Quyền lực tột cùng và thách thức tột cùng của ông Tập

Gregory Copley

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự cuộc gặp với người đồng cấp Nga tại Điện Kremlin ở Moscow, Nga, vào ngày 21/03/2023. (Ảnh: ALEXEY MAISHEV/SPUTNIK/AFP qua Getty Images)

Liệu chúng ta có đang chứng kiến sự khởi đầu của thế giới hậu Trung Quốc và hậu phương Tây? Trên thực tế, Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự như giai đoạn biến động cuối thời nhà Thanh.

Ông Tập Cận Bình đã tập trung được một lượng quyền lực lớn hơn Mao Trạch Đông, có thể đàn áp các đối thủ trong và ngoài nước mạnh mẽ hơn bất kỳ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào trong lịch sử. Tuy nhiên, khả năng duy trì quyền lực của ông – và của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – phải đối mặt với những thách thức to lớn và cấp bách mà Mao chưa từng biết đến.

Trớ trêu thay, những thách thức này tương tự với các yếu tố đã gây ra sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh của Trung Quốc vào năm 1911 – 12, chấm dứt hơn 2.100 năm cai trị của đế quốc Trung Quốc. Không phải các chính phủ cộng hòa sau đó không phải là đế quốc (cai trị các khu vực và nhận triều cống) mà là chúng không còn mang tính triều đại.

Những thách thức

Thứ nhất, sự cô lập của các nhà cai trị Mãn Châu của triều đình nhà Thanh tương tự với sự tách biệt ngày càng gia tăng của ĐCSTQ đối với xã hội Trung Quốc.

Thứ hai, công nghệ hiện đại, thường là của nước ngoài, từ thế kỷ 18 đã khiến quá trình đô thị hóa trở nên hấp dẫn đối với người dân nông thôn Trung Quốc và tạo ra cảm giác về khát vọng cá nhân. Đây là điều mà chính phủ không thể đáp ứng. Nó biến hy vọng thành sự tức giận và tạo ra cảm giác muốn được hưởng đặc quyền. Đó là thời điểm của sự gián đoạn và thay đổi lớn trong dân chúng. Điều này tương tự với tình hình ở Trung Quốc thế kỷ 21. Triều đình nhà Thanh, Mao và Tập đều cố gắng ngăn chặn những ảnh hưởng bên ngoài có vẻ như có thể gây ra tình trạng bất ổn.

Trung Quốc, vào năm 1918, chỉ có chưa đến 8% trong tổng số 395 triệu dân được đô thị hóa; Trung Quốc vào năm 2022 có 64,7% trong tổng số 1,3 tỷ dân được đô thị hóa. Trung Quốc trong lịch sử đã chứng kiến những sự biến động của dân số, một số được quản lý tốt hơn những cái khác. Nhưng tình trạng bất ổn đô thị không được kiểm soát – đặc biệt là từ những người lao động nhập cư ở các thành phố – là nhân tố chính trong giai đoạn cách mạng 1908 – 1912.

Ngày nay, ông Tập Cận Bình và ĐCSTQ có các công nghệ và công cụ kiểm soát dân chúng vô song, bao gồm cả các biện pháp kiểm soát dân số gián tiếp (chẳng hạn như các quy định “zero-COVID”). Tuy nhiên, quy mô của tình trạng bất ổn phổ biến đã bắt đầu cho thấy bằng chứng rằng nó đang áp đảo ngay cả những công nghệ đa phương diện vốn được thiết kế để xác định các phần tử chống ĐCSTQ và tước đoạt quyền tiếp cận thông tin liên lạc, tiền bạc, thực phẩm và nơi ở của họ.

Sinh viên tốt nghiệp đại học tham dự hội chợ việc làm ở Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, vào ngày 21/03/2021. (Ảnh: STR/AFP/Getty Images)

ĐCSTQ đặc biệt quan tâm đến tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong sinh viên tốt nghiệp đại học. Đây là nơi tập trung sự tức giận ở mức độ cao nhất. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị chính thức của thanh niên (từ 16 đến 24 tuổi) là 19,6% tính đến tháng 3, nhưng tỷ lệ thực tế được cho là cao hơn nhiều. Điều đáng chú ý đối với tình hình hiện nay là giấc mơ thịnh vượng dựa trên tấm bằng đại học giờ đã tan thành mây khói, làm gia tăng cảm giác bị xa lánh.

