đòi mắng nhân quyền ở Hoa Kỳ, đây không phải là đảo lộn trắng đen sao? Cái gọi là báo cáo nhân quyền của ĐCSTQ thực chất là một trò mắng nhiếc chợ búa. Văn phòng Thông tin của Hội đồng Nhà nước lại đi công bố một báo cáo chỉ trích nhân quyền ở Hoa Kỳ thay vì trực tiếp trả đũa những lời chỉ trích và trừng phạt của Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền của ĐCSTQ. Nhìn lại lần nữa, Quốc hội đã thông qua hai dự luật quan trọng, tại sao những bình luận và các phương tiện truyền thông của đảng chỉ đề cập đến “Đạo luật Trung Quốc không phải là một quốc gia đang phát triển” mà không phải là “Đạo luật chấm dứt mổ cướp nội tạng cưỡng bức” chống lại ĐCSTQ? Hóa ra ở đây có bí mật!
ĐCSTQ từ lâu đã tuyên truyền và tẩy não rằng Hoa Kỳ muốn ngăn chặn cái gọi là một quốc gia đang phát triển của Trung Quốc vì Mỹ sợ rằng Trung Quốc sẽ trở nên lớn mạnh, và Mỹ muốn người dân Trung Quốc chịu khổ, chịu tội gấp đôi. Phát biểu rất hay, nếu có thể chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng và xử phạt các quan chức ĐCSTQ có liên quan, đây là việc nói ra là khiến người ta phải vui mừng. Dân chúng đều sẽ nói: Hoa Kỳ lẽ ra nên hành động từ lâu, và sẽ không có sự việc đáng quan ngại như vụ Hồ Tân Dư, sẽ không có bệnh viện cấy ghép nội tạng nào trên cả nước, và sẽ không có một lượng lớn trẻ em ở thành thị và nông thôn mất tích.
Đây mới chính là điều luật là nhắm vào sự tà ác của ĐCSTQ. Nói cách khác, cái gọi là Báo cáo Nhân quyền Hoa Kỳ năm 2022 của Bắc Kinh được đưa ra quá vội vã đến mức trực tiếp đối lập với dự luật thứ hai. Tuy vậy, Bắc Kinh không dám nói thẳng mà chỉ dám chỉ tay vào mũi của đối phương rồi nói không phải tôi mắng bạn đâu. Trong tâm nó hoảng loạn, sợ nhân dân biết được sự thật của nó.
Vì sao Quốc hội Mỹ nhất trí thông qua “Đạo luật Trung Quốc không phải là nước đang phát triển”?
Bởi vì ĐCSTQ đã làm lung lay và tấn công vào tư tưởng người cầm quyền của cả hai đảng trong việc thao túng địa vị của các nước đang phát triển. Người đề xuất dự luật, Nghị sĩ Young Kim từ khu vực bầu cử thứ 39 của California, là một đảng viên Đảng Cộng hòa. Trọng tâm trong đề xuất của bà là đảm bảo sự công bằng của thương mại tự do và chống lại sự phá vỡ trật tự quốc tế do ĐCSTQ làm ra và gây nguy hiểm cho an ninh quốc tế. “Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chiếm 18,6% nền kinh tế toàn cầu, chỉ đứng sau Hoa Kỳ về quy mô. Hoa Kỳ được coi là một quốc gia phát triển, Trung Quốc cũng nên như thế,” bà nói.
Bà Young Kim cũng chỉ trích chính phủ Trung Quốc đã lợi dụng vị thế là một quốc gia đang phát triển để tiếp tục thao túng hệ thống quốc tế và tước đoạt tài nguyên của các quốc gia thực sự cần sự giúp đỡ. ĐCSTQ sử dụng vị thế là quốc gia đang phát triển của mình để xin viện trợ đồng thời lại cho vay từ các tổ chức quốc tế. Nó chi hàng nghìn tỷ đô la cho các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển như một phần của chương trình ngoại giao bẫy nợ, Sáng kiến vành đai và con đường.
