Nhận 30 tỷ USD trợ cấp của chính phủ Trung Quốc, gã khổng lồ công nghệ Huawei lại gây xôn xao dư luận khi tìm cách trốn tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ, do thám châu Âu và vướng vào các rắc rối.
Vào ngày 22/8, Bloomberg đưa tin rằng Bắc Kinh đã chi 30 tỷ USD cho Huawei. Công ty này đang xây dựng một “mạng lưới bí mật” gồm các nhà máy sản xuất chip máy tính – được gọi là “fabs” – để trốn tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ. Huawei đã mua hai nhà máy ở Trung Quốc và đang xây dựng thêm ít nhất ba nhà máy nữa. Nó đang mở rộng từ thiết bị viễn thông và 5G đến hệ điều hành và xe điện, tất cả đều có thể sẽ được xuất khẩu, cùng với tất cả các rủi ro an ninh quốc gia có liên quan.
Một nhóm quốc tế gồm các nhà máy chip cạnh tranh – bao gồm từ Mỹ, Hàn Quốc, Hà Lan và Đài Loan – đã bàn tán về kế hoạch của Huawei. Gã khổng lồ công nghệ được cho là sử dụng nhiều công ty bình phong ở Trung Quốc để có được công nghệ bị cấm từ Mỹ và châu Âu.
Trong khi chính quyền Biden đã cấm xuất khẩu công nghệ chip 14 nanomet và nhỏ hơn tiên tiến nhất sang Trung Quốc, thì những con chip “cũ” kém mạnh mẽ hơn và thiết bị sản xuất của chúng, vốn sản xuất chip lớn hơn 14 nm, vẫn có thể được xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, không có chip, ổ cứng hoặc thiết bị nào khác có thể được xuất khẩu sang Huawei và các công ty bình phong được công nhận của nó, đó là lý do tại sao Huawei được cho là đang thiết lập các mặt trận mới.
Việc thực thi luật chống lại Huawei đang gặp khó khăn khi các công ty Mỹ tỏ ra đồng lõa. Vào tháng 4, chính quyền Mỹ đã phạt Seagate có trụ sở tại California 300 triệu USD vì cáo buộc vận chuyển 7,4 triệu ổ cứng cho Huawei bất chấp lệnh cấm. Với giá trị 1,1 tỷ USD của các ổ đĩa, khoản tiền phạt dường như là một đòn trừng phạt nhẹ nhàng.
Nỗ lực phát triển của Huawei
Huawei được hàng tỷ người trên thế giới sử dụng, và các kế hoạch mở rộng của công ty được tiến hành song song với kế hoạch mở rộng của Trung Quốc. Huawei đang tập trung vào thị trường nội địa Trung Quốc, bao gồm cả việc tái gia nhập thị trường điện thoại thông minh, được thể hiện qua việc mở rộng đơn đặt hàng chip từ các nhà sản xuất trong nước như SMIC của Trung Quốc, cũng như nỗ lực được chính quyền địa phương hỗ trợ nhằm thay thế các hệ điều hành di động của Mỹ, Android và iOS, bằng hệ điều hành của Huawei, HarmonyOS và EulerOS. Huawei cũng đang mở rộng quan hệ đối tác với các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc, BYD và Chery.
Huawei đang khai thác các thị trường thân thiện với Trung Quốc trên phạm vi quốc tế mà các học giả Bắc Kinh thích gọi là “Nam Bán cầu”, với sự dẫn dắt của các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Trong lúc đó, Bắc Kinh đang nỗ lực tận dụng khối quốc gia đang phát triển, biến nó trở thành thị trường để mở rộng đồng thời là đòn bẩy chống lại Mỹ và châu Âu.
Huawei đã đạt được những tiến bộ gần đây ở Brazil, Ấn Độ, Nam Phi và Liên Hợp Quốc. Họ sẽ lợi dụng tư cách thành viên BRICS mới của Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ảrập Xêút để tìm cách đưa thương hiệu của mình vươn xa hơn nữa.
Huawei đang hoạt động không tốt ở Nepal. Đơn đấu thầu gần đây của Huawei đã bị hủy trong tháng này vì lo ngại về tham nhũng và các hành vi độc quyền trong lĩnh vực viễn thông của đất nước. Tuy nhiên, ngoại lệ này chứng minh và chỉ ra phương tiện đưa Huawei tới thành công tại các quốc gia đang phát triển.