Đi cùng với điều này là các tổn thất trong các khoản tiết kiệm và các cơ hội mà người Trung Quốc ở độ tuổi trung niên trở lên cũng cảm thấy. Nó bắt nguồn từ sự sụp đổ của ngành công nghiệp nhà ở, vốn là nơi chủ yếu (thường là duy nhất) để cất giữ tiền tiết kiệm cho hưu trí.

Trên hết, sản lượng nông nghiệp trên thực tế đang giảm và thị trường toàn cầu cho các sản phẩm chế tạo do Trung Quốc sản xuất đang giảm với tốc độ không được thể hiện đầy đủ trong các số liệu thống kê chính thức. Vì vậy, cơ hội việc làm cho tất cả các tầng lớp xã hội đang biến mất. “Cú hích hậu COVID” được kỳ vọng – sự phục hồi kinh tế sau khi kết thúc các biện pháp phòng chống COVID – trong nửa đầu năm 2023 là một sự thất vọng đáng kể đối với công chúng cũng như ĐCSTQ.

Nỗ lực của ông Tập Cận Bình nhằm xây dựng các biện pháp kiểm soát dân chúng không thể theo kịp tình trạng bất ổn đang gia tăng, mặc dù ngân sách an ninh trong nước vượt quá ngân sách quân đội Trung Quốc dành cho “quốc phòng”. Những nỗ lực của ông Tập để thể hiện sự thành công trên trường quốc tế cũng rất đáng kể nhưng không bù đắp được các vấn đề trong nước.

Nói tóm lại, tất cả những điểm tích cực – bao gồm cả khả năng đồng nhân dân tệ có thể nổi lên với tư cách là đồng tiền giao dịch toàn cầu và khả năng Trung Quốc có thể mua năng lượng và lương thực từ Nga do lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow – chưa bù đắp được vấn đề của tình hình kinh tế trong nước, mặc dù chúng có thể đã làm chậm tốc độ suy yếu.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) đi cùng các thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi họ gặp gỡ giới truyền thông tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 23/10/2022. (Ảnh: Wang Zhao/AFP qua Getty Images)

Đánh lạc hướng?

Đã có lo ngại rằng ông Tập có thể, như một biện pháp đánh lạc hướng, cố gắng thực hiện lời hứa chấm dứt Nội chiến Trung Quốc và tiêu diệt Trung Hoa Dân Quốc (ROC, tên chính thức của Đài Loan): Làm đầy trái tim nếu không thể lấp đầy cái bụng.

Mối đe dọa từ các cường quốc bên ngoài đối với Trung Quốc, hoặc khả năng Mỹ cô lập Trung Quốc, thực sự hữu ích – trong chừng mực chúng thực sự tồn tại – trong việc tạo ra ý thức bản sắc thống nhất giữa người dân Trung Quốc đại lục. Nhưng ở giai đoạn này, việc “đánh bại” Mỹ và phương Tây có lẽ là xa vời với tâm trí của ông Tập, dù ông không thể nói ra điều ấy.

Ông ấy có nhiều mối quan tâm quan trọng hơn.

Nhưng mối đe dọa từ phương Tây đang biến mất vì sự suy tàn của chính phương Tây. Thế giới hậu Trung Quốc và hậu phương Tây sẽ như thế nào? Và khi nào chúng ta sẽ thấy nó? Có lẽ chúng ta đang bắt đầu chứng kiến giai đoạn đó.

Theo The Epoch Times

Bảo Nguyên biên dịch

Tác giả Gregory Copley là Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Washington. Sinh ra tại Úc, ông Copley cũng là một thành viên của Order of Australia, là một doanh nhân, nhà văn, cố vấn chính phủ, và biên tập viên cho các xuất bản về quốc phòng. Cuốn sách mới nhất của ông là The New Total War of the 21st Century and the Trigger of the Fear Pandemic (Cuộc chiến toàn diện mới của Thế kỷ 2

Related posts