Từ phía đảng Dân chủ, trong bài phát biểu của Dân biểu Susan Wilder, đến từ Pennsylvania, người đã kêu gọi các nhà lập pháp ủng hộ dự luật lưỡng đảng, bà cáo buộc Trung Quốc “sử dụng vị thế là một quốc gia đang phát triển để trốn tránh trách nhiệm quốc tế của mình. ĐCSTQ là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới. Thế mà trong suốt thời gian qua, họ lại thông qua việc truy tìm, giành lấy sự phát triển từ các hiệp ước và tổ chức quốc tế hòng trốn tránh trách nhiệm phải làm nhiều hơn là giải quyết biến đổi khí hậu”.
Trên thực tế, không chỉ các nghị sĩ của hai đảng ở Hoa Kỳ thống nhất về quan điểm của họ, mà còn có thể thấy từ các bình luận trên Internet rằng những lời dối trá của ĐCSTQ đã dần bị người dân vạch trần trong những năm qua. Cư dân mạng nói đùa rằng: “Giấc mơ về một quốc gia bá chủ” kéo dài nửa thế kỷ của Trung Quốc cuối cùng đã trở thành sự thật. Một người khác nói, cái ngày mà “bắt kịp Anh, vượt qua Mỹ” này cuối cùng cũng tới rồi. Cũng có người phản ứng: Thật không hiểu tại sao nước ta lại phản đối, người ta công nhận mình là nước phát triển, lớn mạnh, thế thì chẳng phải là một chuyện tốt trên đời sao? Còn có bạn trẻ hiểu vấn đề này một cách tinh tế hơn: Bạn có thể kiếm được 9.000 tệ mỗi ngày bằng cách mở một quầy hàng trên đường phố, đây là một quốc gia phát triển.
Cho dù là thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ hay tin nhắn trực tuyến, đều có một ẩn ý chung, đó là: Trung Quốc với tư cách là một quốc gia đang phát triển nhận được tất cả các khoản trợ cấp còn những người dân phổ thông Trung Quốc thì không được hưởng một chút lợi ích nào. Những trợ cấp đó vốn là để giúp đỡ các nước kém phát triển, hình thành khả năng cạnh tranh bình đẳng với các nước phát triển, nhưng lại bị vơ vét bởi giới cầm quyền của ĐCSTQ và được chế độ ĐCSTQ sử dụng để mở rộng lãnh thổ chính trị của chính nó.
Những tác động trực tiếp nếu việc thu hồi danh hiệu quốc gia đang phát triển của Trung Quốc sẽ như thế nào?
Tác động trực tiếp của việc thu hồi danh hiệu nước đang phát triển bao gồm:
1) Ngân hàng Thế giới (hoặc ADB) sẽ giảm hoặc hủy bỏ các khoản vay lãi suất thấp/không lãi suất cho Trung Quốc.
2) Hủy bỏ các ưu đãi thuế quan bất bình đẳng. Ví dụ, ô tô Trung Quốc xuất khẩu sang châu Âu và Hoa Kỳ được miễn thuế, nhưng giá ô tô châu Âu và Mỹ vào Trung Quốc tăng gấp đôi thuế, điều này nên bị hủy bỏ. Bạn có nghĩ rằng người dân Trung Quốc sẽ phải gặp bất lợi hay được hưởng lợi từ điều này?
3) Hủy bỏ bảo hộ thương mại trong một số lĩnh vực thuộc sở hữu của các nước đang phát triển, bãi bỏ các hạn chế tiếp cận thị trường. Mọi người còn nhớ cách đây một thời gian ở Pháp có một tiểu phấn hồng, khi nhìn thấy một Ngân hàng Trung Quốc trên đường phố lại phấn khích đến mức suýt khóc. Đó là một sự thiếu hiểu biết và thực sự nên cảm thấy hổ thẹn bởi vì thế giới không có hạn chế nào đối với việc tiếp cận Trung Quốc. Ngân hàng Trung Quốc có thể mở bao nhiêu tùy ý trên thế giới, nhưng các tổ chức tài chính quốc tế bị hạn chế ở mọi nơi ở Trung Quốc. Đây là lợi dụng người khác, lấy của người khác mà còn không biết xấu hổ sao?