Huawei và châu Âu
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang cố gắng khơi dậy cảm giác bất bình ở các nước BRICS đối với Mỹ và châu Âu nhằm thúc đẩy chuyển giao quyền lãnh đạo toàn cầu cho Trung Quốc và tạo điều kiện cho Bắc Kinh giành lấy quyền lực. ĐCSTQ đang thực hiện chiến lược tương tự ở châu Âu, chỉ ra rằng các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ của Mỹ chẳng hạn đã áp dụng đối với các nước châu Âu làm ăn với Iran.
Huawei có thể đã sử dụng sự phẫn nộ đó một cách hiệu quả để mở rộng khả năng tiếp cận thị trường của mình trên lục địa châu Âu và đang thành công ở một mức độ nào đó với các thiết bị điện tử tiêu dùng cũng như các khoản trợ cấp hạn chế và ngây thơ của chính phủ châu Âu.
Nhưng nhìn chung, châu Âu không hưởng ứng việc lợi dụng sự phẫn nộ này. Những thành công trước đây của Huawei ở châu Âu sẽ suy giảm khi Brussels và thậm chí cả những quốc gia tương đối mềm mỏng với Trung Quốc như Hà Lan và Đức, đã trở nên gay gắt với Bắc Kinh sau cuộc xâm lược của Nga. Sự ủng hộ của ĐCSTQ đối với Moscow đang cảnh báo toàn bộ Tây Âu rằng họ cần tăng cường phòng thủ, dù là quân sự, kinh tế hay không gian mạng, chống lại những kẻ độc tài như ông Vladimir Putin và ông Tập Cận Bình.
Sự trở mặt của Đức với Huawei có thể tạo ra nhiều thiệt hại, chẳng hạn như lượng thiết bị trị giá hàng trăm triệu USD sẽ bị loại khỏi mạng 5G và mạng lưới đường sắt của nước này. Chính phủ Đức đã tuyên bố rằng nếu phát hiện thấy rủi ro an ninh, ngay cả trong phần cứng Huawei đã được cài đặt sẵn, vấn đề tiền bạc sẽ không cản trở việc loại bỏ nó.
Thụy Sĩ cũng có thể đang xem xét việc bảo vệ mạng 5G của đất nước khỏi thiết bị Huawei. Trong khi Huawei hứa với Đan Mạch sẽ không do thám đất nước này, các báo cáo lại cáo buộc Huawei thực hiện hành vi gián điệp để giành được lợi thế trong hợp đồng viễn thông trị giá 198 triệu USD ở nước này. Tại Thụy Sĩ, nơi Huawei cố gắng đưa ra lời hứa tương tự, các nghị sĩ đã để ý. Một nghị sĩ đề xuất Thụy Sĩ thiết lập mối quan hệ “hoàn toàn không tin cậy” mới với Huawei và các nhà cung cấp mạng nước ngoài khác.
Trung Quốc rất giỏi phá vỡ lời hứa, tiến hành gián điệp và lách trừng phạt
Tin tức về hoạt động gián điệp của Huawei, những lời hứa hão huyền và các tổ chức bình phong một lần nữa cho thấy các biện pháp trừng phạt có chủ đích đối với các cá nhân và công ty do ĐCSTQ kiểm soát ở Trung Quốc không có hiệu quả. ĐCSTQ rất giỏi trong việc phá vỡ những lời hứa, sử dụng hoạt động gián điệp và trốn tránh các biện pháp trừng phạt bằng cách sử dụng các công ty bình phong.
Điều mà các nền dân chủ thực sự cần để hướng Trung Quốc sang phương thức tồn tại hòa bình hơn là tăng dần thuế quan và trừng phạt đối với toàn bộ đất nước, bao gồm cả Hong kong và Ma Cao, tách nước này và những nước ủng hộ nó khỏi các thị trường sôi động hơn và hệ sinh thái đổi mới của các xã hội tự do và dân chủ.
Nếu Trung Quốc muốn sự đổi mới của các xã hội tự do, trước tiên nước này phải trở nên tự do và hòa bình.
Theo The Epoch Times
Bảo Nguyên biên dịch
Tác giả Anders Corr có bằng cử nhân / thạc sĩ Khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và bằng tiến sĩ Quản trị nhà nước tại Đại học Harvard (2008). Ông là chủ nhiệm của Corr Analytics Inc. – nhà xuất bản của The Journal of Political Risk (Tạp chí Rủi ro Chính trị). Ông Anders Corr đã thực hiện nhiều nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á; và là tác giả của cuốn sách The Concentration of Power: Institutionalization, Hierarchy, and Hegemony (Tập trung quyền lực: Thể chế hóa, Hệ thống cấp bậc, và Bá quyền) và cuốn sách Great Powers, Grand Strategies: the New Game in the South China Sea (Những quyền lực lớn, những chiến lược lớn: Trò chơi mới trên Biển Đông).