4) Hỗ trợ kỹ thuật từ nhiều nước phát triển cho các nước đang phát triển sẽ không còn được chu cấp như bình thường nữa. Trong đó bao gồm một số lượng lớn các công nghệ cơ sở hạ tầng y tế, truyền thông và cái gọi là công nghệ cơ sở hạ tầng tốc độ Trung Quốc.
5) Về trách nhiệm bảo vệ môi trường và trách nhiệm giảm thiểu khí thải carbon trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, quy mô và thời hạn của các nước đang phát triển khác với các nước phát triển, việc hủy bỏ địa vị của nước đang phát triển có nghĩa là toàn bộ chi phí cho nguồn năng lượng dùng cho việc sản xuất phát triển phải tăng cao.
Lợi thế về trợ cấp xuất khẩu và bán hàng giá rẻ trong hầu hết các ngành sẽ biến mất chỉ sau một đêm. Sự khốn khổ hiện nay của nền kinh tế Trung Quốc không thể che đậy bằng các số liệu thống kê, cuộc sống vốn đã không dễ dàng gì, nay lại bị gán cái mác quốc gia phát triển, điều này dẫn đến việc ách thống trị của ĐCSTQ sẽ bị đe dọa.
17 năm sau khi nạn thu hoạch nội tạng sống do ĐCSTQ gây ra bị phanh phui, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua “Đạo luật Ngừng Mổ cướp Nội tạng Cưỡng bức”
Hãy chuyển sang dự luật thứ hai của Quốc hội Hoa Kỳ, Đạo luật Ngừng Mổ cướp Nội tạng Cưỡng bức. Đây là Quốc hội Hoa Kỳ giúp người dân Trung Quốc thúc đẩy quyền có cuộc sống đàng hoàng và an toàn theo Tuyên ngôn Nhân quyền. Quy trách nhiệm cho những thủ phạm, bao gồm cả các thành viên của ĐCSTQ, tham gia vào việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng và buôn bán người. Điều luật này là vì mục đích này.
Khi các học viên Pháp Luân Công vạch trần và phát động một cuộc điều tra và truy quét việc “mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ”, đối mặt với sự thật phũ phàng, lúc đó có mấy ai có thể tin vào việc này?. Dù đã mười bảy năm đã trôi qua, cùng với sự nghi ngờ và nguyền rủa ác ý từ những người khác, tội ác của ĐCSTQ vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Cấy ghép tạng, là hy vọng sống do cái gọi là tiến bộ y học hiện đại mang lại. Là phúc lành dẫn cho một cuộc sống mới, là một mối quan hệ cho và nhận. Phúc lành này tuyệt không thể được dựa trên sự tước đoạt mạng sống của người khác, chắc chắn không phải đến từ việc cướp và đoạt.
Dân biểu Smith cho biết dự luật nhằm trấn áp “ngành công nghiệp tàn ác” lấy cắp nội tạng của những người trẻ tuổi do ĐCSTQ đứng sau. “Hàng năm, dưới thời Tổng Bí thư Tập Cận Bình và ĐCSTQ, có từ 60.000 đến 100.000 nạn nhân trẻ tuổi – trung bình 28 tuổi – bị giết hại một cách tàn nhẫn để lấy nội tạng”.
“Các nhóm dân tộc bị nhắm vào như là mục tiêu để mổ cướp nội tạng hàng loạt phải kể đến là người Duy Ngô Nhĩ- những người đang phải hứng chịu nạn diệt chủng đang diễn ra, và các học viên Pháp Luân Công, những người tập luyện và thiền định ôn hòa — và có sức khỏe rất tốt — khiến họ trở thành đối tượng lý tưởng để ghép tạng”, “ĐCSTQ tuyên bố họ là một ‘tà giáo’, thích hợp để tàn sát”.
Câu chuyện Steve Jobs cấy ghép gan: Mọi sự sống đều bình đẳng.
Nghĩ đến một câu chuyện nhỏ có nhân vật chính quen thuộc với mọi người,
Đầu năm 2009, Chủ tịch Apple Steve Jobs được chẩn đoán mắc bệnh xơ gan giai đoạn cuối. Bác sĩ nói với ông ấy rằng phải tiến hành ghép gan ngay lập tức để cứu mạng ông ấy. Ông đã đồng ý với thủ thuật cấy ghép gan nhưng Trung tâm cấy ghép gan California- nơi ông đang ở- có rất nhiều người chờ đợi. Luật pháp Hoa Kỳ quy định có thể đăng ký ở cả các tiểu bang, nhanh nhất là ở Tennessee. Vì vậy, tỷ phú nổi tiếng nhất thế giới bắt đầu chờ đợi trong một khoảng thời gian dài. Vợ ông ấy mở trang web mỗi đêm để xem tiến trình xếp hàng, đó là một danh sách hoàn toàn công khai và cho dù bạn là tổng thống hay một người vô gia cư, thì bạn cũng đang dần tiến lên cho đến khi tới lượt.
Có người đã tìm gặp ông Doerr, giám đốc bệnh viện và hy vọng rằng ông giám đốc sẽ để Steve Jobs có một suất. Sau khi nghe điều này, ông ấy đã vô cùng ngạc nhiên: Cái này sao có thể được, ông Jobs cấy ghép trước, còn những người khác thì sao? Mọi sinh sống đều bình đẳng mà. Có người còn tiếp cận Thống đốc Tennessee Phil Bredesen với những lời ngụy biện ấy, rằng Steve Jobs có đủ khả năng chi trả, ông ấy là người có cống hiến xuất sắc cho nhân loại, v.v. Câu trả lời của Bredesen cũng giống như vậy: Tất cả sự sống đều bình đẳng, tôi không thể, tôi e rằng chỉ có Chúa mới có đặc quyền này.
Thế là có người đã tìm đến gặp Steve Jobs: Sao anh không dùng tài nguyên của mình, anh có quen biết mà, và sau đó, rồi chúng ta chỉ cần tiêu một chút tiền? Câu trả lời của Jobs cũng giống như vậy: Chúa ơi, anh đang nói về cái gì vậy, sinh mệnh của tôi cũng giống như sinh mệnh của bao người khác.
Sáu tuần sau, Steve Jobs cuối cùng cũng có một lá gan để cấy ghép. Tuy nhiên, do thời gian chờ đợi quá lâu, tế bào ung thư của Jobs đã di căn. Ca cấy ghép này chỉ kéo dài tuổi thọ của Jobs thêm hơn 2 năm. Trước khi mổ, bác sĩ phải đeo mặt nạ để gây mê cho Jobs, đột nhiên ông ấy không muốn phẫu thuật nữa khiến mọi người rất bất ngờ. Chuyện gì đã xảy ra với vị tỷ phú này? Jobs nói rằng thiết kế của mặt nạ dưỡng khí quá tệ nên ông ấy muốn thay cái khác. Cuối cùng, sau khi thay qua năm chiếc, ông miễn cưỡng chấp nhận một cái khi nghe những lời cầu xin của vợ, nhưng ông luôn tin rằng chiếc mặt nạ đáng lẽ ra nên được làm với chất lượng tốt hơn.
Đây là Steve Jobs, luôn có yêu cầu cao về chất lượng cuộc sống. Vào hai năm cuối đời ông vẫn phát triển thêm nhiều sản phẩm sáng tạo cho Apple cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời. Một đất nước tốt có thể tạo ra một hệ thống xã hội công bằng và minh bạch để hạn chế lòng tham của con người, nhưng để đạt được sự thăng hoa trong cuộc sống và thậm chí xả bỏ sinh tử. Loại dũng khí này chỉ có thể đến từ ánh sáng của niềm tin, bởi vì nó có thể chạm đến nơi sâu thẳm trong nội tâm con người.